Block Storage là gì? Ưu và nhược điểm gủa Block Storage

Hoàng Hải Yến - Cập nhật lúc: 18:03 - 20/03/2024

Block Storage là gì? Các ưu, nhược điểm và lợi thế cần biết của Block Storage. Cùng so sánh Block Storage với File storage và Object storage.

Để lưu trữ và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả hiện có 3 loại phổ biến nhất là File Storage, Block storage và Object storage. Với mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng nhưng trong đó, bạn quan tâm đến các lợi thế của Block Storage và muốn so sánh với 2 loại còn lại? Vậy thì hãy đọc chi tiết trong bài viết sau của Viettelnet!

Block Storage là gì? Ưu và nhược điểm gủa Block Storage
Block Storage thường được dùng trong các ứng dụng cần tốc độ truy xuất dữ liệu cao như cơ sở dữ liệu và các ứng dụng đòi hỏi bảo quản dữ liệu lớn.

I. Block Storage là gì? Cách hoạt động

1. Block Storage là gì?

Block Storage là hình thức lưu trữ dữ liệu theo dạng khối, nghĩa là thông tin được phân chia thành các khối có kích thước cố định và được lưu trữ trên các thiết bị như hệ thống lưu trữ mạng hoặc ổ cứng. Trong đó, mỗi khối dữ liệu được coi là một “khối xây dựng” và có thể được truy cập hay thao tác một cách độc lập.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sẽ liên tục phát triển các sản phẩm block storage với khả năng tùy chỉnh kích thước theo yêu cầu của khách hàng. Nhờ vậy mà bạn có thể đính kèm nó vào máy ảo của mình sau đó lưu trữ dữ liệu thành các phần riêng biệt.

2. Cách hoạt động của Block Storage

Dữ liệu trong Block Storage được phân chia thành các khối với mỗi khối được đánh dấu bằng một mã định danh duy nhất. Điều này cho phép hệ thống lưu trữ đặt các phần dữ liệu nhỏ tại bất kỳ vị trí nào. Hơn nữa, tính linh hoạt của nó cho phép mở rộng trên nhiều môi trường khác nhau, tối ưu việc phân phối dữ liệu.

Để sử dụng Block Storage, người dùng cần gắn nó với một máy chủ đang hoạt động, và sau đó sử dụng nó như một ổ đĩa thông thường. Bạn có thể định dạng nó với một hệ thống tập tin sau đó lưu trữ chúng.

II. Ưu và nhược điểm của Block Storage

Block Storage là gì? Ưu và nhược điểm gủa Block Storage
Block storage có nhiều ưu điểm nổi trội nhưng vẫn còn hạn chế như chỉ có thể gắn với một máy chủ tại một thời điểm.

1. Ưu điểm của Block Storage

  • Nhìn chung, chúng là một mô hình quen thuộc, dễ sử dụng, nó hỗ trợ hầu hết các tệp và hệ thống tệp phổ biến.
  • Block devices được hỗ trợ khá tốt, đồng thời mỗi ngôn ngữ lập trình đều có thể dễ dàng đọc và ghi tệp.
  • Filesystem permissions và access controls cũng vô cùng quen thuộc và dễ hiểu.
  • Thiết bị Block storage cung cấp độ trễ IO thấp, do đó chúng phù hợp để sử dụng cho các cơ sở dữ liệu.

2. Nhược điểm của Block Storage

  • Storage chỉ có thể gắn với một máy chủ tại một thời điểm.
  • Các blocks và hệ thống tập tin đều có dữ liệu siêu hạn chế về các khối thông tin mà chúng đang lưu trữ, bao gồm các chi tiết như ngày tạo, chủ sở hữu và kích thước. Mọi thông tin bổ sung mà bạn muốn lưu trữ phải được xử lý tại cấp ứng dụng và cơ sở dữ liệu, tạo nên một môi trường phức tạp có thể gây lo lắng cho các nhà phát triển.
  • Người dùng sẽ tốn 1 khoản phí cho tất cả không gian block storage ngay cả trong trường hợp không sử dụng nó.
  • Bạn chỉ có thể truy cập vào block storage thông qua một máy chủ đang chạy khác.
  • Sự triển khai và cấu hình của block storage đòi hỏi nhiều công việc thực hiện thủ công hơn so với object storage( bao gồm filesystem choices, permissions, versioning, backups,…).

