Giải đáp: GPS do quốc gia nào xây dựng?

Đình Cường Viettelnet - Cập nhật lúc: 15:08 - 14/08/2024   - 981 lượt xem

Hệ thống định vị toàn cầu GPS, được xây dựng và quản lý bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, đang được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau.

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, GPS đã trở thành công cụ không thể thiếu, giúp con người tương tác và hiểu biết hơn về thế giới xung quanh. Bài viết hôm nay của Viettelnet.vn sẽ đem đến cho bạn những thông tin chi tiết về quốc gia xây dựng gps, cũng như cách ứng dụng định vị GPS trong cuộc sống hằng ngày của con người.

Giải đáp: GPS do quốc gia nào xây dựng?
Giải đáp: GPS do quốc gia nào xây dựng?

GPS là một thành tựu công nghệ tiên tiến, có vai trò thiết yếu trong cuộc sống hiện đại của con người.

Xem thêm:

I. GPS là gì?

Hệ thống định vị toàn cầu, hay còn gọi là GPS (viết tắt của Global Positioning System), là một hệ thống vệ tinh toàn cầu cho phép bạn có thể xác định vị trí địa lý trên Trái Đất. Các vệ tinh này được phóng lên ở một quỹ đạo nhất định và liên tục gửi dữ liệu về vị trí cho người dùng ở Trái Đất.

GPS được vận hành thông qua một phép toán gọi là Trilateration, giúp thu nhận tín hiệu từ các vệ tinh và phân tích để trích xuất các dữ liệu bao gồm vị trí, tốc độ và độ cao.

Nhờ tính năng chỉ đường và đồng bộ hóa thông tin (vị trí, thời gian và tốc độ) một cách chính xác , GPS ngày càng phổ biến và có mặt ở khắp mọi nơi như điện thoại, laptop, xe hơi, máy bay,… 

Mạng lưới vệ tinh GPS được tạo nên từ hệ thống gồm 24 vệ tinh phân bổ đều trên sáu quỹ đạo khác nhau, với mỗi quỹ đạo có bốn vệ tinh hoạt động không ngừng. Các vệ tinh này quay xung quanh Trái Đất ở khoảng cách 20.000 km và chuyển động với vận tốc khoảng 14.000 km/h.

Xây dựng mạng lưới vệ tinh hiệu quả là một yếu tố then chốt trong việc duy trì hoạt động của hệ thống GPS.

II. Cấu tạo của GPS

cấu tạo của GPS
cấu tạo của GPS

Để có thể xác định vị trí chính xác, hệ thống định vị toàn cầu cấu tạo của GPS hoạt động dựa trên sự kết hợp của ba phân đoạn sau:

  • Không gian (vệ tinh): Nhóm các vệ tinh đang quay quanh Trái Đất và phát tín hiệu về thông tin địa lý và thời gian đến cho người dùng
  • Điều khiển mặt đất: Gồm một trạm điều khiển chính, các trạm theo dõi đặt trên bề mặt Trái Đất và các ăng-ten. Nhiệm vụ của phân đoạn này là theo dõi, điều hành vệ tinh và giám sát tín hiệu. Đa số các châu lục ( Châu Á, Châu Âu Châu Phi, Châu Mỹ, Bắc và Nam Mỹ) đều có các trạm giám sát.
  • Thiết bị người dùng: Bao gồm các thiết bị nhận tín hiệu GPS như smartphone, đồng hồ đeo tay, và các thiết bị viễn thông khác.

III. GPS do quốc gia nào xây dựng?

Hệ thống GPS là một dự án do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tiến hành, phát triển, điều hành và quản lý.

1. Lịch sử phát triển GPS

Lịch sử GPS bắt nguồn từ kỷ nguyên Sputnik, khi các nhà khoa học theo dõi vệ tinh qua sự biến đổi tín hiệu vô tuyến, được biết đến là hiệu ứng Doppler. Trong những năm 1960, Hải quân Mỹ đã thực hiện thí nghiệm với vệ tinh để định vị chính xác các tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân.

Đầu thập niên 1970, Bộ Quốc phòng Mỹ đã khởi xướng một hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu, tiếp nối ý tưởng từ các nhà khoa học Hải quân. Vệ tinh GPS đầu tiên được đưa vào quỹ đạo năm 1978 và hệ thống hoàn chỉnh với 24 vệ tinh đã hoạt động từ năm 1993.

