Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp VPS tốt nhất
VPS là gì? Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp dịch vụ VPS tốt nhất 2023. Và cần chú ý những thông số nào khi lựa chọn VPS?
VPS là dịch vụ được nhiều người dùng quan tâm hiện nay vì tính năng cao cấp hơn nhiều so với Shared Hosting mà chi phí hợp lý.
Trên thị trường hiện có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ VPS và nếu bạn quan tâm nhà cung cấp VPS tốt nhất hiện nay thì có thể tham khảo ngay bài viết sau của Viettelnet.
Website | Đánh giá |
Vietnix | Nhà cung cấp dịch vụ VPS uy tín, được nhiều khách hàng đánh giá cao, tận tâm, chuyên nghiệp và có trách nhiệm. |
Vultr | Là nhà cung cấp dịch vụ VPS chất lượng với mức giá chỉ từ 2.5$/tháng, có datacenter ở Japan và Singapore. |
DigitalOcean | DigitalOcean là nhà cung cấp Cloud Server được người dùng chuyên môn đánh giá khá cao và cộng đồng hỗ trợ nhiệt tình. |
OVHcloud | Nhà cung cấp máy chủ ảo có quy mô lớn. Mức giá thuê rẻ, chỉ với 3$/IP và có thể bổ sung tới 16 IP riêng. |
Hawk Host | Là nhà cung cấp Hosting nước ngoài được ưa chuộng tại Việt Nam. Có server tại Singapore và Hongkong nên có tốc cao. |
DreamHost | Là dịch vụ VPS thân thiện với người dùng. Cam kết 100% thời gian hoạt động và cho phép dùng thử miễn phí 2 tuần. |
Linode | Có chất lượng tốt, thời gian uptime cao, kèm theo đó là nhiều tiện ích cùng với tính năng Anti DDOS hoàn toàn miễn phí. |
Ramnode | Nổi bật với nhiều tính năng tuyệt vời như Raid 10 SSD, lưu trữ SSD trên tất cả các dịch vụ, SolusVM để quản lý máy chủ và các IP được bảo vệ DDoS với giá chỉ 3$/tháng trên bất kỳ VPS nào. |
AZDIGI | AZDIGI là nhà cung cấp máy chủ được nhiều người tin dùng, cộng đồng hỗ trợ tốt và có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng. |
TinoHost | Là nhà cung cấp dịch vụ VPS hàng đầu Việt Nam với công nghệ hiện đại luôn đảm bảo trách nhiệm và chính sách bồi thường đến với khách hàng. |
MỤC LỤC
- I. Sơ lược về dịch vụ VPS
- II. Kinh nghiệm lựa chọn VPS tốt và các thông số cần lưu ý
- III. Đối tượng nào nên sử dụng VPS?
- IV. Ưu và nhược điểm của VPS
- V. Khi nào thì cần sử dụng dịch vụ VPS?
- VI. Phân biệt Cloud VPS với VPS thông thường và Shared Hosting
- VIII. Top 10 nhà cung cấp dịch vụ VPS chất lượng tốt nhất 2023
- IX. Top những công cụ quản lý VPS tốt nhất hiện nay
I. Sơ lược về dịch vụ VPS
VPS là tên viết tắt của Virtual Private Server hay còn gọi là máy chủ riêng ảo. Đây là máy chủ được tạo ra bằng cách phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo khác nhau với tính năng như máy chủ riêng (Dedicated Server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ một máy chủ vật lý ban đầu.
II. Kinh nghiệm lựa chọn VPS tốt và các thông số cần lưu ý
1. RAM (Memory)
RAM là bộ phận gắn liền trực tiếp với trải nghiệm người dùng và hiệu suất tổng thể. Mỗi VPS đi kèm với RAM chuyên dụng của riêng chúng. Dung lượng RAM càng nhiều, hiệu quả và tốc độ chạy trang web sẽ càng tốt.
2. CPU
CPU chịu trách nhiệm quản lý các tác vụ và phân phối tài nguyên cho hệ điều hành. Nhiều core CPU hơn sẽ giúp VPS có khả năng xử lý nhiều tác vụ đồng thời.
3. Dung lượng ổ cứng
Bạn cần chú ý đến loại lưu trữ mà công ty sử dụng. Nên lựa chọn sử dụng ổ cứng SSD hay ổ cứng HDD vì chúng đáng tin cậy và cải thiện đáng kể tốc độ xử lý.
4. Băng thông
Bạn nên chọn các nhà cung cấp VPS với băng thông không giới hạn để đảm bảo vấn đề hiệu suất. Tuy nhiên, đối với các nhà cung cấp giới hạn băng thông thì bạn cũng có thể lựa chọn bổ sung thêm tài nguyên để tăng sự phát triển của mình.
5. Bảo mật
Hiện nay, các vấn đề hack, tấn công DDoS, phần mềm độc hại và đánh cắp danh tính đã tăng lên rất nhiều. Do đó, bạn hãy ưu tiên chọn các nhà cung cấp có chứng chỉ SSL miễn phí, Firewall Anti DDoS, quét phần mềm độc hại, bảo vệ tường lửa hoặc có chức năng sao lưu thường xuyên để giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra.
6. Công cụ quản lý
Với control panel, bạn nên chọn loại dễ sử dụng vì đây là nơi bạn sẽ xử lý tất cả các vấn đề trên trang web của mình. Theo đó, có nhiều loại control panel khác nhau, bao gồm Webmin, DirectAdmin, Plesk,… trong đó phổ biến nhất là cPanel.
7. Hệ điều hành
Bạn có thể tìm thấy các gói VPS tốt nhất tùy thuộc vào hệ điều hành của mình, tức là dựa trên Windows hay Linux.
8. Quyền truy cập root
Gói VPS với tính năng truy cập root giúp bạn có thể quản lý được tổng quát máy chủ của mình. Điều này cho phép bạn chỉnh sửa tất cả các file nằm trên máy chủ ảo của mình như mã hóa hay cài đặt phần mềm phức tạp. Tuy nhiên, tính năng này lại không phù hợp đối với những người có ít kinh nghiệm.
9. Được/Không được quản lý
Với các gói VPS không được quản lý, người dùng sẽ có khả năng kiểm soát máy chủ của mình nhiều hơn. Trong khi đó, các máy chủ VPS được quản lý sẽ có giá thành cao hơn và sẽ được nhà cung cấp hỗ trợ, xử lý các nhiệm vụ quan trọng để giữ cho trang web hoạt động hiệu quả.
10. Thời gian hoạt động
Cần chú ý đảm bảo về thời gian hoạt động cũng như hệ thống bảo mật tại các trung tâm dữ liệu.
Trong trường hợp vi phạm dữ liệu hay mất điện làm tắt thiết bị, khách hàng sẽ không thể sử dụng trang web, từ đó dẫn đến việc giảm doanh thu, rớt khách hàng hay các ảnh hưởng xấu liên quan.
11. Tốc độ kết nối
Ngoài các thiết bị hiệu suất cao, vị trí của các trung tâm dữ liệu cũng cần được xem xét. Vị trí trung tâm dữ liệu càng gần đối tượng mục tiêu thì tốc độ kết nối sẽ càng cao và giảm đáng kể thời gian chờ đợi.
III. Đối tượng nào nên sử dụng VPS?
Các đối tượng nên sử dụng VPS có thể kể đến như:
- Các khách hàng cá nhân/doanh nghiệp cần hosting để quản lý trang web thương mại điện tử, bán hàng online, blog, diễn đàn,…
- Các công ty, tổ chức có nhu cầu phát triển nền tảng platform làm máy chủ game và hệ thống mail server,…
- Các đơn vị cần thiết lập lập trình ảo để viết code, thử nghiệm và nghiên cứu các sản phẩm công nghệ.
- Cá nhân cần cài đặt các phần mềm, ứng dụng có cấu hình cao, cần không gian lưu trữ lớn.
- Các doanh nghiệp cần chạy các chương trình truyền thông trực tiếp
IV. Ưu và nhược điểm của VPS
1. Ưu điểm
- Từ một máy chủ có thể tạo ra nhiều VPS khác nhau, giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí đầu tư và không gian lắp đặt.
- Dễ dàng kiểm tra vận hành hệ thống do có nhiều VPS nằm trên một hệ thống máy chủ.
- VPS có cấu hình RAM, CPU và dung lượng riêng.
- Cách vận hành, sử dụng VPS đơn giản.
2. Nhược điểm
- Bị ảnh hưởng bởi hoạt động và tính ổn định của máy chủ vật lý.
- Sử dụng chung máy chủ sẽ khiến VPS bị phụ thuộc.
- Thời gian và chi chi nâng cấp cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
V. Khi nào thì cần sử dụng dịch vụ VPS?
Khi website bắt đầu phát triển, có lượng khách truy cập đáng kể, bạn nên cân nhắc lựa chọn VPS. Theo đó, các trường hợp cần sử dụng VPS bao gồm:
1. Chạy website
Với VPS, bạn sẽ bổ sung được những tính năng và thư viện mà bạn cần vào trang web của mình.
2. Muốn toàn quyền kiểm soát
Khi sử dụng VPS, bạn sẽ toàn quyền được tăng/giảm bộ nhớ cho PHP, SQL hoặc cài đặt, lưu trữ dữ liệu riêng biệt.
