Những việc cần làm NGAY sau khi thành lập công ty/doanh nghiệp
Sau khi thành lập thành công một công ty hoặc doanh nghiệp, điều tiếp theo cần làm là chuẩn bị đầy đủ một số công việc và thủ tục cần thiết để công ty hoàn thiện về mặt pháp lý và chính thức đi vào hoạt động. Qua bài viết sau đây, Viettelnet sẽ hướng dẫn các bạn các việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty hoặc doanh nghiệp.
Khái quát về việc thành lập công ty
Về mặt kinh tế
Ở góc độ kinh tế thì thành lập công ty là việc thực hiện, chuẩn bị điều kiện kinh doanh cùng các vấn đề liên quan để lập nên một tổ chức về kinh tế. Những việc cần chuẩn bị là tên, địa chỉ đặt trụ sở công ty, trang thiết bị, nguồn nhân lực,…
Về mặt pháp lý
Ở góc độ pháp lý, thành lập công ty là quá trình chủ của doanh nghiệp tiến hành các hồ sơ, thủ tục (tùy thuộc vào quy mô công ty/doanh nghiệp) tại những cơ quan pháp lý và chính quyền địa phương nơi công ty/doanh nghiệp đặt trụ sở.
Những việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty/doanh nghiệp
Mở tài khoản ngân hàng
Đầu tiên, việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty là mở tài khoản thanh toán cho công ty/doanh nghiệp của mình. Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký, các công ty hoặc doanh nghiệp có thể thực hiện công việc này bằng cách liên hệ với các Ngân hàng thương mại hoặc những chi nhánh của Ngân hàng nước ngoài. Khi đã có tài khoản ngân hàng, trong vòng 10 ngày, công ty/doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thông báo con dấu
Về hình thức cũng như số lượng và nội dung của con dấu, công ty/doanh nghiệp được phép toàn quyền quyết định (trừ khi có những quy ước khác). Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu, số lượng tùy ý, tuy nhiên về hình thức, nội dung và kích thước, doanh nghiệp/công ty phải thực hiện theo đúng mẫu dấu đã đăng ký.
Đối với những sự thay đổi hoặc hủy bỏ mẫu con dấu cũng như tăng số lượng con dấu, công ty/doanh nghiệp phải thực hiện việc thông báo với phòng Đăng ký kinh doanh tại khu vực mà doanh nghiệp đặt trụ sở.
Kê khai thuế môn bài
Việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty/doanh nghiệp tiếp theo là kê khai lệ phí môn bài. Theo những quy định mới của Chính phủ, bắt đầu từ ngày 25/02/2020, những doanh nghiệp vừa thành lập, được cấp mã số thuế cùng với mã số doanh nghiệp mới sẽ được miễn thuế môn bài trong năm đầu thành lập (tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/120. Thế nhưng công ty/doanh nghiệp mới cần phải thực hiện việc kê khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp công ty/doanh nghiệp.
Đối với những chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của công ty/doanh nghiệp ở cùng tỉnh, công ty/doanh nghiệp cần phải kê khai và nộp thuế môn bài cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp.
Đối với các chi nhánh và văn phòng đại diện ở khác tỉnh, những đơn vị trực thuộc này sẽ tự thực hiện khai và đóng lệ phí môn bài cho cơ quan quản lý thuế của tỉnh đó. Những công ty/doanh nghiệp mới ra mắt sẽ chỉ phải kê khai thuế môn bài vào lần đầu tiên, thời hạn kê khai chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng mà công ty/doanh nghiệp bắt đầu các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Bổ nhiệm bộ phận kế toán
Việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty hoặc doanh nghiệp quan trọng kế tiếp là tổ chức bộ máy kế toán cho công ty/doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ tùy theo quy mô mà xây dựng bộ phận kế toán, tuy nhiên, các công ty/doanh nghiệp bắt buộc phải bổ nhiệm kế toán trưởng.
Đăng ký thuế lần đầu tiên
Sau khi đã được các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và được thông báo sử dụng mẫu con dấu, công ty/doanh nghiệp phải nộp những tờ khai thuế ban đầu cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp của mình.
XEM THÊM: Hỗ trợ đăng ký chữ ký số để nộp thuế
Treo biển hiệu của doanh nghiệp
Giới hạn về kích thước của biển hiệu doanh nghiệp được quy định như sau:
- Biển hiệu ngang: Chiều cao tối đa là 2m, chiều dài không được vượt quá chiều ngang của mặt tiền nhà.
- Biển hiệu dọc: Chiều ngang tối đa là 1m, chiều cao tối đa là 4m (không được vượt quá chiều cao của nơi đặt biển hiệu).
Ngoài ra, khi treo biển hiệu, doanh nghiệp cần phải đảm bảo không che mất lối thoát hiểm và nơi cứu hỏa, không lấn chiếm lòng lề đường, không cản trở giao thông,…
In hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn điện tử
Tiếp theo, việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty/doanh nghiệp là việc đặt in hóa đơn và thông báo phát hành các hóa đơn điện tử.
Công ty/doanh nghiệp phải liên hệ với những nơi cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để ký hợp đồng sử dụng phần mềm thiết kế và trích xuất các hóa đơn điện tử. Công ty/doanh nghiệp nộp tờ khai thay đổi mẫu hóa đơn điện tử cho chi cục thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp.
Góp vốn theo cam kết
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: chủ sở hữu công ty hoặc các thành viên góp đầy đủ số vốn theo cam kết trong vòng 90 ngày kể từ lúc được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Đối với công ty cổ phần: Những cổ đông sáng lập phải thanh toán đầy đủ vốn theo cam kết trong 90 ngày từ khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu cổ đông không góp đủ vốn, công ty phải giảm vốn điều lệ theo như số vốn thực tế.
Qua những chia sẻ trên của Viettelnet, có thể nhận thấy rằng có rất nhiều việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty, những công tác trên khá phức tạp. Chính vì thế, hãy nghiên cứu cẩn thận những thông tin từ bài viết nếu bạn đang có ý định mở hoặc tư vấn mở một doanh nghiệp, giúp cho công việc thuận tiện hơn nhé. Thường xuyên truy cập viettelnet.vn để nhận những thông tin mới nhất các bạn nhé