III. Những lợi thế khi sử dụng Block Storage là gì?

Block Storage là gì? Ưu và nhược điểm gủa Block Storage
Block Storage rất tiện lợi và hữu ích với người dùng
  • Block Storage cung cấp 2 loại Volume bao gồm HDD và NVMe giúp cho việc lưu trữ, xử lý dữ liệu.
  • Block Storage được thiết kế với mục tiêu đảm bảo tính bền vững của dữ liệu thông qua hệ thống lưu trữ phân tán cùng khả năng nhân bản.
  • Việc thay đổi và mở rộng dung lượng của Block Storage có thể được thực hiện nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu lên đến 40TB.
  • Mức độ sẵn sàng của máy chủ được cam kết lên đến 99.99% cùng với đó là chính sách bồi thường được quy định một cách rõ ràng
  • Giao diện người dùng thân thiện và hoàn toàn tự động, giúp khách hàng có thể chủ động trong mọi thao tác. 

IV. So sánh Block Storage, File Storage và Object Storage

Bảng so sánh khác biệt giữa Block Storage,  File Storage và Object Storage

So sánh Khối lưu trữ Lưu trữ tập tin Lưu trữ đối tượng
Về cấu trúc dữ liệu Lưu trữ theo dạng các block dữ liệu có kích thước cố định. Lưu trữ theo dạng file và quản lý trên hệ thống tập tin. Lưu trữ dưới dạng các đối tượng, chứa cả dữ liệu và các siêu dữ liệu để mô tả về đối tượng.
Về mạng lưới phân phối Triển khai trên các hệ thống phân tán. Triển khai trên hệ thống đơn giản và không bị phân tán. Triển khai trên các hệ thống phân tán quy mô lớn.
Về hiệu suất Phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu hiệu suất cao. Phù hợp cho ứng dụng yêu cầu truy cập dữ liệu ngẫu nhiên. Phù hợp cho các ứng dụng lưu trữ lớn và không yêu cầu tốc độ cao.
Về quản lý Khó khăn trong triển khai và quản lý nhưng cung cấp hiệu suất cao và khả năng tùy chỉnh tốt. Dễ dàng triển khai và quản lý nhưng có thể gặp khó khăn khi quản lý các tệp dữ liệu lớn. Khả năng mở rộng linh hoạt nhưng khó khăn trong tích hợp và quản lý hệ thống.
Về bảo mật Bảo mật dữ liệu tốt Bảo mật cao về tệp dữ liệu Có thể gặp vấn đề bảo mật đối với các lưu trữ dữ liệu nhạy cảm

>> Xem thêm: Giá các gói cước lưu trữ trực tuyến Viettel Cloud Object Storage

V. Nên chọn Block Storage, File Storage hay Object Storage là tốt nhất?

Vậy, nên chọn Block Storage, File Storage hay Object Storage để lưu trữ dữ liệu của bạn?

Việc quyết định lựa chọn Block storage, File storage hay Object Storage sẽ phụ thuộc nhiều vào nhu cầu và yêu cầu của ứng dụng như:

  • Nếu ứng dụng cần hiệu suất cao và khả năng mở rộng cao thì bạn nên dùng Block storage.
  • Còn ứng dụng cần truy cập dữ liệu ngẫu nhiên và đang dùng các tệp dữ liệu cơ bản thì lúc này bạn nên sử dụng File Storage.
  • Ứng dụng cần lưu trữ và quản lý dữ liệu lớn nhưng không cần tốc độ truy cập cao thì bạn cần sử dụng Object storage

Trường hợp ứng dụng đang xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây thì có thể sử dụng 1 trong 3 loại lưu trữ trên đều được. Bạn cũng có thể dùng 1 hoặc nhiều loại lưu trữ tùy theo nhu cầu của ứng dụng. Hoặc cũng có thể dùng cả 3 loại lưu trữ này nếu đang cần tính linh hoạt cao và cần tận dụng ưu điểm của mỗi loại.

VI. Kết luận

Như vậy, hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu các ưu, nhược điểm của Block Storge, so sánh với File Storge và Object Storage. 

Trong đó, nếu bạn còn đang phân vân không biết nên chọn loại lưu trữ nào là phù hợp và tối ưu nhất cho mô hình của mình thì có thể liên hệ với Chuyên viên kỹ thuật Viettel để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất. Liên hệ qua website: viettelnet.vn hoặc hotline 0866.222.9000963.145.353 để gặp Mr. Cường.

Hoàng Hải Yến

Hoàng Hải Yến Viettel là chuyên viên kinh doanh CEO Viettel tốt nghiệp Đại Học chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh loại giỏi tại Đại Học Kinh Tế có kinh nghiệm hơn 12 năm (vào Viettel tư năm 2010) bán hàng xuất sắc với các kỹ năng, kinh nghiệm nghiệp vụ bán hàng và sau bán hàng các dịch vụ Viettel như: cáp quang FTTH, chữ ký số Viettel, Vtracking, Cloud, Brandname, định vị GPS,...
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận