Phân biệt: Lưu trữ đám mây, sao lưu và đồng bộ hóa đám mây

Hoàng Hải Yến - Cập nhật lúc: 16:03 - 20/03/2024   - 1445 lượt xem

Phân biệt lưu trữ đám mây, sao lưu đám mây và đồng bộ hóa đám mây. Tìm hiểu Cloud Storage là gì? Cloud backup là gì? Cloud Sync là gì?

Lưu trữ đám mây, sao lưu đám mây và đồng bộ hóa đám mây là các thuật ngữ quen thuộc, có mối liên quan mật thiết với nhau. Tuy nhiên bạn có biết sự khác biệt giữa 3 thuật ngữ này? Cùng Viettelnet.vn tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây.

Phân biệt: Lưu trữ đám mây, sao lưu và đồng bộ hóa đám mây
Sự khác biệt chủ yếu giữa lưu trữ đám mây, sao lưu đám mây và đồng bộ hóa đám mây.

Cả 3 giải pháp trên đều hướng đến mục đích chung là bảo vệ dữ liệu người dùng. Thế nhưng mục tiêu của người dùng khi triển khai chúng lại khác nhau.

Sao lưu đám mây là sao chép dữ liệu phòng trường hợp mất mát hoặc hư hỏng hệ thống, lưu trữ đám mây tạo môi trường lưu trữ, cho phép người dùng truy xuất dữ liệu. Còn đồng bộ hóa đám mây lại cấp quyền truy cập dữ liệu cho nhiều người dùng và thực hiện thay đổi từ nhiều thiết bị. 

Vậy ứng dụng nào là phù hợp nhất với bạn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về ba mô hình để có sự lựa chọn phù hợp. 

I. Cloud Storage – Lưu trữ đám mây là gì? Các lợi ích

1. Cloud Storage là gì?

Cloud Storage hay lưu trữ đám mây là một ổ đĩa ảo từ xa, không gắn với máy tính hoặc hệ thống vật lý nhất định. Để có quyền truy cập vào bộ nhớ, người dùng cần thông qua một ứng dụng đặc biệt hoặc một trình duyệt web.

Dịch vụ Cloud Storage cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào các tệp và thư mục như chia sẻ mạng cục bộ hoặc các thiết bị được kết nối vật lý. Thậm chí, một số ứng dụng còn cho phép gắn tài khoản lưu trữ đám mây vào máy tính và nhận quyền truy cập vào nó.

2. Các lợi ích của Cloud Storage

Phân biệt: Lưu trữ đám mây, sao lưu và đồng bộ hóa đám mây
Các lợi ích dịch vụ lưu trữ đám mây mang lại

Cloud Storage không giới hạn ranh giới lưu trữ. Đồng thời đa số các nhà cung cấp dịch vụ đám mây chỉ tính phí dung lượng sử dụng nên bạn có thể lưu trữ dữ liệu tùy thích. 

Dữ liệu lưu trữ trong đám mây được sao chép giữa một số mảng nên khi trung tâm dữ liệu bị hỏng, nó vẫn có sẵn. Vì vậy, bạn có thể tích hợp liền mạch lưu trữ đám mây cho doanh nghiệp ở mọi quy mô, sử dụng nó để làm cơ sở sao lưu, máy chủ tệp hoặc kho dữ liệu cho các máy ảo trên đám mây.

II. Cloud Backup – Sao lưu đám mây là gì?

1. Cloud Backup là gì?

Cloud backup hay Sao lưu đám mây là bản sao lưu, hoạt động theo một tập hợp các quy tắc nhằm gửi bản sao dữ liệu của người dùng lên kho lưu trữ đám mây. Một dịch vụ sao lưu tốt sẽ tự động sao lưu dữ liệu thường xuyên. Đây là một trong những tính năng hấp dẫn nhất của Cloud backup.

2. Tính năng của Cloud Backup

Ngoài ra, dịch vụ sẽ đảm bảo quyền riêng tư cho người dùng bằng cách mã hóa dữ liệu bằng mật khẩu. Đồng thời cung cấp nhiều phiên bản tệp của các phiên bản trước và người dùng có thể theo dõi các thay đổi được thực hiện.

Phân biệt: Lưu trữ đám mây, sao lưu và đồng bộ hóa đám mây
Sao lưu đám mây sẽ tự động sao lưu dữ liệu thường xuyên cho người dùng.

3. Phiên bản cập nhật mới nhất của Cloud Backup

Với phiên bản cập nhật mới nhất, sao lưu đám mây có thể khôi phục dữ liệu ngay lập tức trong trường hợp hư hỏng hoặc mất mát. Do đó, ứng dụng được khuyến nghị cho lượng lớn dữ liệu và các tổ chức cần sao lưu tự động, thường xuyên thông tin.

