Hướng dẫn mua máy chủ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 2023

Hoàng Hải Yến 22:12 - 11/12/2023

Chức năng của máy chủ cho doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp SMB là gì? Chia sẻ cách chọn loại máy chủ phù hợp nhất cho doanh nghiệp SMB. Trong bài viết này, Viettelnet sẽ chia sẻ cách chọn mua máy chủ cho các doanh nghiệp nhỏ và những lợi ích mà nó mang lại khi mua máy chủ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Xu hướng sử dụng công nghệ ngày càng phát triển, việc mua máy chủ trở thành nhu cầu thiết yếu không chỉ dành riêng cho các tập đoàn lớn mà còn cho cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMB). 

Hướng dẫn mua máy chủ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 2023

Nên chọn máy chủ loại nào cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 

I. Chức năng của máy chủ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB)

Trong môi trường doanh nghiệp vừa và nhỏ, máy chủ phải phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, không nên lãng phí chi phí cho các tài nguyên không sử dụng nhưng cũng cần đảm bảo đủ phần cứng để xử lý các đột biến lưu lượng truy cập bất ngờ. Dưới đây là những chức năng phổ biến nhất của máy chủ trong doanh nghiệp SMB:

1. Lưu trữ Email (Email Hosting)

Khi mới bắt đầu kinh doanh, việc sử dụng email thông dụng như Gmail, Yahoo hay Mail.com có thể dễ dàng và tiết kiệm. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao hơn, bạn nên sử dụng hệ thống máy chủ email theo tên miền riêng để bảo mật cho thông tin kinh doanh cũng như xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp và đáng tin cậy. 

2. Lưu trữ website (Web Hosting)

Máy chủ web chất lượng sẽ đảm bảo tốc độ và hiệu quả cho trang web của bạn. Máy chủ web sẽ giúp tăng xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm, từ đó giúp trang web của bạn nổi bật và thu hút nhiều lượt truy cập hơn. 

Vậy nên, dùng máy chủ web là cách để tối ưu hóa trang web, tăng tốc độ và đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.

Máy chủ có chức năng lưu trữ website và tăng thứ tự xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm.

3. Vận hành website thương mại điện tử

Vận hành các website thương mại điện tử trên máy chủ giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả khi thực hiện giao dịch thương mại, tăng cường độ tin cậy của khách hàng. Tiếp theo, công ty của bạn sẽ có khả năng bảo vệ thông tin cá nhân, tài chính của khách hàng, xây dựng lòng tin vững chắc và thu hút thêm khách hàng tiềm năng. Cuối cùng, vận hành web thương mại điện tử hoạt động ổn định giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

4. Ứng dụng lưu trữ

Chức năng lưu trữ của máy chủ từ xa giảm nhu cầu về phần cứng mới, giúp tiết kiệm chi phí. Thay vì đầu tư vào việc mua sắm thiết bị lưu trữ trong nhà, bạn có thể thuê không gian lưu trữ trên các dịch vụ đám mây. 

Đồng thời, việc sử dụng các ứng dụng nội bộ như quản lý nhân viên, CRM, lập kế hoạch và quản lý hóa đơn trên các ứng dụng SaaS đem lại tính linh hoạt và tiện lợi, cho phép truy cập và quản lý dữ liệu từ bất kỳ đâu có kết nối internet. 

Máy chủ có chức năng lưu trữ dữ liệu từ xa thông qua mạng internet

5. Tạo môi trường máy chủ ảo

Nếu doanh nghiệp của bạn bao gồm nhiều thương hiệu thì môi trường máy chủ ảo sẽ giúp bạn tối ưu hóa việc quản lý và phân phối tài nguyên, tăng cường hiệu suất toàn diện. 

Máy chủ ảo cung cấp giao diện dễ dàng truy cập từ xa và từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet, giúp nhân viên làm việc hiệu quả mà không bị hạn chế về địa điểm. 

6. Sao lưu dữ liệu

Tăng cường bảo mật lưu dữ liệu trên nền tảng đám mây giúp đảm bảo an toàn và bảo vệ dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp. Trong trường hợp xảy ra sự cố, nó sẽ khôi phục dữ liệu một cách hiệu quả và giảm thiểu thiệt hại. 

Với ít độ trễ khi sao lưu, bạn có thể duy trì sự liên tục và ổn định trong hoạt động kinh doanh mà không cần thông báo cho khách hàng về sự cố vừa xảy ra. 

7. Lưu trữ tài liệu 

Lưu trữ tài liệu là yếu tố cần thiết để duy trì liên tục kinh doanh và bảo vệ dữ liệu quan trọng. Giúp đảm bảo dữ liệu của doanh nghiệp được lưu giữ an toàn và không bị mất khi xảy ra sự cố hoặc thiên tai. 

Việc lưu trữ còn hỗ trợ quá trình khôi phục dữ liệu một cách nhanh chóng, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động bình thường sau những rủi ro. Ngoài ra, lưu trữ này cho phép nhân viên làm việc từ xa, tăng cường sự linh hoạt trong công việc và cải thiện hiệu suất làm việc.