3. Lượng truy cập lớn
Bạn nên sử dụng VPS khi hệ thống đã có một lượng khách hàng đủ lớn. Bởi lẽ, VPS không bị hạn chế về băng thông mà còn cho bạn quyền sử dụng cấu hình RAM và CPU hệ số nhân lớn.
4. An toàn, bảo mật
Một trong những lý do mà VPS được ưa chuộng là bởi độ an toàn và bảo mật vô cùng cao. Đặc biệt, khi dùng VPS, bạn có thể thực hiện được rất nhiều tool, TUT để bảo mật mà không hề bị hạn chế.
5. Website uy tín, cần sự ổn định
Sử dụng VPS giúp người dùng tránh được các trường hợp hệ thống không ổn định. Theo đó, các gói VPS sẽ tách biệt hoàn toàn với nhau nên khi trang web gặp vấn đề thì sẽ không gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống
1. So sánh Cloud VPS và VPS thông thường
Cloud VPS sẽ được tối ưu hơn so với các loại VPS thông thường, cụ thể:
- Khả năng xử lý, bảo mật tốt hơn mà không bị giới hạn.
- Ít bị ảnh hưởng bởi những máy chủ khác.
- Cho phép truy cập nguồn tài nguyên lớn.
2. So sánh Shared Hosting và Cloud VPS
Yếu tố | Cloud VPS | Shared Hosting |
Tài nguyên | Sử dụng như một máy chủ riêng | Share tài nguyên từ một máy chủ ra nhiều hosting nhỏ nên bị hạn chế về tài nguyên |
Hiệu suất | Phù hợp với cá nhân, các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ | Dễ bị ảnh hưởng bởi các website khác có sử dụng hosting cùng một máy chủ. Phù hợp với đối tượng cá nhân và doanh nghiệp vừa, nhỏ |
Bảo mật | Tính bảo mật cao hơn vì dùng máy chủ riêng và tự quản lý | Bảo mật kém |
Chi phí | Vừa phải, không quá cao | Thấp |
Quản trị | Yêu cầu cần có nhiều kiến thức để toàn quyền quản trị | Quản trị dễ dàng bởi các công cụ: cPanel, DirectAdmin,… |
Mở rộng | Khả năng mở rộng, nâng cấp linh hoạt. | Khả năng mở rộng, nâng cấp thấp. |
VIII. Top 10 nhà cung cấp dịch vụ VPS chất lượng tốt nhất 2023
1. Vietnix
Đây là nhà cung cấp uy tín với các ưu điểm nổi bật:
- Cung cấp trải nghiệm tốt nhờ hệ thống máy chủ hiện đại, cấu hình cao và có nhiều lớp dự phòng.
- Bảo vệ an toàn dữ liệu với phần mềm sao lưu tự động.
- Tiết kiệm thời gian quản trị, giảm thiểu tối đa sự cố, rủi ro nhờ hệ thống giám sát kết hợp cùng đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ 24/7.
- Tương thích với nhiều hệ điều hành cho Server và hệ điều hành cho người dùng cá nhân.
- Cung cấp đa dạng gói dịch vụ cho người dùng
2. VPS Vultr
Vultr là nhà cung cấp dịch vụ VPS được đánh giá cao trong cộng đồng với đặc điểm nổi bật như sau:
- Giá cả: có giá bắt đầu từ 2.50 USD/tháng, nhiều tính năng hấp dẫn cho người dùng.
- Hiệu suất: ấn tượng, ứng dụng ổn định, hỗ trợ trên nhiều vùng địa lý khác nhau, giúp tối ưu hóa thời gian phản hồi và gia tăng tốc độ truy cập.
- Tính năng: Bảo mật, sao lưu, tạo snapshot, cài đặt các ứng dụng phổ biến như WordPress, Joomla, Drupal và Magento… Cho phép cài hệ điều hành từ file ISO nên có thể cài Windows dễ dàng.
- Hỗ trợ: 24/7 khi gặp sự cố về VPS.
3. DigitalOcean
DigitalOcean là một trong những địa chỉ thuê VPS nước ngoài uy tín với ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Dịch vụ thiết lập đơn giản, thân thiện với người dùng.
- Chi phí phù hợp, cho phép chuyển đổi dễ dàng.
- Không phát sinh thêm chi phí với một số dịch vụ bổ sung.
- Hiệu suất máy chủ cao, thời gian khởi động nhanh chóng nhờ hệ thống ổ cứng SSD.
- Có chức năng hỗ trợ người dùng tạo thêm nhiều máy ảo từ một tài khoản và mạng nội bộ, thích hợp để làm các hệ thống scaling.
- Tự động backup dữ liệu.
Nhược điểm:
- Không hỗ trợ CSKH qua điện thoại và hệ thống trả lời email khá chậm chạp.
- Không hỗ trợ máy chủ tại Việt Nam.
