Chữ ký số Ban Cơ yếu Chính phủ là gì? Quy trình cấp chứng thư số chuyên dùng cho CP

Thẩm quyền và dịch vụ của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số Ban Cơ yếu Chính phủ. Quy trình cấp chứng thư số chuyên dùng cho CP.

Chữ ký số Ban Cơ yếu Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc giao dịch và quản lý chứng từ điện tử trong các cơ quan Đảng và Nước.

Vậy chữ ký Ban cơ yếu Chính phủ là gì? Đơn vị nào được phép cấp và giải quyết các vấn đề liên quan tới chứng thư số chuyên dùng Chính phủ? Thủ tục cấp chứng thư số bao gồm những gì và quy trình như thế nào? Tất cả sẽ được Viettelnet giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.

Chữ ký số Ban Cơ yếu Chính phủ là gì? Quy trình cấp chứng thư số chuyên dùng cho CP

1. Chữ ký số Ban cơ yếu chính phủ là gì?

Chữ ký số là một thiết bị đã được mã hóa tất cả dữ liệu, thông tin của cá nhân/doanh nghiệp dùng để thay thế cho chữ ký truyền thống. Tương tự, chữ ký số Ban cơ yếu chính phủ là thiết bị được mã hóa tất cả dữ liệu, thông tin liên quan tới các cơ quan Đảng, Nhà nước.

Khác với chữ ký số cá nhân / doanh nghiệp sẽ đăng ký tại các đơn vị được cấp phép, việc đăng ký chữ ký số Ban cơ yếu Chính phủ phải tiến hành tại Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ (Quy định tại Điều 57 Nghị định 130/2018/NĐ-CP).

2. Nhiệm vụ và nghĩa vụ của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số Ban Cơ yếu Chính phủ

Chữ ký số Ban Cơ yếu Chính phủ là gì? Quy trình cấp chứng thư số chuyên dùng cho CP
Đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số Chính phủ là các tổ chức trực thuộc Ban cơ yếu Chính phủ

Tổ chức được cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số Chính phủ là tổ chức trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ. Các tổ chức này chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số Ban Cơ yếu Chính phủ cho các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Điều 55 Nghị định 130/2018NĐ-CP quy định nhiệm vụ và nghĩa vụ của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số Ban Cơ yếu Chính phủ như sau:

  • Thực hiện chức năng quản lý và vận hành hệ thống kỹ thuật chứng thực chữ ký số để cung cấp dịch vụ cho cơ quan Đảng và Nhà nước.
  • Tự cấp chứng thư số cho chính bản thân tổ chức.
  • Tổ chức hướng dẫn quy trình nghiệp vụ về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
  • Định kỳ hàng năm phải tổ chức hướng dẫn báo cáo và tổng kết công tác quản lý, triển khai sử dụng chứng thư số và chứng thực chữ ký số cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong cơ quan Đảng và Nhà nước.
  • Được Nhà nước bố trí, đảm bảo về mặt kinh phí, nhân sự và trụ sở làm việc để phục vụ cho công tác triển khai cung cấp chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo nhu cầu thực tế của cơ quan Đảng và Nhà nước

3. Các dịch vụ của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số Ban Cơ yếu Chính phủ

Các dịch vụ mà Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp bao gồm:

  • Cấp chứng thư số
  • Gia hạn chứng thư số
  • Thu hồi chứng thư số
  • Cấp dấu thời gian
  • Kiểm tra chứng thư số trực tuyến
  • Tạo và phân phối các cặp khóa
  • Khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật
  • Thay đổi nội dung thông tin cửa chứng thư số

4. Hiệu lực của chứng thư số

Chữ ký số Ban Cơ yếu Chính phủ là gì? Quy trình cấp chứng thư số chuyên dùng cho CP
Hiệu lực của chữ ký số chuyên dùng Chính phủ là 20 năm

Liên quan tới hiệu lực của chứng thư số, Điều 59 Nghị định 130/2018NĐ-CP quy định hiệu lực của chứng thư số do các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ là 20 năm. Đối với chứng thư số gia hạn, thời gian được gia hạn tối đa là 3 năm.

XEM THÊM >> CHỮ KÝ SỐ PCCC

5. Quy trình cấp chứng thư số chuyên dùng cho chính phủ

Quy trình cấp chứng thư số chuyên dùng cho chính phủ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Gửi giấy đề nghị cấp chứng thư số

– Chứng thư số cho cá nhân: Nếu người đề nghị cấp chứng thư số là cá nhân thì cần phải chuẩn bị văn bản đề nghị cấp chứng thư số theo quy định tại Khoản 1, Điều 61 Nghị định 130 và gửi đến Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số Chính phủ.

– Chứng thư số cho người có chức danh nhà nước và người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu: Những người thuộc nhóm này cần chuẩn bị văn bản đề nghị cấp chứng thư số có xác nhận của cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp (Quy định tại Khoản 2, Điều 61 của Nghị định 130) và gửi đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số Chính phủ.

– Chứng thư số cho cơ quan, tổ chức: Thủ tục cần chuẩn bị bao gồm văn bản đề nghị cấp chứng thư số có xác nhận của người có thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức theo quy định (Quy định tại Khoản 3, Điều 61 của Nghị định 130). 

– Chứng thư số cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm: Hồ sơ cần chuẩn bị gồm văn bản đề nghị cấp chứng thư số có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp và gửi hồ sơ đến Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số Chính phủ.

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm duyệt hồ sơ chứng thực chữ ký số

Nếu hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số Chính phủ sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tổ chức tạo cặp khóa, tạo chứng thư số và đảm bảo thiết bị lưu khóa bí mật cho thuê bao.

Bước 3: Bàn giao thiết bị lưu khóa bí mật cho thuê bao và cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm quản lý thuê bao

Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (CKS) chuyên dùng Chính phủ có trách nhiệm bàn giao thiết bị lưu khóa bí mật cho cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp thuê bao. Sau khi đã tiếp nhận thiết bị lưu khóa bí mật, các cơ quan, tổ chức này sẽ bàn giao lại cho thuê bao khi chứng thư số đề có hiệu lực.

Bước 4: Công bố chứng thư số của thuê bao trên các trang thông tin điện tử

Kể từ khi nhận được đề nghị của chứng thư số, trong thời hạn 1 ngày làm việc thì tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ có trách nhiệm phải công bố chứng thư số của thuê bao trên trang thông tin điện tử. Khi đó, chứng thư số của thuê bao sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm được công bố.

6. Liên hệ Viettelnet ngay để được tư vấn phần mềm chữ ký số mới nhất

Chữ ký số Ban Cơ yếu Chính phủ là gì? Quy trình cấp chứng thư số chuyên dùng cho CP
Dịch vụ chữ ký số Viettel-CA được Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp phép và đảm bảo giá trị pháp lý

Đăng Ký Mới chỉ có Chữ Ký Số Viettel-CA các gói: 1 năm, 2 năm, 3 năm như sau:

Gói Cước 1 Năm 2 Năm 3 Năm
Giá Xuất Hóa Đơn
(bao gồm VAT)
1.826.000 2.741.000 3.109.000
Giá Khuyến Mãi 1.390.000 1.750.000 2.200.000

Đăng Ký Mới COMBO SIÊU CẠNH TRANH dành cho doanh nghiệp mới thành lập gồm Chữ Ký Số Viettel-CA + hóa đơn điện tử + hợp đồng điện tử

Gói Cước 2 Năm 3 Năm
Giá Xuất Hóa Đơn
(bao gồm VAT)
1.390.000 1.500.000

COMBO MIỄN PHÍ BAO GỒM:

+ Gói 100 hợp đồng điện tử

+ Gói 500 hóa đơn điện tử Viettel

TỔNG ĐÀI LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ VIETTEL-CA: 0963.14.5353 (Zalo) hoặc 0866.222.900 – 0902.889.777 (Mr.Cường)

Email: cuongnd16@viettel.com.vn & dinhcuong.dlu@gmail.com

Tổng đài hỗ trợ kỹ thuật chữ ký số Viettel toàn Quốc: 1800.8000

Nếu bạn đang có nhu cầu đăng ký chữ ký số cho các cơ quan Đảng, Nhà nước hay cho doanh nghiệp thì có thể tham khảo dịch vụ chữ ký số Viettel-CA tại Viettel. Dịch vụ chứng thực Chữ ký số Viettel-CA (USB Token Viettel) được Bộ Thông Tin và Truyền Thông đảm bảo giá trị pháp lý và có độ bảo mật an toàn cao nên khách hàng toàn có thể yên tâm khi đăng ký sử dụng dịch vụ tại đây. 

Bên cạnh đó, Viettelnet luôn không ngừng cố gắng để cải thiện chất lượng dịch vụ cũng như mang đến chính sách giá tốt nhất trên thị trường hiện nay cho quý khách hàng. 

Nếu cần tư vấn thêm về dịch vụ chữ ký số Viettel-CA tại Viettelnet, quý khách vui lòng gọi tới số hotline 0866.222.900 hoặc liên hệ với Mr. Cường – chuyên viên kỹ thuật qua địa chỉ email: cuongnd16@viettel.com.vn để được hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng, tận tình nhất.