Điện toán đám mây là gì? Các đặc điểm, phân loại và lợi ích

Hoàng Hải Yến - Cập nhật lúc: 18:03 - 20/03/2024   - 1330 lượt xem

Điện toán đám mây là gì? Vì sao nó cho phép người dùng sử dụng tài nguyên chung mọi lúc mọi nơi với chi phí rẻ, độ bảo mật cao?

Dịch vụ điện toán đám mây hiện nay đang được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp áp dụng trong công việc và đời sống hằng ngày. Vậy điện toán đám mây là gì, tại sao nó lại được ứng dụng nhiều như vậy? Sau đây, Viettelnet sẽ cung cấp thông tin về điện toán đám mây cho bạn đọc tham khảo. 

Điện toán đám mây là gì? Các đặc điểm, phân loại và lợi ích
Điện toán đám mây chia sẻ tài nguyên cho máy tính có kết nối mạng internet

I. Tìm hiểu: Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây (Cloud Computing) là mô hình cho phép người dùng chia sẻ, sử dụng các tài nguyên từ công nghệ, năng lượng điện toán và lưu trữ cơ sở dữ liệu thông qua mạng internet. 

II. Các lợi ích mà điện toán đám mây mang lại cho người dùng

Điện toán đám mây là gì? Các đặc điểm, phân loại và lợi ích
Điện toán đám mây giúp người dùng truy cập, sử dụng tài nguyên mọi lúc mọi nơi với độ bảo mật cao

Điện toán đám mây mang lại rất nhiều lợi ích cho các cá nhân và doanh nghiệp, cụ thể như sau:

1. Tiết kiệm chi phí

Khi sử dụng điện toán đám mây, doanh nghiệp chỉ phải trả tiền cho các dịch vụ mà mình sử dụng nên sẽ tiết kiệm được các chi phí mua thiết bị, lắp đặt, bảo hành máy chủ vật lý,…

2. Sử dụng linh hoạt và mở rộng cơ sở hạ tầng dễ dàng

Người dùng có thể linh hoạt điều chỉnh tài nguyên để phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình dễ dàng. 

3. Truy cập và sử dụng ở bất cứ nơi đâu

Hệ thống điện toán đám mây cho phép người dùng truy cập và sử dụng tài nguyên mọi lúc mọi nơi thông qua mạng internet.

4. Tính sẵn sàng cao

Hệ thống điện toán đám mây có cơ chế sao lưu dữ liệu và cho phép người dùng khôi phục dữ liệu trong thời gian sớm nhất.

5. Độ bảo mật và an toàn cao

Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây sở hữu các trung tâm dữ liệu lớn và hệ thống bảo mật chặt chẽ. Đồng thời, dịch vụ điện toán đám mây còn có mức độ an toàn cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp không chuyên về công nghệ.

III. Có bao nhiêu cách phân loại trong điện toán đám mây?

Điện toán đám mây là gì? Các đặc điểm, phân loại và lợi ích
Có 2 cách phân loại điện toán đám mây đó là phân loại theo mô hình cung cấp dịch vụ và theo phương pháp triển khai.

Về cơ bản, điện toán đám mây ảo được chia làm 2 nhóm chính đó là mô hình cung cấp và phương pháp triển khai. Thông qua các phân loại này, người dùng sẽ lựa chọn được loại hình phù hợp với nhu cầu của họ.

1. Phân loại theo mô hình cung cấp dịch vụ điện toán đám mây

Có 3 mô hình cung cấp dịch vụ điện toán đám mây bao gồm IaaS, PaaS và SaaS. Đặc điểm của mỗi loại mô hình này như sau: 

1.1. Infrastructure as a Service (IaaS) 

IaaS có vai trò cung cấp các tính năng cơ bản nhất như mạng máy tính, máy tính ảo, không gian lưu trữ dữ liệu, CPU, RAM, ổ cứng,…

