Sơ lược về lịch sử hình thành của GPS – Hệ thống định vị toàn cầu
Hệ thống định vị GPS được phát triển bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vào thập niên 1960, phục vụ cho quân sự, mở rộng trong thương mại và dân sự.
Ngày nay, GPS trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống, giúp con người di chuyển dễ dàng và an toàn hơn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng hệ thống định vị hiện đại này đã trải qua một hành trình phát triển dài.
Bài viết này, Viettelnet giới thiệu về lịch sử của GPS cũng như việc ứng dụng rộng rãi chúng trong đời sống hiện đại.
GPS ứng dụng trong nhiều lĩnh vực bào gồm: điều hướng, theo dõi hành trình, định vị cá nhân, quản lý hàng hóa…
Xem thêm:
- Nguyên lý ứng dụng định vị GPS trong cuộc sống
- phân phối thiết bị gps
- thiết bị định vị GPS Viettel toàn quốc
- sim định vị gps
- định vị xe máy honda
- định vị xe máy yamaha
- chống trộm xe máy lead
- gia hạn định vị
- khóa chống trộm
- cấu tạo định vị gps
MỤC LỤC
I. Khái niệm về hệ thống định vị toàn cầu GPS
Hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) được thiết kế để xác định vị trí, tốc độ và thời gian của bất kỳ “vật thể” nào trên Trái đất có bộ thu GPS. Hệ thống GPS có cấu tạo định vị gps gồm 3 thành phần chính như sau:
- Vệ tinh GPS: Mạng lưới gồm 30 vệ tinh (27 vệ tinh chính và 3 vệ tinh dự phòng) bay quanh Trái đất.
- Trạm điều hành vệ tinh GPS: Hệ thống gồm 5 trạm mặt đất được đặt ở các vị trí khác nhau trên Trái đất để theo dõi và điều khiển các vệ tinh GPS.
- Bộ thu GPS: Thiết bị được sử dụng để thu nhận tín hiệu từ các vệ tinh GPS.
II. Lịch sử hình thành hệ thống GPS của Hoa Kỳ
Hệ thống này được phát triển bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nhằm phục vụ quân sự nhưng sau này đã được mở rộng cho mục đích sử dụng thương mại và dân sự. Dưới đây là cột mốc quan trọng trong lịch sử hình thành hệ thống GPS:
- Năm 1978: Vệ tinh GPS đầu tiên đã được phóng lên quỹ đạo
- Năm 2011: Hệ thống GPS đã hoàn thiện với 30 vệ tinh hoạt động.
Trong đó, mỗi vệ tinh GPS được thiết kế để hoạt động trong 15 năm, trọng lượng 1.500 kg, dài 5 mét, có các tấm năng lượng Mặt Trời mở rộng 7 mét vuông và công suất phát của mỗi vệ tinh GPS bằng hoặc dưới 50 watt.
Hệ thống GPS được Bộ Quốc phòng Mỹ nghiên cứu từ năm 1973, phóng vệ tinh đầu tiên năm 1978 và đưa vào hoạt động trọn bộ từ năm 1994.
III. Tìm hiểu hệ thống định vị toàn cầu của Nga – Glonass
1. Khái quát
GLONASS (Globalnaya Navigatsionnaya Sputnikovaya Sistema) là hệ thống định vị vệ tinh do Lực lượng Phòng vệ Không gian Nga vận hành. Đây được xem là đối thủ cạnh tranh với hệ thống GPS của Hoa Kỳ, tuy nhiên GLONASS hiện có số lượng vệ tinh hoạt động ít hơn (chỉ 24 so với 31 của GPS).
2. Nguyên lý hoạt động
Vệ tinh GLONASS bay ở độ cao 19.400 Km, độ nghiêng 64,8 độ và sẽ hoàn thành một vòng quỹ đạo trong 11 giờ 15 phút. Hệ thống hoạt động hiệu quả hơn GPS tại khu vực hai cực Trái Đất, gồm 3 quỹ đạo, mỗi quỹ đạo có khoảng 8 vệ tinh. Khi muốn xác định tọa độ của vật, cần tín hiệu từ tối thiểu 4 vệ tinh vì 3 vệ tinh chỉ cung cấp độ chính xác tương đối.
