Top 9 lý do doanh nghiệp nên chuyển từ VPS lên Cloud Server

Hoàng Hải Yến 16:03 - 20/03/2024

Các lý do doanh nghiệp nên chuyển từ VPS lên Cloud Server bao gồm: tự động dự phòng, linh hoạt, an toàn dữ liệu, quản lý dễ dàng, tiết kiệm chi phí…

Nếu bạn đang quan tâm đến việc nâng cấp hệ thống máy chủ cho doanh nghiệp của mình, hãy cân nhắc chuyển từ VPS (Virtual Private Server) lên Cloud Server.

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ đám mây, có  nhiều lợi ích mà Cloud Server mang lại. Vì vậy, hãy cùng khám phá những lợi ích đáng kể của công nghệ đám mây Cloud Server.

Vì sao do doanh nghiệp nên chuyển từ VPS lên Cloud Server?

1. Tự động dự phòng

Với VPS, việc dự phòng dữ liệu vào hệ thống phải do bạn tự quản lý và triển khai. Bạn có thể tạo các bản sao lưu định kỳ và lưu trữ chúng ở nơi an toàn. Tuy nhiên, quá trình này yêu cầu rất cao sự cẩn thận và khả năng xử lý của bạn. Khi máy chủ vật lý gặp sự cố thì VPS chắc chắn sẽ không thể hoạt động được.

Với Cloud Server, lợi ích tự động dự phòng được tích hợp sẵn và được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Họ cung cấp các giải pháp dự phòng tự động cho dữ liệu và hệ thống.

Thông qua việc sao lưu định kỳ và phân tán dữ liệu trên nhiều máy chủ, Cloud Server đảm bảo tính khả dụng, bảo mật của hệ thống ngay cả khi xảy ra sự cố.

2. Linh hoạt khi sử dụng

Nguồn tài nguyên của VPS có giới hạn và phải chia sẻ cho nhiều khách hàng khác nhau. Trong đó, khi muốn mở rộng và sử dụng nhiều tài nguyên hơn, bạn cần chuyển sang một máy chủ vật lý khác tối ưu hóa hơn. Quá trình này thường gây gián đoạn và có thể ảnh hưởng đến dịch vụ bạn đang sử dụng.

Tài nguyên trên Cloud server linh hoạt hơn trên VPS

Tuy nhiên, với Cloud Server, bạn không phải lo lắng về việc giới hạn tài nguyên vì cơ sở hạ tầng đám mây có khả năng linh hoạt mở rộng và thu nhỏ tài nguyên theo nhu cầu thực tế. Bạn có thể tăng hoặc giảm lượng tài nguyên mà không gây gián đoạn hoặc ảnh hưởng đến dịch vụ đang hoạt động.

3. Khả năng thích ứng

Với VPS, tài nguyên được chia sẻ từ một máy chủ vật lý và bị hạn chế trong quy mô. Khi cần nhiều tài nguyên hơn, bạn phải chuyển sang một máy chủ vật lý khác, điều này có thể gây ra gián đoạn hoạt động, mất nhiều thời gian và công sức.

Đồng thời, quyền quản trị của bạn cũng có nguy cơ bị xâm nhập khi bạn phải chia sẻ máy chủ với nhiều khách hàng khác nhau.

Cloud Server đáp ứng tối đa các yêu cầu và tránh tình trạng gián đoạn hoạt động.

Trong khi đó, Cloud Server linh hoạt hơn trong việc mở rộng và thu hẹp tài nguyên. Bạn có thể dễ dàng gia hạn hoặc ký kết hợp đồng để tăng hay giảm số lượng máy chủ ảo và tài nguyên theo nhu cầu thực tế. Quá trình này diễn ra rất nhanh chóng, và không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. 

4. An toàn dữ liệu

Với VPS, do tài nguyên được chia sẻ trên cùng một máy chủ vật lý nên nếu xảy ra sự cố như mất dữ liệu hoặc hỏng hóc thì tất cả các VPS trên cùng một máy chủ có thể bị ảnh hưởng. Điều này tạo ra mức độ rủi ro cao cho dữ liệu vì chỉ một sự cố đơn lẻ cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều khách hàng.

Dữ liệu trên Cloud server luôn được bảo vệ nhờ vào hệ thống backup tự động.

Tuy nhiên, với Cloud Server, dữ liệu được lưu trữ trên nhiều máy chủ vật lý khác nhau trong một môi trường đám mây. Điều này đảm bảo rằng mất dữ liệu hoặc hỏng hóc chỉ ảnh hưởng đến một phần nhỏ của hạ tầng đám mây. 

Ngoài ra, Cloud Server còn cung cấp các tính năng bảo mật tiên tiến như mã hóa dữ liệu, cơ chế kiểm soát truy cập, giải pháp sao lưu và khôi phục dữ liệu tự động. Qua đó, thông tin quan trọng của doanh nghiệp không bị xâm phạm hoặc mất mát.

5. Tương thích với nhiều hệ điều hành

Khi sử dụng VPS, doanh nghiệp thường bị hạn chế trong việc lựa chọn hệ điều hành vì đã có một hệ điều hành cụ thể đã được cài đặt và quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ VPS. Khi đó, doanh nghiệp phải sử dụng chung hệ điều hành đó, không có khả năng tùy chỉnh hoặc lựa chọn một hệ điều hành khác.