Lưu trữ tài liệu trên máy chủ rất an toàn và có thể sao lưu khi xảy ra sự cố

II. Cách chọn đúng máy chủ cho doanh nghiệp SMB

1. Chia sẻ dữ liệu

Chia sẻ dữ liệu với máy chủ là quá trình chia sẻ file hoặc thiết bị lưu trữ gắn mạng (NAS) qua mạng cục bộ hoặc qua nền tảng lưu trữ đám mây riêng (Private Cloud Storage). 

Khi đó, bạn nên tìm  máy chủ có nhiều khoang ổ cứng (drive-bays), hot-swappable, tùy chọn cấu hình RAID cứng / RAID mềm đều được và chỉ cần CPU có sức mạnh xử lý thấp.

2. Chức năng xác thực domain

Khi sử dụng máy chủ, username, mật khẩu, mức độ truy cập và cài đặt bảo mật đều được lưu trữ trong một máy tính chuyên dụng hoặc network switch đặc biệt. 

Chúng được gọi là Domain Controller (DC) trong Windows Server và được sử dụng để quản lý Active Directory (AD). Khi đó, bạn cần tìm kiếm một máy chủ có khả năng ảo hóa, bất kỳ dòng nào hỗ trợ CPU 64bit và trên 4GB RAM.

Nên chọn máy chủ có CPU 64bit và trên 4GB RAM đối với chức năng xác thực domain

3. Cung cấp Database service cho các máy chủ ứng dụng khác

Các ứng dụng và website thường sử dụng database để lưu trữ dữ liệu và thông tin. Vì vậy, việc phát triển và các tác vụ không dành cho người dùng như phân tích dữ liệu, khai thác, mining và lưu trữ thường được thực hiện bằng cách sử dụng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle, MySQL, MS Access và các ứng dụng tương tự.

Để đáp ứng yêu cầu hiệu suất và bảo mật, bạn cần tìm máy chủ có ổ đĩa có tốc độ ghi nhanh, hỗ trợ IOPS cao để xử lý lượng lớn các yêu cầu, triển khai máy chủ “slave” hỗ trợ identical backup như một read-only database.

4. Cung cấp dịch vụ email với một máy chủ mail

Các máy chủ messaging như Microsoft Exchange thường sử dụng các giao thức cụ thể (SMTP, POP3, IMAP) để gửi và nhận tin nhắn. Trong đó, bạn nên sử dụng phần cứng của máy chủ dành riêng cho nhiệm vụ này để đảm bảo hoạt động tối ưu nhất. Lúc này, máy chủ cần có thông số kỹ thuật tương tự như một máy chủ chia sẻ file.

5. Lưu trữ website với một web server

Máy chủ web dùng giao thức HTTP để phục vụ các file cấu thành các trang web để người dùng duyệt qua. Máy chủ web thường hoạt động song song với máy chủ cơ sở dữ liệu (database server), điều này có thể được triển khai trên cùng một máy chủ vật lý hoặc thông qua hai máy chủ kết nối mạng với nhau. 

Website được lưu trữ trên một web server để có thể được truy cập và hiển thị nội dung của nó trên internet

Bạn cần tìm kiếm một tùy chọn hardware redundancy (dự phòng phần cứng), đặc biệt là khi bạn lưu trữ các ứng dụng thương mại điện tử. Ngoài ra, việc tăng dung lượng RAM của máy chủ giúp tăng hiệu suất khi máy chủ đối mặt với tải cao.

6. Điều khiển thiết bị ngoại vi dùng chung (máy in)

Điều khiển các thiết bị ngoại vi chia sẻ như máy in không đòi hỏi mức tiêu thụ năng lượng cao. Để đáp ứng yêu cầu này, việc sử dụng PC cũ có thể là lựa chọn tốt để tái sử dụng làm máy chủ in ấn, miễn là máy tính đó còn hoạt động tốt.

7. Chạy phần mềm chia sẻ trên máy chủ ứng dụng

Việc trung hóa các ứng dụng chạy trên native framework của chúng như Java, PHP, .NET, các loại .js khác nhau giúp cải thiện hiệu suất khi sử dụng nhiều, cập nhật dễ dàng hơn và giảm TCO (Tổng chi phí sở hữu) để duy trì các công cụ mà công ty sử dụng để tăng hiệu suất. 

Bạn nên tìm kiếm các drive-bay cấp doanh nghiệp (ổ cứng SAS) và RAM ECC trong máy chủ để đảm bảo hoạt động ổn định và bảo vệ dữ liệu. Lưu ý, các máy chủ không ảo hóa có xu hướng hoạt động tốt hơn trong việc phát triển ứng dụng chia sẻ.

Như vậy, Viettelnet đã chia sẻ đến bạn cách mua máy chủ phù hợp nhất cho doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp SMB. Việc mua máy chủ không chỉ là một đầu tư đáng giá mà còn là một bước quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả cho doanh nghiệp.