Glonass là hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu thứ hai của thế giới, sau GPS của Mỹ.
3. Hiệu quả hoạt động và ứng dụng
GLONASS được sử dụng chủ yếu cho mục đích quân sự của Nga như điều khiển đạn pháo Koalitsiya-SV, dẫn đường bom KAB-500S-E. Hiện tại, độ chính xác của GLONASS đã gần bằng GPS với sai số chỉ 2,8m trong điều kiện tối ưu (không mây, không can nhiễu vô tuyến…). Trong tương lai, GLONASS được kỳ vọng sẽ thay thế GPS và ứng dụng rộng rãi trong đời sống dân sự.
IV. Ứng dụng của hệ thống định vị toàn cầu GPS trong đời sống
Hệ thống định vị toàn cầu GPS có nhiều ứng dụng gps trong cuộc sống, bao gồm:
1. Hộp đen trên máy bay dân dụng
Hộp đen ô tô được thiết kế với chất liệu siêu bền, có khả năng hoạt động ngay cả khi máy bay phát nổ hay rơi xuống biển. Thiết bị này ghi lại toàn bộ hành trình và dữ liệu âm thanh trong quá trình di chuyển của máy bay, rất hữu ích trong việc điều tra nguyên nhân tai nạn hàng không.
2. Chuyên dùng cho tàu thuỷ, tàu biển
Định vị tàu thuyền được thiết kế có thể chống lại môi trường muối biển khắc nghiệt. Do không có hệ thống mạng dữ liệu ngoài biển nên thiết bị này sử dụng sóng analog để truyền dữ liệu về đất liền, giúp theo dõi chính xác hành trình của tàu thuyền.
Thiết bị định vị giúp điều hướng và theo dõi hành trình trong suốt quá trình trên biển.
3. Sử dụng cho người thám hiểm
Loại định vị này được thiết kế nhỏ gọn, độ bền cao, chống rơi rớt và va đập. Đồng thời, thiết bị có khả năng truyền sóng analog và màn hình hiển thị giúp người thám hiểm xác định vị trí của họ trên bản đồ số một cách dễ dàng.
4. Dùng cho mục đích quản lý vận tải
Hệ thống GPS được ứng dụng rộng rãi trong quản lý vận tải, giúp theo dõi vị trí, hành trình và tình trạng hoạt động của các phương tiện giao thông. Loại định vị này được thiết kế nhỏ gọn, giấu kín, chống nước có khả năng nghe âm thanh, dung lượng Pin lớn và thời gian hoạt động lên tới 30 ngày.
V. Lắp đặt định vị ô tô uy tín, chất lượng – giá tốt tại Viettelnet
Hiện nay, Viettelnet là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp thiết bị định vị GPS cho xe ô tô, taxi, xe tải, xe container, máy xúc, xe máy và theo dõi cá nhân tại Việt Nam. Một số ưu điểm nổi bật của Viettelnet bao gồm:
- Lắp đặt miễn phí và giao hàng tận nơi nhanh chóng chỉ từ 20 – 30 phút.
- Có hợp đồng nghiệm thu đầy đủ khi lắp đặt định vị GPS cho xe của bạn.
- Giảm ngay phí 300k khi lắp đặt định vị từ 3 xe trở lên.
- Cam kết bảo hành định vị miễn phí cho tất cả các sản phẩm, thời gian bảo hành lên đến 12 tháng cho toàn bộ hệ thống Viettel tại 63 tỉnh/thành toàn quốc.
- Có chuyên viên kỹ thuật Viettel hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7.
Nếu bạn đang tìm kiếm đối tác đáng tin cậy trong lĩnh vực thiết bị định vị GPS, hãy liên hệ với Viettelnet ngay hôm nay qua viettelnet.vn hoặc Hotline: 0963.14.5353 – 0866.222.900 – 0902.889.777 để được tư vấn và hỗ trợ tận tâm, chi tiết.