6 Ưu, nhược điểm của Cloud Storage cho doanh nghiệp
Cloud Storage là gì? Tìm hiểu 6 ưu nhược điểm của Cloud Storage – dịch vụ lưu trữ điện toán đám mây cho doanh nghiệp.
Dịch vụ Cloud Storage đã và đang dần được áp dụng nhiều vào mọi lĩnh vực, ngành nghề bởi sự tiện dụng cũng như những lợi ích tuyệt vời mà nó đem lại. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt lợi đem lại cho các doanh nghiệp, Cloud Storage vẫn còn tồn tại một số nhược điểm, rủi ro.
Trong bài viết dưới đây, Viettelnet sẽ giúp bạn hiểu thêm về Cloud Storage một cách trực quan nhất cũng như tổng hợp 6 ưu nhược điểm của Cloud Storage cho doanh nghiệp.
MỤC LỤC
I. Cloud Storage là gì?
Cloud Storage là loại hình dịch vụ cho phép người dùng có thể lưu trữ, di chuyển, quản lý và chia sẻ dữ liệu một cách dễ dàng, nhanh chóng trên cloud. Theo đó, để truy cập, sử dụng dữ liệu thì thiết bị của bạn cần phải được kết nối Internet.
Với đặc tính tiện dụng của mình, Cloud Storage đã và đang ngày càng phổ biến trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. Đặc biệt, dịch vụ đám mây còn có ưu điểm lớn là khả năng sao lưu ổn định, khôi phục dữ liệu dễ dàng và bộ nhớ lưu trữ lớn.
Bên cạnh đó, người dùng còn có thể sử dụng dịch vụ này trên đa nền tảng và truy cập bộ nhớ lưu trữ mọi lúc mọi nơi.
II. Ưu điểm của Cloud Storage
1. Khả năng truy cập mọi nơi
Với Cloud Storage, người dùng có thể truy cập vào các tệp được lưu trữ trong đám mây ở bất kỳ vị trí nào có kết nối Internet. Nhờ vậy, các doanh nghiệp sẽ không gặp phải các rào cản về múi giờ cũng như vị trí địa lý khi hoạt động.
2. Tiết kiệm chi phí
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc sử dụng Cloud Storage sẽ yêu cầu rất ít chi phí, hay thậm chí không mất chi phí (đối với các dịch vụ miễn phí). Điều này sẽ giúp giảm bớt chi phí hoạt động cho doanh nghiệp và tiết kiệm được nguồn lực tài chính dành cho việc lưu trữ thông tin từ xa.
3. Khôi phục thảm họa
Đối với các tệp, thư mục quan trọng, các doanh nghiệp nên đầu tư vào kế hoạch sao lưu khẩn cấp bằng cách sử dụng Cloud Storage. Việc này sẽ giúp tạo các bản sao nhằm sử dụng khi cần thiết và phòng tránh rủi ro.
Theo đó, doanh nghiệp có thể lưu trữ các tệp dữ liệu này trên đám mây và truy cập thông qua kết nối Internet khi cần thiết.
4. Khả năng mở rộng dễ dàng
Với Cloud Storage, doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh mức dung lượng lưu trữ tùy theo nhu cầu cần mở rộng hay thu hẹp. Lúc này, doanh nghiệp chỉ cần hoàn thành các thủ tục thanh toán để tiến hành gia hạn dung lượng lưu trữ với nhà cung cấp.
5. Tốc độ cao
Công nghệ điện toán đám mây có tốc độ sao lưu nhanh hơn nhiều so với các máy chủ vật lý. Theo đó, một doanh nghiệp có thể sao lưu dữ liệu đồng thời với nhiều máy chủ cùng lúc nên sẽ có lợi thế hơn so với việc sao lưu vào đĩa.
