6 bước để có kế hoạch sẵn sàng sử dụng Cloud Storage
Hiện nay, nhiều tổ chức chuyển sang sử dụng Cloud Storage như địa chỉ lưu trữ hiệu quả, ít tốn kém cho dữ liệu chưa sử dụng hoặc dữ liệu lưu trữ.
Trong thời đại công nghệ như hiện nay, khối lượng lưu trữ dữ liệu ngày càng tăng lên theo cấp số nhân và không có dấu hiệu dừng lại.
Lúc này, việc quản lý nhu cầu lưu trữ tăng vọt trong khi nguồn lực hạn chế sẽ gây ra nhiều thách thức đối với nhiều doanh nghiệp. Theo đó, để giảm bớt gánh nặng, nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng công nghệ Cloud.
Vậy cần thực hiện những bước gì để có kế hoạch sẵn sàng cho việc sử dụng Cloud Storage? Hãy cùng Viettelnet tìm hiểu thông qua bài viết ngay dưới đây.
MỤC LỤC
1. Đánh giá độc lập nhu cầu lưu trữ và nhu cầu đám mây
Cách tiếp cận và quản lý lưu trữ đã không còn đủ để đáp ứng nhu cầu cần thiết. Theo đó, khi có nhiều dữ liệu, ứng dụng quan trọng cần đưa lên Cloud, công ty sẽ áp dụng những chiến lược dài hạn nhằm kiểm soát lưu trữ đám mây trong bối cảnh mục tiêu kinh doanh mở rộng hơn.
Việc lưu trữ và dữ liệu là 2 vấn đề luôn phải đi cùng với nhau. Bên cạnh việc đề ra chiến lược lưu trữ thì sự am hiểu về dữ liệu được lưu trữ cũng quan trọng, nhất là các công ty đang dần chuyển sang phân tích big data ngày một nhiều hơn.
Khi chiến lược sơ cấp được đặt ra, có thể đánh giá được nhu cầu lưu trữ trên hệ thống đám mây. Theo đó, các công ty xây dựng các quyết định lưu trữ đám mây dựa trên mô hình cây, xác định được phương thức đặt storage tối ưu trong đám mây (tại chỗ hay kết hợp cả 2).
2. Chú ý vấn đề an ninh
Doanh nghiệp cần xem xét về bảo mật lưu trữ dưới các góc độ: Bảo đảm kinh doanh thông suốt và khắc phục sau thảm họa. Đồng thời, mức độ quan trọng của các tệp dữ liệu sẽ có sự khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp nên xác định dữ liệu quan trọng nhất và xử lý dữ liệu đó một cách phù hợp.
Chất lượng của dịch vụ lưu trữ đám mây được đo lường dựa trên mức độ bảo mật dữ liệu mà dịch vụ đó cung cấp. Doanh nghiệp cần biết chính xác các bước bảo vệ dữ liệu mà nhà cung cấp đang thực hiện và đảm bảo tuân thủ theo.
Doanh nghiệp cũng cần nắm rõ những ai có quyền truy cập vào dữ liệu, ai giữ khóa mã hóa và mức độ bảo mật của ứng dụng. Trách nhiệm bảo mật thuộc về doanh nghiệp, chứ không phải từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
Việc bảo đảm an ninh là quan trọng nhưng việc khóa bảo mật nhiều hoặc không đúng chỗ gây cản trở hiệu suất và tác động tiêu cực đến trải nghiệm người dùng. Chính vì vậy, nhà cung cấp dịch vụ cũng như doanh nghiệp cần cân bằng giữa việc bảo mật và trải nghiệm sử dụng.
3. Tích hợp và quản lý lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp
Không có nhiều tổ chức chuyển sang mô hình Cloud Storage toàn phần, họ phải tích hợp bộ nhớ từ hệ thống tại chỗ với hệ thống mới hơn trên nền tảng Cloud.
Giải pháp mạng lưu trữ (SAN) và lưu trữ cục bộ (NAS) thường sử dụng dung lượng lưu trữ theo khối và tệp. Trong khi đó, lưu trữ đám mây lại sử dụng mô hình hướng đối tượng. Do đó, việc chuyển dữ liệu giữa các nền tảng này tiềm ẩn nguy cơ mất dữ liệu và đòi hỏi phần mềm cần tích hợp cả hai hệ thống.
Đối với thành phần Cloud-to-Cloud, các doanh nghiệp có kinh nghiệm với phát triển hệ thống đám mây sẽ xử lý tốt hơn dựa trên dữ liệu được lưu trữ trên nhiều đám mây với nhiều điểm truy cập.