4. OVHcloud
OVHcloud cũng là nhà cung cấp dịch vụ VPS nước ngoài hàng đầu và được người dùng đánh giá tốt.
Ưu điểm:
- Thời gian uptime rất cao.
- Có các trung tâm dữ liệu ở Singapore, Sydney, US – châu Âu,…
- Được bổ sung lên đến 16 IP riêng với chi phí rất rẻ.
- Giá dịch vụ VPS rẻ hơn so với đối thủ khi cùng chất lượng.
Nhược điểm:
- Hỗ trợ CSKH chậm chạp.
- Quá trình kích hoạt VPS tốn nhiều thời gian.
5. VPS Hawk Host
Là nhà cung cấp VPS tại Mỹ và Canada, Hawk Host mang đến người dùng dịch vụ uy tín, giá tốt:
- Giá cả: Bắt đầu từ $12.99/tháng.
- Hiệu suất: Tốc độ truy cập nhanh, độ ổn định cao và có thể tùy chỉnh cấu hình.
- Tính năng: Bảo mật, sao lưu, hỗ trợ nhiều hệ điều hành và có thể tùy chỉnh hoàn toàn theo nhu cầu của người dùng.
- Hỗ trợ: Chuyên nghiệp, nhanh chóng và có hỗ trợ qua email, ticket, chat trực tiếp.
6. DreamHost
DreamHost có băng thông không giới hạn với mức giá dịch vụ chỉ từ 10$/tháng. Dịch vụ có lượng người dùng đông đảo tại Hong Kong, US,… nhưng cũng có một số hạn chế như:
- Không hỗ trợ trò chuyện, giải đáp trực tiếp hay qua điện thoại.
- Không có quyền truy cập root.
- Không đảm bảo hoàn lại tiền được cung cấp.
7. Linode
Dịch vụ VPS của Linode được đánh giá khá cao trong cộng đồng công nghệ với ưu điểm:
- Độ tin cậy: Xây dựng trên nền tảng OpenStack có tính ổn định và bảo mật cao.
- Hiệu suất: Có tốc độ truy cập cao và mạnh mẽ.
- Giá cả: Hợp lý
- Dịch vụ khách hàng: Tốt, hỗ trợ liên hệ qua nhiều kênh khác nhau.
8. Ramnode
VPS của RamNode sử dụng công nghệ ảo hóa OpenVZ lẫn KVM, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn cho các dự án khác nhau.
Ưu điểm:
- Khả năng chịu tải tốt, ổn định.
- Đa dạng các gói dịch vụ.
- Thường xuyên có mã khuyến mãi đi kèm.
Nhược điểm:
- Không có trung tâm dữ liệu nào đặt tại châu Á.
- Giá dịch vụ VPS khá cao.
9. VPS AZDIGI
AZDIGI được nhiều đánh giá tích cực từ người dùng với ưu điểm đáng kể:
- Giá cả: Khởi điểm từ 100.000 VNĐ/tháng.
- Hiệu suất: hoạt động tốt, truy cập nhanh và đáp ứng tốt nhu cầu người dùng.
- Tính năng: hữu ích gồm: bảo mật, sao lưu, cài đặt đầy đủ ứng dụng: WordPress, Joomla và Magento.
- Hỗ trợ: tốt, sẵn sàng giúp đỡ người dùng khi gặp sự cố về VPS.
10. TinoHost
Một số đánh giá về dịch vụ VPS của TinoHost như sau:
- Giá cả: Bắt đầu từ 180.000 VNĐ/tháng.
- Hiệu suất: Tốc độ truy cập nhanh và ổn định.
- Tính năng: Thiếu một số tính năng hữu ích so với các nhà cung cấp khác.
- Hỗ trợ: chuyên nghiệp, nhiệt tình
IX. Top những công cụ quản lý VPS tốt nhất hiện nay
Các công cụ quản lý VPS tốt nhất mà bạn có thể tham khảo:
- cPanel: Cho phép quản lý các thành phần tạo webserver để chạy web trên VPS thông qua giao diện trực quan. Tuy nhiên, chi phí sử dụng cao.
- DirectAdmin: Được đánh giá khá tốt bởi chi phí rẻ và dễ dàng quản lý.
- CyberPanel: Giao diện trực quan, có hỗ trợ cài OpenLiteSpeed làm webserver hoàn toàn miễn phí.
- HostVN Script: Cho phép cài đặt webserver và quản lý VPS đơn giản thông qua các câu lệnh ngắn và không chiếm dụng tài nguyên server.
Như vậy, trên đây Viettelnet đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về dịch vụ VPS, kinh nghiệm thuê VPS và top 10 nhà cung cấp dịch vụ VPS uy tín nhất. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể tìm được nhà cung cấp dịch vụ VPS tốt nhất và phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bản thân.