GPS ngày nay là hệ thống định vị toàn cầu chủ yếu, do Chính phủ Mỹ sở hữu và Không quân Mỹ điều hành, phục vụ mục đích quốc phòng và dân sự. Ngoài GPS của Mỹ, nhiều quốc gia cũng xây dựng và điều hành các hệ thống định vị toàn cầu khác, điển hình như Galileo của Liên minh Châu Âu hay GLONASS của Nga,…

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ là tổ chức đi đầu trong việc triển khai và xây dựng hệ thống định vị toàn cầu GPS.

2. Công dụng GPS là gì?

Hệ thống định vị toàn cầu GPS đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như khảo sát, khoa học, nông nghiệp,… với nhiệm vụ là cung cấp dữ liệu định vị chính xác mà hiếm khi bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Dưới đây là 5 chức năng cơ bản của GPS:

  • Xác định vị trí: GPS giúp xác định vị trí chính xác của đối tượng trên bề mặt Trái Đất;
  • Dẫn đường, điều hướng: GPS cung cấp thông tin đường đi và hỗ trợ trong việc điều hướng từ địa điểm này tới địa điểm khác;
  • Giám sát hành trình và theo dõi: GPS cho phép theo dõi vị trí và chuyển động của đối tượng;
  • Tạo bản đồ: GPS có khả năng tạo ra các bản đồ chi tiết và cập nhật liên tục;
  • Đo lường thời gian thực: GPS thực hiện việc tính toán khoảng cách và thời gian chuẩn xác.

3. Các trường hợp sử dụng GPS

GPS đã trở thành một công cụ quan trọng, được tích hợp rộng rãi trong khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Một số trường hợp tiêu biểu phải kể đến như:

  • Ứng phó với tình huống khẩn cấp: GPS giúp các cơ quan quản lý trong việc lập bản đồ và dự báo thời tiết, cũng như giám sát các đội ngũ cứu hộ trong các sự kiện khẩn cấp hoặc thiên tai. Trong EU và Nga, hệ thống eCall sử dụng GLONASS (giống GPS) để gửi thông tin cấp bách đến các dịch vụ cứu hộ khi có tai nạn giao thông, giúp rút ngắn thời gian;
  • Trò chơi và giải trí: GPS được tích hợp vào các trò chơi trên điện thoại thông minh như Pokémon Go,…, mang lại trải nghiệm thú vị;
  • Theo dõi sức khỏe và thể thao: Các thiết bị đeo tay thông minh sử dụng GPS để theo dõi các hoạt động thể chất như chạy bộ, nhân khẩu học,…
  • Ngành xây dựng và khai thác: GPS giúp định vị và quản lý thiết bị, đo lường và tối ưu hóa việc sử dụng tài sản, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh;
  • Vận tải và hậu cầu: GPS được sử dụng để nâng cao hiệu suất làm việc và đảm bảo an toàn khi lái xe trong ngành vận tải, thông qua việc theo dõi và tối ưu hóa lộ trình di chuyển của xe tải.

Bên cạnh đó, GPS còn được ứng dụng trong nông nghiệp, bán hàng, dịch vụ, quân sự, viễn thông… giúp cải thiện đáng kể hiệu suất cũng như góp phần tối ưu hóa quy trình làm việc.

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống định vị toàn cầu GPS và những lợi ích mà GPS mang lại. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Viettelnet.vn qua hotline 0963.14.5353 – 0866.222.900 – 0902.889.777 để được chuyên viên kỹ thuật Viettel hỗ trợ giải đáp.

Đình Cường Viettelnet

Ông Nguyễn Đình Cường (MSNV:199564) chủ trang web viettelnet.vn là chuyên viên CEO Viettel có kinh nghiệm SEO Website, bán hàng, hỗ trợ khách hàng hơn 10 năm (vào Viettel tư năm 2013) Cường Viettel chuyên viên giải pháp doanh nghiệp, cá nhân như GPS, Chữ ký số, Cloud,...liên hệ hỗ trợ giải đáp tư vấn số chính theo thông tin nhân dự Vietteltelecom 0979.288.617(Zalo)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận