Quy định về tranh chấp hợp đồng và giải quyết tranh chấp

Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp thực hiện việc giao dịch, kinh doanh của mình thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, luôn tồn tại các tranh chấp phát sinh tại thời điểm hợp đồng chưa giao kết, đang trong quá trình thực hiện hoặc đã hoàn tất hợp đồng. Bây giờ hãy cùng Viettelnet tìm hiểu về tranh chấp hợp đồng nhé!

Quy định về tranh chấp hợp đồng tại Việt Nam hiện nay

Tranh chấp hợp đồng là gì?

Tranh chấp hợp đồng là sự bất đồng ý kiến, mâu thuẫn giữa các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.

Tranh chấp hợp đồng là sự mâu thuẫn khi tham gia quan hệ hợp đồng

Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng là gì?

  • Đầu tiên, căn cứ vào quyền tự định đoạt của các bên khi thỏa thuận nên tranh chấp hợp đồng chỉ được giải quyết khi tôn trọng tự do ý chí của các bên
  • Thứ hai, tranh chấp hợp đồng có thể chỉ đến từ việc yêu cầu không thực hiện một công việc nhất định nên bản chất của việc giải quyết tranh chấp không chỉ đơn thuần là phân định quyền lợi về tài sản
  • Cuối cùng, ngoại trừ thỏa thuận khác thì các bên đều bình đẳng trước cơ quan tài phán trong việc khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng. Vì vậy, tranh chấp hợp đồng được xem xét theo tiêu chí tôn trọng, bình đẳng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Các bên đều bình đẳng khi giải quyết tranh chấp hợp đồng

Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp HĐ thương mại và dân sự

Nguyên tắc giải quyết đối với tranh chấp hợp đồng thương mại:

  • Nguyên tắc thương nhân bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại
  • Nguyên tắc tự do thỏa thuận trong hoạt động thương mại
  • Nguyên tắc áp dụng thói quen được thiết lập giữa các bên trong hoạt động thương mại
  • Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng
  • Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại

Nguyên tắc giải quyết đối với tranh chấp hợp đồng dân sự:

  • Tất cả cá nhân, pháp nhân đều hoàn toàn bình đẳng, không được viện bất kỳ lý do gì để phân biệt đối xử và được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền tài sản và nhân thân
  • Cá nhân hoặc pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội sẽ có hiệu lực pháp lý với các bên
  • Cá nhân hoặc pháp nhân xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền và nghĩa vụ của mình một cách trung thực, thiện chí
  • Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích của dân tộc, quốc gia, công cộng cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
  • Cá nhân hoặc pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện không đúng hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Việt Nam hiện nay

>> XEM THÊM: Hợp đồng đặt cọc và những quy định hiện hành mới nhất

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng theo quy định

Phương thức hòa giải, thương lượng giữa các bên

Đây là cách thức giải quyết tranh chấp đầu tiên khi có xung đột xảy ra. Việc thương lượng, hòa giải diễn ra giữa các bên tranh chấp để cùng nhau thảo luận, bàn bạc để đi đến sự thống nhất về cách hiểu nội dung hợp đồng và đưa ra nhiều phương án có lợi nhất, để giảm thiểu thiệt hại cho các bên. Và trong đó, các bên đều tự nguyện thực hiện phương án thỏa thuận hòa giải.

Giải quyết tranh chấp Trọng tài thương mại

Phương thức Trọng tài thương mại chỉ áp dụng với các hợp đồng thương mại. Nếu hợp đồng chỉ là hợp đồng dân sự thông thường thì các bên không thể lựa chọn cách thức này để giải quyết tranh chấp hợp đồng được.

Các bên có tranh chấp hợp đồng có thể thỏa thuận và ghi nhận bằng văn bản về việc trường hợp phát sinh tranh chấp giữa các bên thì sẽ lựa chọn Trọng tài thương mại để giải quyết. Đây là cách thức giải quyết qua bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt mâu thuẫn và đưa ra phán quyết yêu cầu các bên phải thi hành theo quyết định đó.

Các bên trong tranh chấp được quyền lựa chọn trọng tài viên, quyết định thời gian, địa điểm và ngôn ngữ giải quyết. Trọng tài sau khi đã xem xét tranh chấp sẽ đưa ra các phán quyết có giá trị thi hành đối với cả hai bên. Đây là một phương thức bắt nguồn từ sự tự do thỏa thuận của các bên và không mang ý chí quyền lực của nhà nước.

Ở Việt Nam, Trọng tài thương mại là một tổ chức phi chính phủ hoạt động theo quy định pháp luật và quy chế trọng tài quốc tế với có chế giải quyết được thể hiện ở cả 2 yếu tố là tài phán và thỏa thuận.

Tổ chức Trọng tài thương mại tại Việt Nam là VIAC

Khi các bên đã lựa chọn phương thức Trọng tài, các bên có thể lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài viên và luật áp dụng nhưng khi đã có kết quả phán quyết, giải quyết của trọng tài thì các bên có nghĩa vụ phải tuân theo.

Trọng tài sẽ giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc xét xử một lần và phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm và không thể kháng cáo, kháng nghị theo quy định tố tụng dân sự. Phán quyết của trọng tài có giá trị thi hành với các bên và nếu bên có nghĩa vụ không thi hành thì bên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án công nhận phán quyết và yêu cần cưỡng chế thi hành.

Giải quyết tranh chấp thủ tục tố tụng tư pháp

Khi phát sinh tranh chấp hợp đồng, nếu các bên không thể tự hòa giải, thương lượng thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án. Tùy theo tính chất của hợp đồng mà tranh chấp phát sinh có thể được Tòa án giải quyết theo các thủ tục tố tụng khác nhau.

Tranh chấp hợp đồng là điều không thể tránh khỏi khi các bên thực hiện việc xác lập, thực hiện và chấm dứt hợp đồng nên các bạn không cần quá lo lắng. Hy vọng với các thông tin mà Viettelnet chia sẻ, các bạn đã tìm được thông tin hữu ích cho mình. Mọi thông tin thắc mắc khác, các bạn vui lòng liên hệ số điện thoại 0866.222.900 để được chúng tôi hỗ trợ nhé!

Hợp đồng Viettel – Bỏ ký tay, thay ký số https://viettelnet.vn/hop-dong-dien-tu-viettel/