6. Khả năng lưu trữ lâu dài
Khác với các thiết bị phần cứng, lưu trữ dữ liệu trên điện toán đám mây sẽ không bao giờ bị lỗi thời. Theo đó, doanh nghiệp chỉ cần trả tiền cho mức dung lượng thực tế sử dụng và hiệu suất của gói dịch vụ.
Trong khi đó, các nhà cung cấp sẽ phải luôn không ngừng nâng cấp hệ thống và cập nhật các công nghệ mới nhất nhằm tăng tính cạnh tranh.
III. Nhược điểm của Cloud Storage
1. Bảo mật và quyền riêng tư
Khi sử dụng dịch vụ lưu trữ trên hệ thống đám mây, doanh nghiệp sẽ phải cung cấp các thông tin kinh doanh nhạy cảm và dữ liệu quan trọng cho nhà cung cấp của bên thứ ba. Điều này có thể khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro.
Do đó, việc lựa chọn một nhà cung cấp đáng tin cậy, uy tín và chịu trách nhiệm bảo vệ các dữ liệu là vô cùng quan trọng, cần thiết.
2. Giới hạn băng thông
Băng thông sử dụng sẽ phụ thuộc vào gói lưu trữ mà doanh nghiệp lựa chọn. Theo đó, nếu doanh nghiệp sử dụng vượt quá giới hạn cho phép thì sẽ làm phát sinh thêm chi phí. Tuy nhiên, hiện nay đã có một số gói băng thông không giới hạn, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn các nhà cung cấp này.
3. Dễ bị tấn công
Các thông tin và dữ liệu mà doanh nghiệp lưu trữ trên hệ thống đám mây có khả năng bị hacker tấn công từ bên ngoài. Internet không hoàn toàn an toàn, do đó, các dữ liệu kinh doanh nhạy cảm luôn có khả năng gặp phải rủi ro, bị đánh cắp.
4. Quản lý dữ liệu
Việc quản lý dữ liệu trên hệ thống điện toán đám mây khá phức tạp. Đặc biệt, không phải lúc nào hệ thống quản lý lưu trữ của doanh nghiệp cũng được tích hợp tốt với hệ thống của nhà cung cấp. Chính vì thế, điều này có thể gây ra một số khó khăn trong việc sao lưu, lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp.
5. Chi phí trọn đời
Với Cloud Storage, chi phí sử dụng sẽ có xu hướng tăng lên qua các năm. Đồng thời, nếu các ứng dụng nằm ở máy chủ vật lý và dữ liệu lại nằm trên hệ thống điện toán đám mây, doanh nghiệp sẽ phải tốn thêm chi phí networking.
6. Các quy định
Tùy thuộc vào mức độ quy định trong ngành, doanh nghiệp có thể sẽ không được sử dụng dịch vụ Public Cloud. Đặc biệt là đối với các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tài chính hay các công ty giao dịch công khai…
IV. Ưu điểm của Cloud Storage liệu có lớn hơn các nhược điểm hay không?
Mặc dù vẫn còn có một số lo ngại về tính bảo mật cũng như một số nhược điểm khác của Cloud Storage, tuy nhiên, các điểm mạnh về tiết kiệm chi phí, khả năng truy cập và khắc phục thảm họa… lại có giá trị hơn rất nhiều khi so sánh với các rủi ro liên quan.
Chính vì thế, Cloud Storage là giải pháp rất đáng để áp dụng cho cơ sở hạ tầng cũng như giúp tối ưu ngân sách của doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ các thông tin về các ưu nhược điểm của Cloud Storage cho doanh nghiệp mà chúng tôi đã tổng hợp được.
Nếu vẫn còn thắc mắc cần giải đáp về dịch vụ Cloud Storage cũng như có nhu cầu đăng ký gói Cloud Server Viettel, bạn hãy liên hệ với Viettelnet thông qua website: viettelnet.vn hoặc gọi đến hotline 0866.222.900 – 0963.145.353 để được chuyên viên kỹ thuật Viettel hỗ trợ và tư vấn giải đáp tận tâm nhất.