Chữ ký số xuất nhập cảnh là gì? Hướng dẫn thủ tục đăng ký
Chữ ký số xuất nhập cảnh là gì? Hướng dẫn thủ tục cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài và người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài.
Chữ ký số là công cụ điện tử quan trọng được sử dụng phổ biến trong các giao dịch điện tử giữa các doanh nghiệp với nhau và với cơ quan nhà nước và tổ chức khác. Vậy Chữ ký số, chữ ký số xuất nhập cảnh là gì? Thủ tục cấp thị thực điện tử như thế nào? Hãy cùng Viettelnet tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây.
I. Tổng quan về chữ ký số xuất nhập cảnh
1. Chữ ký số định nghĩa là gì?
Hiện nay, chữ ký số là Chữ ký điện tử, chứng thư số, token, chữ ký số. Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 nghị định 130/2018/NĐ-CP, chữ ký số được giải thích là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi thông điệp dữ liệu bằng việc sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng.
Theo đó, người có được các thông điệp dữ liệu ban đầu và khoá công khai của người ký sẽ có thể xác định được các vấn đề sau:
- Việc biến đổi thông điệp dữ liệu được tạo ra bằng việc dùng mã khóa tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
- Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi đó.
Nói một cách dễ hiểu, chữ ký số là công cụ để người ký thực hiện việc ký xác nhận trên các giao dịch điện tử mà không thể sử dụng chữ ký tay. Cụ thể bao gồm: Kê khai nộp thuế trực tuyến, giao dịch ngân hàng, chứng khoán điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, thực hiện các dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công quốc gia,…
2. Chứng thư số xuất nhập cảnh là gì?
Thực chất, chứng thư số là một phần thuộc trong một chữ ký số cụ thể. Theo đó, chữ ký số bao gồm 02 phần chính là:
– Phần cứng, có thiết kế như một chiếc USB, có thể kết nối với máy tính và các thiết bị điện tử khác thông qua cổng USB.
– Chứng thư số là các thông điệp dữ liệu được mã hoá, xác thực thông tin bởi đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thư số. Nội dung của chứng thư số bao gồm các thông tin chính như sau:
- Tên đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số, chứng thư số;
- Thông tin của doanh nghiệp mua và sử dụng dịch vụ chứng thư số;
- Số seri của chứng thư số;
- Hiệu lực của chứng thư số;
- Các thông tin về khóa công khai của doanh nghiệp, cảnh báo về phạm vi sử dụng và trường hợp hạn chế trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung ứng dịch vụ chứng thực chữ ký số;
- Thuật toán mật mã;
- Các thông tin liên quan khác theo quy định pháp luật.
3. Chứng thực chữ ký số xuất nhập cảnh là gì?
Chứng thực chữ ký số là loại hình dịch vụ chứng thực do chính tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số cung cấp để xác thực việc thuê bao sử dụng chữ ký số có đúng là bên đã ký số trên thông điệp dữ liệu điện tử hay không. Cụ thể, chứng thực chữ ký số bao gồm các dịch vụ như sau:
- Tạo hoặc hỗ trợ tạo cặp khóa công khai, bí mật cho thuê bao;
- Cung cấp, gia hạn, phục hồi, tạm dừng hay thu hồi chứng thư số;
- Duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu điện tử về chứng thư số;
- Cung cấp các thông tin cần thiết để chứng thực chữ ký số của thuê bao đã thực hiện ký số.
II. Dịch vụ Chữ ký số xuất nhập cảnh là gì?
1. Tìm hiểu về công cụ chữ ký số xuất nhập cảnh
Chữ ký số là công cụ để xác định tính chứng thực chủ thể của các văn bản điện tử như dữ liệu thông tin, báo cáo, hình ảnh, bản fax,… Chữ ký số được sử dụng phổ biến trong việc kê khai thuế, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp, báo cáo tài chính.
Đặc biệt, trong lĩnh vực xuất nhập cảnh hay xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức cũng phải áp dụng chữ ký số khi làm thủ tục Xuất nhập cảnh hay Hải quan điện tử.
Cụ thể, từ ngày 1/11/2013, các doanh nghiệp, tổ chức đều phải sử dụng chữ ký số trong thực hiện thủ tục Hải quan. Người khai Hải quan phải tiến hành đăng ký với Chi cục Hải quan địa phương hay cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục Hải quan điện tử theo quyết định 2341/QĐ-BTC(18/9/2013), điều 4 Nghị định 87/2012/NĐ- CP(23/10/2012) và điều 5 thông tư 196/2012/TT-BTC (25/11/2012).
2. Lợi ích của việc sử dụng chữ ký số xuất nhập cảnh trong thủ tục hải quan
- Được ưu tiên so với đăng ký hồ sơ bằng giấy;
- Có thể nhận thông tin phản hồi từ chi cục Hải quan nơi trực tiếp đăng ký tờ khai cũng như các thông tin liên quan về quá trình xử lý hồ sơ Hải quan điện tử từ Hệ thống;
- Được sử dụng lưu trữ chứng từ in ra từ Hệ thống khai hải quan điện tử;
- Có thể kiểm tra tiến trình khai báo thủ tục xuất nhập khẩu của lô hàng qua hệ thống ở bất kỳ đâu chỉ với thiết bị có kết nối mạng Internet.
Lưu ý: Trước khi sử dụng chữ ký số, người khai hải quan cần phải thực hiện đăng ký chữ ký số với cơ quan hải quan thông qua Cổng thông tin điện tử Hải quan.
Đăng Ký Mới chỉ có Chữ Ký Số Viettel-CA các gói: 1 năm, 2 năm, 3 năm như sau:
Gói Cước | 1 Năm | 2 Năm | 3 Năm |
Giá Xuất Hóa Đơn (bao gồm VAT) |
1.826.000 | 2.741.000 | 3.109.000 |
Giá Khuyến Mãi | 1.390.000 | 1.750.000 | 1.890.000 |
Đăng Ký Mới COMBO SIÊU CẠNH TRANH dành cho doanh nghiệp mới thành lập gồm Chữ Ký Số Viettel-CA + hóa đơn điện tử + hợp đồng điện tử:
Gói Cước | 2 Năm | 3 Năm |
Giá Xuất Hóa Đơn (bao gồm VAT) |
1.390.000 | 1.500.000 |
COMBO MIỄN PHÍ BAO GỒM:
+ Gói 100 hợp đồng điện tử
+ Gói 500 hóa đơn điện tử Viettel
TỔNG ĐÀI LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ VIETTEL-CA: 0963.14.5353 (Zalo) hoặc 0866.222.900 – 0902.889.777 (Mr.Cường)
Email: cuongnd16@viettel.com.vn & dinhcuong.dlu@gmail.com
Tổng đài hỗ trợ kỹ thuật chữ ký số Viettel toàn Quốc: 1800.8000
III. Hướng dẫn thủ tục cấp thị thực điện tử theo cơ quan, tổ chức
1. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Cơ quan, tổ chức tại Việt Nam truy cập vào Trang thông tin cấp thị thực điện tử thuộc Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh, sử dụng tài khoản điện tử được cấp để đăng nhập vào mục khai và tiến hành gửi hồ sơ đề nghị cấp thị thực điện tử.
– Bước 2: Nhập thông tin người nước ngoài, tải ảnh chân dung và trang nhân thân hộ chiếu. Sau khi hoàn tất, cơ quan, tổ chức sẽ được hệ thống cấp mã hồ sơ điện tử.
– Bước 3: Sử dụng chữ ký điện tử để xác nhận các thông tin đề nghị.
– Bước 4: Tiến hành nộp phí cấp thị thực vào tài khoản quy định tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử.
– Bước 5: Nhận kết quả
- Cơ quan, tổ chức dùng mã hồ sơ điện tử để kiểm tra kết quả giải quyết tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử. Trường hợp được cấp thị thực điện tử thì thông báo lại mã hồ sơ điện tử cho người nước ngoài để dùng mã hồ sơ điện tử in thị thực điện tử.
- Thời gian: 24 giờ/7 ngày.
2. Cách thức và các thành phần thực hiện
- Cách thức thực hiện: Thực hiện trên Trang thông tin cấp thị thực điện tử.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: Thực hiện khai báo các thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử theo Mẫu số NA1a ban hành kèm Thông tư số 57/2020/TT-BCA ngày 10/6/2020 của Bộ Công an được đăng tải lên Trang thông tin cấp thị thực điện tử.
- Thời gian giải quyết: Không quá thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử cũng như phí cấp thị thực.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài là công dân các nước thuộc danh sách được thí điểm cấp thị thực điện tử.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Quản lý xuất nhập cảnh và Bộ Công an.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thị thực điện tử.
- Lệ phí (nếu có): 25 USD/thị thực điện tử.
- Tên mẫu đơn, tờ khai (nếu có): Thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử Việt Nam (Mẫu NA1a ban hành kèm Thông tư số 57/2020/TT-BCA ngày 10/6/2020 có sửa đổi và bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 của Bộ Công an quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc xuất, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam).
3. Những yêu cầu và điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)
- Cơ quan, tổ chức tại Việt Nam phải có tài khoản điện tử theo quy định tại khoản 2 Điều 16b Văn bản hợp nhất số 27/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Nhập, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và phải có chữ ký điện tử theo đúng quy định của Luật giao dịch điện tử.
- Người nước ngoài phải có hộ chiếu và không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh theo quy định tại Điều 21 Luật Nhập, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
4. Các căn cứ pháp lý thực hiện
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật 47/2014/QH13 Số: 47/2014/QH13);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật 51/2019/QH14 Số: 51/2019/QH14);
- Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
- Thông tư số 04/2015/TT-BCA của Bộ Công an quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc xuất, nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
- Thông tư số 57/2020/TT-BCA sửa đổi và bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2015/TT-BCA của Bộ Công an quy định về mẫu giấy tờ liên quan đến việc xuất, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Thông tư số 25/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.
Hy vọng bài viết trên đây của viettelnet.vn sẽ giúp ích cho bạn đọc và giải đáp các thắc mắc về chữ ký số nhập cảnh. Mọi thắc mắc liên quan về dịch vụ chữ ký số, bạn có thể liên hệ hotline 0866.222.900 – 0963.14.53.53 để được tư vấn và hỗ trợ tận tâm.