Hợp đồng đặt cọc và những quy định hiện hành mới nhất

Đặt cọc là một biến pháp bảo đảm được áp dụng rất nhiều trong nền kinh tế và hợp đồng đặt cọc là một loại hợp đồng vô cùng phổ biến. Nhưng cụ thể hợp đồng đặt cọc là gì? Pháp luật quy định như thế nào về loại hợp đồng này? Cùng Viettelnet tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé!

Định nghĩa hợp đồng đặt cọc

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc một loại tài sản đặt cọc nào đó trong một khoảng thời gian để đảm bảo việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Như vậy, có thể hiểu hợp đồng đặt cọc là sự thỏa thuận của hai hoặc nhiều bên khi tham gia quan hệ hợp đồng nhằm xác lập việc một bên giao cho bên còn lại một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo thực hiện hợp đồng.

Định nghĩa hợp đồng đặt cọc theo Bộ luật Dân sự 2015

Việc thực hiện hợp đồng đặt cọc nhằm mục đích:

  • Đảm bảo giao kết hợp đồng dân sự giữa các bên
  • Để thực hiện hợp đồng dân sự đã giao kết đúng với những điều các bên đã thỏa thuận.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng đặt cọc cần tuân thủ hình thức bằng văn bản, không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, trên thực tế, để đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng, các bên nên công chứng, chứng thực hợp đồng đặt cọc.

>> XEM THÊM: Quy định về tranh chấp hợp đồng và giải quyết tranh chấp

>> Hợp đồng liên doanh là gì?

Khi nào hợp đồng đặt cọc phát sinh hiệu lực với các bên?

Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng đặt cọc là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc một thời điểm khác nên các bên có thỏa thuận

  • Khi tuân thủ đầy đủ các quy định bên dưới, hợp đồng đặt cọc sẽ phát sinh hiệu lực
  • Hợp đồng đặt cọc có hình thức theo đúng quy định của pháp luật
  • Người tham gia giao kết hợp đồng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự
  • Việc đặt cọc được thỏa thuận trong hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội và không thuộc trường hợp hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện
  • Các bên tham gia giao kết hợp đồng hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, nhầm lẫn hay lừa dối.
Hợp đồng đặt cọc phát sinh hiệu lực khi nào?

Hợp đồng đặt cọc sẽ bị tuyên bố là vô hiệu khi không đáp ứng được các điều kiện bên trên. Khi hợp đồng đặt cọc vô hiệu, các bên khôi phục tình trạng ban đầu và có trách nhiệm hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Khi hợp đồng đặt cọc vô hiệu, ai là người bị thiệt?

Tuy được quy định tại nhiều văn bản pháp luật nhưng trên thực tế, việc giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc không hề đơn giản và bên chịu thiệt thường là bên mua.

Nguy cơ bị đánh tháo

Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên và pháp luật tôn trọng sự tự do thỏa thuận này nếu nó không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Vì vậy, nếu trong hợp đồng không ghi nhận sự thỏa thuận về một vấn đề nào đó thì sẽ áp dụng Bộ luật Dân sự 2015 để giải quyết.

Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp sau khi nhận đặt cọc thì bên bán từ chối thực hiện hợp đồng vì họ đã tìm được người mua với giá cao hơn. Vì thế, khi xác lập hợp đồng thì bên mua cũng nên ràng buộc bên bán bằng các điều khoản. Cụ thể là bên bán phải trả lại tiền cọc và bị phạt cọc một khoản tiền lớn nhất định. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, người bán sẵn sàng chấp nhận bị phạt chỉ vì bán được giá cao hơn so với người mua cũ.

Nguy cơ bị đánh tháo vô cùng cao

Phạt cọc gấp đôi vẫn chịu thiệt

Tại Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng thì phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc và một khoản tiền tương đương với giá trị của tài sản đặt cọc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Nói một cách dễ hiểu, nếu người bán từ chối giao kết và thực hiện hợp đồng với bên mua thì có trách nhiệm trả lại tài sản đặt cọc và bị phạt một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc, chính xác là người bán bị phạt cọc gấp đôi.

Tuy vậy thì người mua vẫn là bên chịu thiệt hơn rất nhiều nếu hợp đồng đặt cọc không được thực hiện vì muốn đòi được “khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc” thì họ phải khởi kiện ra Tòa án với một quy trình tố tụng phức tạp và kéo dài. Đó là chưa kể đến trường hợp thắng kiện nhưng khó đảm bảo thi hành án.

Người mua luôn là bên bị thiệt

Vì vậy, với các vụ có số tiền đặt cọc không lớn thì thông thường bên mua phải chấp nhận phần thiệt là chỉ lấy lại số tiền đã đặt cọc mà không được bồi thường thêm bất kỳ khoản tiền nào.

Còn với các vụ mà số tiền đặt cọc có giá trị lớn thì người mua sẽ lại càng bị thiệt hại nhiều hơn, do số tiền này có thể bị bên bán lợi dụng gửi tiền vào ngân hàng hưởng lãi suất hoặc đầu tư, quay vòng,… trong khi bên mua có khả năng cao bị mất tiền do lạm phát và đồng tiền mất giá.

Vậy là Viettelnet đã chia sẻ cho các bạn các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng đặt cọc cập nhật mới nhất năm. Các bạn nên cẩn trọng khi giao kết loại hợp đồng này để tránh chịu thiệt nhé! Mọi thông tin thắc mắc khác, các bạn vui lòng liên hệ số điện thoại 0866.222.900.