4. Chi phí cho Cloud Backup

Cloud Backup thường yêu cầu trả phí theo hàng tháng hoặc hàng năm dựa trên đăng ký. Tuy nhiên, các nhà cung cấp có thể định giá phù hợp tùy vào lượng dữ liệu cần sao lưu, từ đó cung cấp tài khoản trọn đời với khoản thanh toán một lần.

Sao lưu đám mây còn cung cấp thêm dữ liệu mọi lúc bạn cần, tương tự như lưu trữ đám mây. 

III. Cloud Sync – Đồng bộ hóa đám mây là gì?

1. Cloud Sync là gì?

Cloud Sync hay Đồng bộ hóa đám mây hoạt động bằng cách giữ nguyên một bộ tệp, thư mục trên thiết bị khách và bộ nhớ đám mây. Với đồng bộ hóa một chiều, các tệp được sửa đổi sẽ được tải lên đám mây và có thể được tải xuống theo cách thủ công.

2. Tính năng của Cloud Sync

Với đồng bộ hóa hai chiều, đám mây lại là một nơi lưu trữ trung gian. Tất cả các ứng dụng khách sẽ tự động tải xuống các tệp đã thay đổi trên đám mây. Có thể thấy, đa số các dịch vụ công cộng đều dựa trên đồng bộ hóa hai chiều, trong đó nổi bật là Google Drive và Dropbox.

Do chủ yếu tập trung vào hợp tác kinh doanh nên Cloud Sync có khối lượng dữ liệu thấp, tỷ lệ yêu cầu hạn chế và không hỗ trợ các tính năng nâng cao như quản lý cấp khối.

3. Chi phí cho Cloud Sync

Ngoài ra, các hệ thống đồng bộ hóa đám mây rất ít giá tùy chọn, yêu cầu người dùng phải trả tiền cho toàn bộ dung lượng lưu trữ, kể cả khi chỉ sử dụng một phần ba dung lượng.

4. Các dịch vụ Cloud Sync nổi bật

Phân biệt: Lưu trữ đám mây, sao lưu và đồng bộ hóa đám mây
Các dịch vụ sao lưu đám mây nổi bật như Dropbox, iCloud Drive, OneDrive, Google Drive.

Một số dịch vụ như Dropbox, iCloud Drive, OneDrive, Google Drive sync đồng bộ hóa thư mục trên máy tính hoặc di động với các thư mục trên máy khác vào đám mây. Từ đó cho phép người dùng truy cập vào tệp, thư mục trên nhiều thiết bị khác nhau.

Hiểu đơn giản hơn, thông qua dịch vụ đồng bộ hóa trên máy tính ở nhà, bạn có thể truy cập vào tệp và thực hiện các thay đổi. Ngay cả khi bạn đến cơ quan, trường học,… các thay đổi vẫn được giữ nguyên.

Hơn nữa, bạn cũng có thể chia sẻ tệp này với người khác cũng như cho phép họ thực hiện các thay đổi trên máy họ và xuất hiện trên máy bạn. Khi đó, tệp vẫn luôn được đồng bộ hóa.

IV. Sự khác biệt chủ yếu giữa Cloud Storage, Cloud Sync và Backup

Mục đích là điểm khác biệt chủ yếu giữa đồng bộ hóa, sao lưu và lưu trữ dữ liệu. Sao lưu đám mây là một bản sao dữ liệu trên bộ nhớ từ xa để bảo vệ dữ liệu, được thiết kế thêm bộ nhớ đám mây để truy cập vào dữ liệu từ mọi nơi. 

Đồng bộ hóa đám mây cho phép nhiều người dùng làm việc với dữ liệu từ xa, với nhiều số lượng thiết bị. Từ đó đồng bộ hóa các thay đổi trên tất cả những người dùng liên quan.

Đến nay, các hệ thống như Google Drive và Dropbox đã kết hợp tính năng lưu trữ và đồng bộ hóa nhằm cung cấp khả năng lưu trữ dữ liệu, quyền truy cập không giới hạn và cộng tác trong một dịch vụ duy nhất.

Bài viết trên đã đem đến các thông tin chi tiết về đồng bộ hóa so với sao lưu và lưu trữ cũng như sự khác biệt giữa chúng. Viettelnet hy vọng các chia sẻ trên sẽ thực sự giúp ích bạn trong việc lựa chọn ứng dụng tốt và phù hợp nhất. 

Hoàng Hải Yến

Hoàng Hải Yến Viettel là chuyên viên kinh doanh CEO Viettel tốt nghiệp Đại Học chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh loại giỏi tại Đại Học Kinh Tế có kinh nghiệm hơn 12 năm (vào Viettel tư năm 2010) bán hàng xuất sắc với các kỹ năng, kinh nghiệm nghiệp vụ bán hàng và sau bán hàng các dịch vụ Viettel như: cáp quang FTTH, chữ ký số Viettel, Vtracking, Cloud, Brandname, định vị GPS,...
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận