Top 8 cách có thể tối ưu hệ thống máy chủ Cloud Server

Hoàng Hải Yến 17:12 - 12/12/2023

Top 8 cách có thể tối ưu hệ thống máy chủ Cloud Server là: chọn nhà cung cấp phù hợp, tối ưu hóa cấu hình máy chủ, sử dụng công cụ tự động hóa…

Tối ưu hệ thống máy chủ Cloud Server là yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu suất và sự tin cậy trong việc lưu trữ, xử lý dữ liệu trên đám mây. Với sự tăng trưởng nhanh chóng của công nghệ và dữ liệu, việc tối ưu hóa máy chủ Cloud Server đang trở thành một ưu tiên hàng đầu cho các doanh nghiệp. 

Trong bài viết sau đây, Viettelnet sẽ chia sẻ đến bạn 8 cách có thể giúp tối ưu hệ thống máy chủ Cloud Server.

Làm thế nào để tối ưu hệ thống máy chủ Cloud Server?

I. Cloud Server là gì?

Cloud server là một dạng máy chủ ảo được cung cấp và quản lý bởi một nhà cung cấp dịch vụ đám mây (cloud service provider). Thay vì tồn tại trong một máy chủ vật lý cụ thể, cloud server tồn tại và hoạt động trên một hạ tầng đám mây (Cloud Computing).

Cloud Server được nâng cấp một cách tối ưu hóa, giữ cho dữ liệu của máy chủ an toàn và không bị ảnh hưởng. Được xây dựng từ phần mềm ảo hóa và phân chia máy chủ vật lý, Cloud Server tận dụng nhiều máy chủ ảo để xử lý, lưu trữ thông tin từ xa thông qua giao diện trực tuyến. Rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ đám mây để tối ưu chi phí, giúp hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả hơn.

Xem thêm: Dịch vụ máy chủ Cloud Server VPS lưu trữ phần mềm kế toán

Cloud server cho phép thuê tài nguyên và dịch vụ lưu trữ, vận hành ứng dụng trên internet một cách hiệu quả

Triển khai đám mây giúp thu hút đông đảo khách truy cập website, nâng cao hiệu quả chiến dịch bán hàng, mở rộng hoạt động kinh doanh và thúc đẩy hiện đại hóa qua công nghệ. 

Đồng thời, sử dụng ứng dụng đám mây cũng tạo nên “kỷ nguyên” làm việc hiện đại hóa trong doanh nghiệp, tạo tiền đề cho sự phát triển và tiến bộ trong tương lai.

II. Chọn nhà cung cấp dịch vụ Cloud server phù hợp

Trước khi lựa chọn nhà cung cấp Cloud Server, bạn cần xem xét các tính năng, giá cả và hiệu suất mà từng nhà cung cấp mang lại. Từ đó, lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với yêu cầu và ngân sách của mình để đảm bảo hiệu quả hoạt động.

Cloud Server là một trong những lựa chọn lưu trữ phổ biến nhất trên đám mây và Viettel là nhà cung cấp tiên phong tại Việt Nam với dịch vụ này. Cloud Server được đánh giá rất dễ sử dụng và cung cấp bộ nhớ gần như không giới hạn, giúp bạn có thể linh hoạt lưu trữ, quản lý dữ liệu. 

Ngoài ra, Cloud Server còn hỗ trợ tích hợp dễ dàng với nhiều dịch vụ đám mây khác và các nhà cung cấp thứ ba, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp để tận dụng các lợi ích của việc sử dụng đám mây.

III. Tối ưu hóa kiến trúc ứng dụng của bạn

Đảm bảo các ứng dụng được thiết kế hiệu quả để chạy trên Cloud Server là yếu tố quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất hệ thống. Bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến, bạn có thể tăng cường hiệu suất, giảm tải cho hệ thống và tối đa hóa lợi ích mà Cloud Server mang lại.

Có nhiều tùy chọn giao dịch trên điện toán đám mây như On Demand (theo yêu cầu), Scheduled (theo lịch trình), Reserved Instances, Savings Plan và Spot. Tùy chọn giao dịch nào còn tùy thuộc vào nhu cầu và mô hình hoạt động của tổ chức. 

Tùy chọn giao dịch On Demand , Scheduled , Reserved Instances, Savings Plan hay Spot sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của bạn

Nếu bạn đang tìm cách giảm chi tiêu đám mây và ổn định lâu dài, bạn nên xem xét các gói như Savings Plan và Reserved Instances. Những gói này phù hợp với các công việc có khối lượng lớn và ổn định, đồng thời cung cấp chiết khấu lên tới 70% so với giá on-demand, giúp bạn tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

IV. Tối ưu hóa cấu hình máy chủ

Để tối ưu hóa hiệu suất và giảm chi phí, bạn nên điều chỉnh cấu hình máy chủ bằng cách thực hiện việc cấu hình chế độ hibernation hoặc tắt các dịch vụ không cần thiết. B

ằng cách cấu hình server phù hợp với nhu cầu sử dụng và loại bỏ các tài nguyên không cần thiết, bạn có thể giảm chi phí về dung lượng lưu trữ, phí sử dụng tài nguyên, đồng thời nâng cao hiệu suất làm việc của hệ thống.

V. Sử dụng công cụ tự động hóa

Tự động hóa quy trình triển khai, cấu hình và vận hành trên Cloud Server sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót. Bằng cách sử dụng tính năng Auto Scaling, hệ thống sẽ tự động thay đổi số lượng máy chủ theo tải hệ thống tăng, giảm. Điều này giúp đảm bảo hiệu suất và khả năng đáp ứng linh hoạt, cũng như giảm thiểu chi phí bằng cách chỉ sử dụng tài nguyên cần thiết.

Một trong những nguyên tắc vận hành đám mây hiệu quả là tận dụng IaC (Infrastructure as Code) để tự động hóa việc cung cấp cơ sở hạ tầng. Thay vì thực hiện các tác vụ thủ công và có thể gặp sai sót, IaC cho phép tự động hóa quy trình, đảm bảo sự nhất quán và đáng tin cậy.

VI. Giám sát và quản lý tài nguyên

Để đảm bảo hiệu quả sử dụng tài nguyên cũng như giảm tải cho hệ thống, bạn cần thường xuyên theo dõi việc sử dụng tài nguyên và áp dụng các giải pháp tối ưu. Bạn có thể tránh lãng phí tài nguyên bằng cách đảm bảo tài nguyên được sử dụng hiệu quả và chỉ sử dụng những tài nguyên cần thiết.

Giám sát và quản lý tài nguyên giúp hệ thống hoạt động hiệu quả và tối ưu chi phí trong môi trường công nghệ thông tin

Việc lựa chọn phiên bản phù hợp của Cloud Server là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp, đòi hỏi sự hiểu biết và kinh nghiệm chuyên môn. Nếu không chọn kích thước phiên bản chính xác, có thể dẫn đến sử dụng các phiên bản không phù hợp với nhu cầu, thậm chí lãng phí tài nguyên. 

Để tránh những vấn đề này, bạn cần thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh việc sử dụng tài nguyên để đảm bảo hệ thống luôn hoạt động hiệu quả và tiết kiệm.

VII. Giảm số lượng lưu trữ không sử dụng, dùng mã nguồn mở

Bạn có thể giảm chi phí lưu trữ bằng cách xóa các tập tin và ứng dụng không còn sử dụng trên Cloud Server. Điều này giúp giải phóng không gian lưu trữ và tiết kiệm tài nguyên cho các công việc cần thiết.

Nhằm tối ưu hóa việc quản lý dữ liệu, người dùng có thể sử dụng tính năng snapshot của nhà cung cấp đám mây để sao lưu các ổ đĩa EBS. Tuy nhiên, cần chú ý giám sát và quản lý lưu trữ các snapshot này để tránh tăng chi phí lưu trữ không cần thiết trên S3.

VIII. Giải pháp mã nguồn mở tiết kiệm chi phí phần mềm, bảo trì

Để đảm bảo hiệu suất hệ thống, bạn nên sử dụng các công cụ giám sát để theo dõi và phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra. Nhờ đó, giảm thiểu thời gian, chi phí khắc phục sự cố, đồng thời tăng tính ổn định và đáng tin cậy cho hệ thống.

Ứng dụng giải pháp mã nguồn mở giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí phát triển phần mềm, thúc đẩy tính linh hoạt trong việc tùy chỉnh chức năng theo nhu cầu.

Trong đó, viết kiệm chi phí phần mềm và giảm rủi ro trong việc quản lý license có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các giải pháp mã nguồn mở. Bằng cách áp dụng giải pháp này cả trên cơ sở hạ tầng vật lý và đám mây, doanh nghiệp có thể giảm chi phí cấp phép phần mềm, tránh trả tiền cho những giấy phép không sử dụng.

IX. Đánh giá lại chi phí

Đánh giá lại chi phí định kỳ là cách hiệu quả để giảm chi phí vận hành và bảo trì trên Cloud Server. Tối ưu hóa chi phí này đòi hỏi sự tham gia từ tất cả các bên liên quan.

Trong đó, việc nâng cao nhận thức về chi phí theo chức năng và giữa các ngành kinh doanh thông qua báo cáo riêng biệt sẽ thúc đẩy tính minh bạch và xác định các hình thức chi tiêu có dấu hiệu bị lãng phí.

Doanh nghiệp có thể khuyến khích nhân viên nhận thức về các chi phí thông qua chính sách IT showback (cho phép xem tài nguyên CNTT nhưng không tính phí sử dụng) hoặc chargeback (tính phí sử dụng tài nguyên trong khoảng thời gian nhất định). Điều này giúp tối ưu hóa chi phí trở thành ưu tiên hàng đầu của tất cả nhân viên và thúc đẩy tuân thủ quy tắc. 

Như vậy, tối ưu hệ thống máy chủ Cloud Server là chìa khóa để nâng cao hiệu suất kinh doanh và giảm chi phí vận hành. Viettelnet hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách áp dụng các giải pháp thông để tối đa hóa lợi ích từ đám mây, tận dụng các tính năng tiên tiến nhằm xác định và giảm thiểu tối đa sự lãng phí tài nguyên.