Dịch vụ lưu trữ đám mây thường được dựa trên mô hình hướng đối tượng (trừ trường hợp 2 đám mây đang sử dụng cùng một kiểu kiến trúc metadata) nên việc di chuyển dữ liệu sẽ không phải là một chuyển đổi đơn giản bởi thao tác này yêu cầu xuất và nhập. Việc chuyển dữ liệu từ đám mây này sang đám mây khác tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Đối với người dùng cuối, Cloud Storage vận hành lý tưởng như 1 storage cục bộ và dữ liệu di chuyển liên tục từ đám mây này sang đám mây khác.
Nếu người chịu trách nhiệm liên tục vá hệ thống hay chỉnh sửa các ứng dụng, việc này sẽ dẫn đến việc sử dụng tài nguyên không hiệu quả, tăng thời gian downtime và gây ra các rủi ro bảo mật mới.
4. Chú trọng đến hiệu suất: tốc độ, độ trễ và tính khả dụng
Trên hệ thống đám mây, dữ liệu cần được lưu trữ để làm sao đáp ứng được tốc độ cũng như giảm thiểu độ trễ khi được truy cập. Việc tích hợp và quản lý cũng có tác động trực tiếp đến hiệu suất.
Đối với người dùng cuối, việc truy cập vào dữ liệu phải được liền mạch, thông suốt từ bất kỳ ứng dụng nào hay trên bất kỳ nền tảng nào.
Độ sẵn sàng và khả năng phục hồi cũng là yếu tố cần cân nhắc khi sử dụng Cloud Storage. Đây đều là những lợi thế của dịch vụ lưu trữ này.
Đối với một số dữ liệu, một vài giờ downtime (hệ thống không khả dụng) có thể gây ra tác động rất nhỏ. Với các dữ liệu khác, thậm chí chỉ với vài giây downtime cũng có thể gây ra chi phí thiệt hại rất lớn.
Do vậy, việc ý thức được sự khác biệt là vô cùng quan trọng để đảm bảo đưa ra được các biện pháp cần thiết để tránh downtime có hại.
5. Cắt giảm chi phí
Trong khi cloud có thể giúp cắt giảm chi phí thiết bị và các chi phí vốn thì đồng thời có thể làm tăng các chi phí khác, từ đó gia tăng chi phí tổng thể. Chính vì thế, nhiều nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây đã phải hạ mức chi phí dịch vụ xuống để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Doanh nghiệp nên dành thời gian để kiểm tra lại mức dung lượng lưu trữ đang sử dụng. Qua đó, doanh nghiệp có thể đánh giá liệu gói dung lượng có đáp ứng được (hay vượt quá) nhu cầu hay không và lựa chọn lại một hợp đồng phù hợp hơn.
Ngoài ra, khi đo lường mức chi phí, các doanh nghiệp nên tính đến vấn đề băng thông và chuyển động dữ liệu. Vì mức giá lưu trữ dữ liệu có thể thấp, nhưng ngay khi dữ liệu bắt đầu thay đổi, chi phí này có thể tăng lên theo.
6. Không bỏ qua khả năng mở rộng
Mặc dù khả năng mở rộng được xem là tính năng cơ bản của đám mây, ta cũng không nên bỏ qua vấn đề này. Bởi lẽ, đây là một trong những động lực chính để người dùng chuyển sang sử dụng cloud.
Mô hình lưu trữ hướng đối tượng được nền tảng đám mây hỗ trợ khả năng mở rộng. Tuy nhiên, các hệ thống đó cũng phải tích hợp thêm với một mô hình triển khai tại chỗ khác. Chính vì thế, các biện pháp đo lường khả năng mở rộng sẽ đóng góp đáng kể trong việc tích hợp các tính năng với nhau.
Mỗi tổ chức sẽ có nhu cầu về khả năng mở rộng là khác nhau và khả năng thích ứng với nhu cầu khách hàng của nhà cung cấp cũng là điểm mấu chốt.
Nếu công ty có nhu cầu lưu trữ ổn định, lúc này, khả năng tăng hoặc giảm dung lượng theo yêu cầu có thể sẽ không phải là tiêu chí chính để khách hàng chọn ra nhà cung cấp dịch vụ đám mây phù hợp. Thậm chí, nó còn có thể làm tăng sức hấp dẫn của triển khai đám mây riêng.
Như vậy, bài viết trên đây của Viettelnet đã trình bày chi tiết về 6 bước để có kế hoạch sẵn sàng cho việc sử dụng Cloud Storage.
Có thể thấy, việc có chiến lược lưu trữ đám mây phù hợp là cần thiết. Đối với nhiều doanh nghiệp, việc tìm nhà cung cấp dịch vụ thích hợp sẽ giúp bạn có đối tác đồng hành tin cậy trong suốt quá trình kinh doanh.