Cloud Server có thể tương thích với nhiều hệ điều hành như Windows, Linux, Unix…

Trong khi đó, khi sử dụng Cloud Server thì người dùng có khả năng tự tùy chỉnh và chọn hệ điều hành phù hợp với nhu cầu. Cloud Server hỗ trợ nhiều hệ điều hành phổ biến như Windows, Linux và Unix.

Khi đó, doanh nghiệp có thể tận dụng các tính năng của hệ điều hành mà họ chọn, đáp ứng các yêu cầu cụ thể và tối ưu hóa hiệu suất hoạt động.

6. Quản lý dễ dàng

Một lợi ích khác khi doanh nghiệp chuyển từ VPS lên Cloud Server là khả năng truy cập từ mọi nơi. Dù người dùng đang ở văn phòng, trên đường, ở nhà hay bất kỳ đâu, chỉ cần có thiết bị kết nối Internet thì họ có thể truy cập vào thông tin và tài nguyên của mình.

Cloud Server giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc quản lý và theo dõi hệ thống.

Các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server đưa ra nhiều phương thức quản lý khác nhau như SSH, Remote Desktop và giao diện trực tuyến. Điều này cho phép người dùng dễ dàng truy cập và quản lý máy chủ từ xa, mang lại sự linh hoạt, tiện lợi cho doanh nghiệp.

7. Hiệu suất hoạt động

Cloud Server giúp tăng hiệu suất hoạt động nhờ khả năng phân phối và tận dụng nguồn tài nguyên giúp xử lý công việc hiệu quả. Điều này cho phép dữ liệu và các tác vụ được phân chia, thực hiện trên nhiều máy chủ vật lý cùng một lúc.

Khi cần thiết, Cloud Server có thể tự động điều phối tài nguyên để đáp ứng các yêu cầu tăng cường của công việc. Qua đó, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và tăng cường hiệu suất hoạt động của hệ thống.

Cloud Server đảm bảo khả năng xử lý tác vụ nhanh chóng, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên tốt hơn VPS.

Ngoài ra, tốc độ tính toán nhanh cũng là một lợi thế của Cloud Server mà VPS không thể cạnh tranh được. Cloud Server được xây dựng trên cơ sở hạ tầng linh hoạt, được thiết kế để xử lý một lượng lớn các tác vụ tính toán.

Điều này đảm bảo doanh nghiệp có thể thực hiện các công việc phức tạp và yêu cầu tính toán cao một cách nhanh chóng, đáp ứng nhanh các hoạt động kinh doanh.

8. Tài nguyên

Khi sử dụng VPS, doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ thiếu tài nguyên vào những giai đoạn cao điểm. Vì nhiều VPS được đặt trên cùng một máy chủ vật lý và khi các khách hàng khác trên máy chủ đó yêu cầu tài nguyên cao hơn mức được phân bổ, VPS có thể bị giới hạn tài nguyên.

Điều này ảnh hưởng đến hiệu suất và khả năng hoạt động của doanh nghiệp, nhất là khi cần sử dụng tài nguyên một cách tối đa.

Cloud Server đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bộ nhớ và khả năng tính toán của doanh nghiệp.

Trong khi đó, với Cloud Server, tài nguyên luôn sẵn sàng và không bị ảnh hưởng bởi hoạt động của các máy chủ khác. Mỗi Cloud Server được cung cấp một tập tài nguyên riêng biệt và cô lập, đảm bảo không phụ thuộc vào các yêu cầu tài nguyên của những người dùng khác.

Điều này giúp doanh nghiệp có thể sử dụng tài nguyên ổn định và không bị giới hạn trong các giai đoạn cao điểm.

9. Tiết kiệm chi phí và nhân sự

Khi so sánh với VPS, Cloud Server có ưu điểm hơn cho doanh nghiệp như:

  • Doanh nghiệp không cần phải đầu tư chi phí ban đầu đắt đỏ cho việc mua sắm và cấu hình máy chủ vật lý như khi sử dụng VPS.
  • Chỉ cần trả tiền cho việc sử dụng tài nguyên và có thể chi trả kinh phí theo từng giai đoạn.
  • Giảm bớt hoặc tối thiểu hóa nhân sự IT. Với VPS, doanh nghiệp cần đội ngũ IT riêng để quản lý và duy trì máy chủ vật lý. Tuy nhiên, khi chuyển sang Cloud Server, công việc quản lý hạ tầng được chuyển giao cho nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
  • Sự linh hoạt trong việc mở rộng và thu hẹp tài nguyên của Cloud Server 
  • Doanh nghiệp chỉ trả tiền cho những tài nguyên mà họ sử dụng, không phải chi trả cho việc duy trì và vận hành các tài nguyên khác. 
Cloud Server giúp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, giảm nhân sự IT và chỉ trả tiền cho những gì thực sự sử dụng.

Như vậy, Viettelnet đã cùng bạn tìm hiểu lợi ích khi doanh nghiệp chuyển từ VPS lên Cloud Server. Việc chuyển đổi này giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất hoạt động, tối ưu hóa tài nguyên và nâng cao sự linh hoạt trong môi trường kinh doanh.

Với Cloud Server, doanh nghiệp có cơ hội thúc đẩy sự phát triển và đạt được thành công bền vững trong thời đại số.

Hoàng Hải Yến 16:03 - 20/03/2024