[THẮC MẮC] – Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không?

Trong mấy năm trở lại đây, chúng ta đã bắt gặp rất nhiều hợp đồng điện tử trong nhiều giao dịch tại các lĩnh vực khác nhau. Và [THẮC MẮC] – Hợp Đồng Điện Tử Có Giá Trị Pháp Lý Không? cũng đang là vấn đề được nhiều quan tâm và mong muốn được giải đáp. Vậy để có thể biết được đáp án cho câu hỏi này thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử trong bài viết dưới đây nhé!

Giải đáp hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không?

Theo Điều 14 và Điều 34 Luật Giao dịch điện tử năm 2005, hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý giống như các dạng hợp đồng truyền thông khác. Chúng ta có thể sử dụng hình thức giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong các lĩnh vực như thương mại, dân sự, kinh doanh, hoạt động của cơ quan Nhà Nước và một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng điện tử được công nhận là có giá trị pháp lý

Tại chương 4, Điều 34 Luật này đã quy định Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, theo Điều 14 Luật Giao dịch điện tử 2015, thông điệp dữ liệu trong hợp đồng phải có giá trị làm chứng từ.

Giá trị chứng cứ thông điệp dữ liệu sẽ được xác định dựa vào độ tin cậy của cách thức tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu, đảm bảo duy trì tính vẹn toàn của thông điệp, cách thức xác định người khởi tạo cũng như các yếu tố khác. Như vậy, khi hợp đồng điện tử đáp ứng đúng quy định thì sẽ được pháp luật công nhận là có hiệu lực nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi giao kết hợp đồng điện tử.

Điều kiện để hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý

Để hợp đồng điện tử được pháp luật công nhân là có giá trị pháp lý thì nó cần đảm bảo 2 điều kiện dưới đây:

Các điều kiện để hợp đồng điện tử được công nhận có giá trị pháp lý
  • Thông tin trong hợp đồng cần được đảm bảo tính đủ tin cậy về tính vẹn toàn: Thông tin cần đầy đủ, chưa bị thay đổi hay chỉnh sửa gì ngoài các hình thức phát sinh trong việc lưu trữ, treo đổi và hiển thị chứng từ.
  • Thông tin dữ liệu trong hợp đồng có thể truy cập được: hợp đồng cho phép truy cập và sử dụng khi cần thiết dưới dạng hoàn chỉnh. Việc chỉnh sửa hợp đồng điện tử chỉ được thực hiện khi hợp đồng có hiệu lực và có sự đồng ý của các bên tham gia.

Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử trong từng lĩnh vực

Trong lĩnh vực dân sự: hợp đồng điện tử có thể bị vô hiệu khi vi phạm điều kiện có hiệu lực do Bộ luật dân sự 2015 quy định. Theo luật hiện hành thì một số hợp đồng giao dịch cần được lập thành văn bản như hợp đồng xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng bất động sản,…

Giá trị pháp lý hợp đồng điện tử trong lĩnh vực dân sự, thương mại và lao động

Trong lĩnh vực thương mại: các thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử cần đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định pháp luật thì mới được thừa nhận là có giá trị pháp lý.

Trong lĩnh vực lao động: vào ngày 1/1/2021, Bộ luật lao đồngh 2019 đã ghi nhận thêm hình thức giao kết hợp đồng lao động điện tử có giá trị như các hợp đồng lao động văn bản. Mọi tranh chấp phát sinh của người lao động và người sử dụng lao động đều được giải quyết theo quy định của pháp luật chứ không phân biệt là hình thức hợp đồng nào.

Trong bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp cho bạn [THẮC MẮC] – Hợp Đồng Điện Tử Có Giá Trị Pháp Lý Không? Đồng thời, qua bài viết của viettelnet.vn bạn còn biết thêm được điều kiện để hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý và giá trị pháp lý của nó trong từng lĩnh vực như thương mại, dân sự, lao đồng. Vậy nên, sau này khi bạn ký kết hợp đồng điện tử thì có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác và đáng tin cậy của nó nhé!