Người dùng sẽ có sẵn một máy chủ ảo trên không gian đám mây để làm việc mà không cần quan tâm tới các vấn đề khác như máy chủ nằm ở trung tâm dữ liệu nào và đang sử dụng mạng viễn thông nào,…

1.2. Platform as a Service (PaaS) 

PaaS cho phép người dùng lựa chọn các phần mềm mà họ mong muốn, vận hành và sử dụng mà không cần quan tâm tới việc phải cập nhật các phiên bản mới, RAM, CPU, ổ cứng,…

1.3. Software as a Service (SaaS)

SaaA cho phép người dùng đăng nhập và sử dụng phần mềm mà không cần quan tâm đến các yếu tố kỹ thuật, cài đặt,…

2. Cách phân loại theo phương pháp triển khai điện toán đám mây

2.1. Public Cloud

Public Cloud là hạ tầng điện toán đám mây được sử dụng chung cho tất cả các khách hàng của nhà cung cấp dịch vụ. Mô hình này phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, không yêu cầu dữ liệu cần được bảo mật ở mức cao.

2.2. Private Cloud

Phục vụ cho các đối tượng người dùng có nhu cầu sử dụng máy chủ ảo đám mây riêng, không chia sẻ ra bên ngoài. Mô hình này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp lớn vì họ có nhu cầu sử dụng máy chủ nhiều và đòi hỏi tính bảo mật cao.

2.3. Hybrid Cloud

Đây là loại hình có sự kết hợp giữa public cloud và private cloud cho phép người dùng lựa chọn cùng lúc các dịch vụ của cả 2 để phù hợp với các nhu cầu nhất định. 

2.4. Community Cloud

Community Cloud phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu chia sẻ hạ tầng và dữ liệu cho những người xung quanh, nhằm truyền tải thông tin một cách nhanh chóng.

IV. Đặc điểm cơ bản của dịch vụ điện toán đám mây 

Điện toán đám mây có 5 đặc trưng riêng biệt so với các hình thức máy chủ khác trước đây.

1. Tự phục vụ nhu cầu 

Dịch vụ điện toán đám mây – cloud computing cung cấp cho người dùng tất cả các yếu tố cần thiết để có thể sử dụng tài nguyên số bao gồm mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ,… Người dùng chủ động sử dụng mà không bị lệ thuộc vào nhà cung cấp hosting.

2. Truy cập mọi lúc mọi nơi 

Bạn có thể truy cập vào tài khoản điện toán đám mây và làm việc ở bất cứ nơi đâu và thời gian nào miễn là thiết bị có kết nối với mạng internet. 

3. Hồ chứa tài nguyên

Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây sẽ có các trung tâm dữ liệu với cơ sở hạ tầng hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của người dùng.

4. Co giãn nhanh chóng

Dịch vụ cloud cho phép người dùng có thể nâng cấp hoặc giảm lượng tài nguyên cần sử dụng theo nhu cầu sử dụng một cách dễ dàng

5. Đo lường dịch vụ 

Dịch vụ cloud có hệ thống lưu trữ và thông báo lưu lượng sử dụng của khách hàng. Qua đó, khách hàng sẽ biết được lưu lượng tài nguyên mình đã sử dụng để thanh toán và điều chỉnh cho phù hợp.

Nhờ những tiện ích mang lại cho người dùng, điện toán đám mây ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về dịch vụ này. 

Nếu có những thắc mắc về điện toán đám mây, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Website: viettelnet.vn hoặc số hotline: 0866.222.9000963.145.353 để được tư vấn thêm. 

Hoàng Hải Yến

Hoàng Hải Yến Viettel là chuyên viên kinh doanh CEO Viettel tốt nghiệp Đại Học chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh loại giỏi tại Đại Học Kinh Tế có kinh nghiệm hơn 12 năm (vào Viettel tư năm 2010) bán hàng xuất sắc với các kỹ năng, kinh nghiệm nghiệp vụ bán hàng và sau bán hàng các dịch vụ Viettel như: cáp quang FTTH, chữ ký số Viettel, Vtracking, Cloud, Brandname, định vị GPS,...
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận