Dịch vụ lưu trữ đám mây giúp cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp?

Hoàng Hải Yến 16:03 - 20/03/2024

Dịch vụ lưu trữ đám mây giúp cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp. Lý giải các doanh nghiệp Việt vẫn chưa mặn mà với dịch vụ này!

Để bảo vệ các dữ liệu quan trọng tránh bị mất, đánh cắp, doanh nghiệp luôn tìm kiếm và lựa chọn các giải pháp lưu trữ, bảo quản dữ liệu tốt nhất. Sở hữu nhiều tính năng nổi bật, lưu trữ đám mây đang là lựa chọn hàng đầu hiện nay. 

Để tìm hiểu về công nghệ điện toán đám mây cũng như các dịch vụ lưu trữ đám mây dành cho doanh nghiệp, cùng Viettelnet đón đọc ngay bài viết dưới đây.

Dịch vụ lưu trữ đám mây giúp cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp?
Lưu trữ đám mây đang là lựa chọn lưu trữ dữ liệu hàng đầu hiện nay cho các doanh nghiệp.

I. Cloud – nền tảng đổi mới tiên tiến

1. Khó khăn về quản lý dự trữ dữ liệu

Suốt một thập kỷ qua, nhiều công ty thường xuyên gặp các khó khăn trong vấn đề quản lý dự trữ dữ liệu quá tải. Đến nay, các tiến bộ công nghệ đã chỉ ra một số nguyên nhân cốt lõi gây khó khăn như tăng trưởng dữ liệu không giới hạn, không tận dụng được nguồn tài nguyên và lập kế hoạch không hiệu quả.

Để giải quyết các hạn chế trên, công nghệ lưu trữ đám mây – Cloud Storage xuất hiện đem đến nhiều tiềm năng hứa hẹn.

2. Những ngày đầu trong quản lý dữ liệu

Trước khia, khi mạng SAN mới được ứng dụng, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn rời bỏ DAS để chuyển sang mạng lưu trữ và cơ sở hạ tầng SAN.

SAN giúp cải thiện khả năng tận dụng tài nguyên cùng nhiều lợi ích khác như cải thiện tính sẵn sàng và khả năng phục hồi. Tuy nhiên, việc sử dụng SAN lại hạn chế khả năng tận dụng tài nguyên trong nhiều môi trường.

Dịch vụ lưu trữ đám mây giúp cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp?
Mạng SAN hạn chế khả năng tận dụng tài nguyên trong nhiều môi trường.

Tiếp nối đó là sáng kiến quản lý vòng đời thông tin. Nhiều doanh nghiệp dựa trên giá trị của dữ liệu để đưa ra chiến lược phân bổ, phân phối lưu trữ hợp lý. Bằng cách này sẽ giảm số lượng các Storage cao cấp đắt tiền, từ đó cắt giảm chi phí.

Tuy nhiên, việc thêm các tầng lưu trữ cũng không giúp các tổ chức tiết kiệm được nhiều. 

3. Cải tiến gần đây nhất nhưng vẫn còn hạn chế

Gần đây nhất, thin provisioning (công nghệ nén dữ liệu) – một cải tiến công nghệ mới xuất hiện nhưng vẫn tồn tại các ràng buộc giữa hệ điều hành và ứng dụng hiện tại. Hay công nghệ data de-duplication (chống trùng lặp dữ liệu) được thiết kế với mục đích đạt điểm chi phí có lợi cao hơn cho sao lưu đĩa.

Cả thin provisioning và data de-duplication đều là công nghệ mang khả năng tăng hiệu quả lưu trữ trong tương lai.

II. Lỗi chính sách gây tác động tiêu cực đến lưu trữ dữ liệu trong doanh nghiệp

Trong khi các tổ chức phải vật lộn với vấn đề về hiệu quả lưu trữ thì chi phí thiết bị thực tế để lưu trữ dữ liệu vẫn không ngừng giảm nhanh. Cách giải quyết vấn đề này gặp nhiều khó khăn, lý do là gì? 

1. Chính sách quản lý lưu trữ dữ liệu toàn diện

Đa số các tổ chức hiện nay đều thiếu đi các chính sách quản lý lưu trữ toàn diện, chính sách quản lý dữ liệu. Các số liệu và báo cáo về ứng dụng lưu trữ, nghiên cứu dữ liệu hay xu hướng trên thị trường đều bị thiếu sót khiến tình trạng doanh nghiệp càng thêm trầm trọng hơn. 

Dịch vụ lưu trữ đám mây giúp cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp?
Thiếu các số liệu và báo cáo về ứng dụng lưu trữ khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng trầm trọng.

2. Cơ hội cho lưu trữ đám mây – Cloud

Tuy nhiên, những hạn chế của quản lý lưu trữ có thể là một cơ hội tuyệt vời cho lưu trữ đám mây. Khi đó, Cloud sẽ đóng vai trò là bộ nhớ thứ cấp hoặc dự phòng. Dữ liệu sẽ chuyển sang đám mây theo cách thủ công hoặc tự động dựa trên các chính sách truy cập. Giải pháp này giúp doanh nghiệp giải phóng dung lượng và kéo dài thời gian mua lại thiết bị. 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng không cần thực hiện các thao tác sao lưu hoặc nhân bản. Với nhà cung cấp dịch vụ đám mây chất lượng thì có thể cung cấp các điều khoản SLA (thỏa thuận mức độ dịch vụ), số liệu báo cáo về dữ liệu toàn diện hơn so với lưu trữ trong nội bộ.

Việc di chuyển dữ liệu lên trên cloud có thể gặp một số vấn đề phát sinh, bao gồm yếu tố bảo mật, tính sẵn sàng, khả năng truy cập và kiểm soát. Một vài dạng dữ liệu được dịch vụ đám mây cung cấp với mức giá hấp dẫn.

Nhưng để thúc đẩy thay đổi về chi phí mang tính hệ thống hơn, dịch vụ cần có một chiến lược quản lý dữ liệu và lưu trữ hiệu quả.

III. Sao lưu đám mây – biện pháp cứu cánh cho dữ liệu đồ sộ của doanh nghiệp

Đến nay, các thông tin, dữ liệu văn bản, báo cáo bằng giấy đã chuyển sang dữ liệu số và được quản lý bởi máy tính và thiết bị điện tử hiện đại.

Tuy nhiên, các sự cố, nguy cơ mất mát dữ liệu như lỗi hệ thống, rủi ro như virus, hacker, phần cứng hỏng,… vẫn tồn tại, gây thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp về độ uy tín và cả kế hoạch phát triển.

Dịch vụ lưu trữ đám mây giúp cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp?
Các dịch vụ lưu trữ đám mây được nhiều doanh nghiệp sử dụng như OneDrive, Google Drive, Dropbox,.. .

Sao lưu đám mây xuất hiện là giải pháp giải quyết nhanh chóng các vấn đề tồn đọng. Đây là phương pháp lưu trữ dữ liệu trên hệ thống liên kết nhiều máy chủ lớn, được cung cấp và phát triển bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây.

IV. Vì sao một số doanh nghiệp Việt vẫn chưa mặn mà với dịch vụ lưu trữ đám mây?

Mặc dù sở hữu nhiều tính năng nổi bật, mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Thế nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp Việt chưa mặn mà với các dịch vụ điện toán đám mây. 

Điều này có thể xuất phát từ sự lo ngại về tính bảo mật của điện toán đám mây, cụ thể như vấn đề chia sẻ các thông tin nội bộ cho bên thứ ba. Hoặc quyền truy cập trái phép của hacker vào các tệp và thư mục nhạy cảm của công ty.

Ngoài ra, một vài nhà cung cấp dịch vụ sẽ giới hạn băng thông. Để sử dụng lưu trữ dữ liệu lớn, doanh nghiệp bắt buộc phải trả chi phí cao, gây khó khăn với những công ty quy mô nhỏ, công ty khởi nghiệp.

Nhìn chung, lưu trữ đám mây đang là biện pháp cứu cánh cho các doanh nghiệp tốt nhất hiện nay. Viettelnet hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình này và lựa chọn dịch vụ lưu trữ hiệu quả nhất cho cá nhân, công ty. 

Hoàng Hải Yến 16:03 - 20/03/2024