Kê khai hóa đơn điện tử đầu vào đối với các chi nhánh khác tỉnh
Kê khai hóa đơn đầu vào là việc gì? Cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật về kê khai hóa đơn điện tử đầu vào đối với các chi nhánh khác tỉnh.
Kê khai hóa đơn điện tử đầu vào là yêu cầu bắt buộc mà các doanh nghiệp và đơn vị kinh doanh cần phải thực hiện. Tuy nhiên, đối với các chi nhánh khác tỉnh, việc kê khai hóa đơn điện tử đầu vào sẽ có những quy định riêng.
Ở bài viết này, Viettelnet sẽ tổng hợp những quy định mới nhất của pháp luật để kế toán có thể thực hiện các nghiệp vụ kê khai hóa đơn điện tử đầu vào đối với các chi nhánh khác tỉnh.
I. Kê khai hóa đơn đầu vào là gì?
1. Tìm hiểu về hóa đơn đầu vào
Hóa đơn đầu vào còn được gọi là hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường, hóa đơn đầu vào sẽ kèm thêm các chứng từ dưới đây:
- Phiếu nhập kho, sử dụng với trường hợp hàng hóa mua vào.
- Phiếu thu và biên lai ghi lại số tiền giao dịch với khách hàng đối với các loại hàng hóa vào khác nhau.
- Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán.
- Hợp đồng mua, bán hàng hóa, có bổ sung phụ lục kèm theo ghi chi tiết danh mục các hàng hóa mua vào nếu hợp đồng không ghi rõ danh mục các mặt hàng bán ra.
2. Tìm hiểu: Kê khai hóa đơn đầu vào là gì?
Kê khai hóa đơn điện tử đầu vào là việc doanh nghiệp tiến hành kê khai hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ để khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Theo đó, kê khai hóa đơn điện tử đầu vào tại các chi nhánh khác tỉnh sẽ được thực hiện theo những quy định của Pháp luật về hóa đơn và hóa đơn điện tử.
XEM THÊM:
- Cách xuất hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu sản phẩm
- Thủ tục đăng ký hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp mới thành lập
- LIÊN HỆ MUA ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ VIETTEL
II. Các quy định kê khai hóa đơn đầu vào của chi nhánh khác tỉnh
1. Thời gian kê khai là khi nào?
Thông thường, việc kê khai hóa đơn điện tử đầu vào phát sinh ở kỳ nào sẽ được thực hiện kê khai tại kỳ đó cùng với kỳ kê khai thuế. Ngoài ra, hóa đơn phát sinh trong kỳ nào thì việc kê khai cũng được thực hiện tại kỳ đó.
Đối với trường hợp phát hiện kê khai thiếu hóa đơn đầu vào, doanh nghiệp có thể tiến hành kê khai bổ sung tại bất cứ thời điểm nào khi phát hiện sai sót.
Tuy nhiên, việc này cần thực hiện trước khi có quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp. Vì nếu kê khai hóa đơn đầu vào sau khi có quyết định thanh tra, kiểm tra từ phía cơ quan thuế và cơ quan có thẩm quyền thì nghiệp sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
2. Trụ sở nơi thực hiện kê khai ở đâu?
Quá trình kê khai hóa đơn điện tử đầu vào sẽ được thực hiện theo nguyên tắc khai thuế giá trị gia tăng. Do đó, trụ sở nơi thực hiện kê khai sẽ được tiến hành cùng với việc kê khai thuế.
2.1. Quy định theo khoản 1, điều 11, thông tư 156/2013/TT-BTC
Dựa theo Khoản 1, Điều 11, Thông tư 156/2013/TT-BTC, nguyên tắc kê khai hóa đơn đầu vào như sau:
- Doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Nếu doanh nghiệp có chi nhánh kinh doanh trực thuộc địa phương cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính thì chi nhánh trực thuộc sẽ nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh ấy. Nếu chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không có phát sinh doanh thu thì việc tiến hành kê khai thuế tập trung sẽ ở trụ sở chính của doanh nghiệp.
- Nếu doanh nghiệp có dự án kinh doanh bất động sản ở địa phương cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính, đồng thời có thành lập đơn vị trực thuộc (là chi nhánh hoặc ban quản lý dự án) thì doanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký thuế, sau đó nộp thuế theo phương pháp khấu trừ đối với hoạt động kinh doanh bất động sản tại cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh hoạt động kinh doanh bất động sản.
2.2. Lưu ý cần biết trong nguyên tắc kê khai hóa đơn đầu vào
- Đối với doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc kinh doanh tại địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng khu vực doanh nghiệp có trụ sở chính thì người nộp thuế cần thực hiện khai thuế giá trị gia tăng chung cho cả đơn vị trực thuộc.
- Đối với chi nhánh kinh doanh trực thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa và dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng thì phải tiến hành nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.
2.4. Quy định theo điều 42, Luật số 38/2019/QH14
Ngoài ra, theo Điều 42, Luật số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội, quy định về nguyên tắc khai thuế sẽ như sau:
- Doanh nghiệp thực hiện khai thuế, tính thuế tại cơ quan thuế địa phương có thẩm quyền nơi đặt trụ sở.
- Nếu người nộp thuế hạch toán tập trung tại trụ sở chính, có đơn vị phụ thuộc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nơi đặt trụ sở chính thì doanh nghiệp khai thuế tại trụ sở chính và tính thuế, phân bổ nghĩa vụ thuế cần phải nộp theo từng địa phương nơi được hưởng nguồn thu ngân sách của nhà nước.
- Nhìn chung, việc kê khai hóa đơn điện tử đầu vào đối với các chi nhánh khác tỉnh sẽ được tiến hành dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Doanh nghiệp có thể kê khai trực tiếp ở trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc kê khai tại tỉnh nơi có chi nhánh theo quy định kê khai thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp đang áp dụng.
>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp mới thành lập
III. Sinvoice Viettel – Phần mềm hóa đơn điện tử hỗ trợ lưu trữ, tiết kiệm 80% thời gian xử lý cho kế toán
Bảng giá Dịch Vụ Hóa Đơn Điện Tử Viettel | Ưu đãi mới nhất
Gói cước | Số lượng hóa đơn |
Giá bán trọn gói HĐ+TN (chưa VAT) |
DT300 | 390 | 390.000 |
DT500 | 650 | 530.000 |
DT1.000 | 1.300 | 830.000 |
DT2.000 | 2.600 | 1.250.000 |
DT3.000 | 3.900 | 1.760.000 |
DT5.000 | 6.500 | 2.670.000 |
DT7.000 | 9.100 | 3.550.000 |
DT10.000 | 13.000 | 4.420.000 |
DT20.000 | 26.000 | 7.540.000 |
DT30.000 | 39.000 | 11.310.000 |
DT40.000 | 52.000 | 15.080.000 |
DT50.000 | 65.000 | 18.850.000 |
Hotline đăng ký hóa đơn điện tử Viettel : 0963.14.53.53 – 0866.222.900 (Mr Cường)
Báo giá qua mail:cuongnd16@viettel.com.vn
LƯU Ý:
- Dịch vụ Viettel Sinvoice đầu tư toàn bộ phần mềm, Server, lưu trữ.
- Khách hàng mua hóa đơn Sinvoice đăng ký thông báo phát hành với thuế là sử dụng được luôn.
- Không giới hạn số lượng người dùng.
- Không thu phí duy trì hàng năm.
- Miễn phí tư vấn thủ tục đăng ký hóa đơn điện tử Viettel với Cơ Quan Thuế
- Miễn phí kết nối API phần mềm Kế toán, Erp, Crm
1. Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp hiện nay
Sự xuất hiện của phần mềm hóa đơn điện tử được xem là giải pháp tối ưu nhất khi nó có thể giúp các doanh nghiệp có thể giải quyết được tình trạng in ấn, phát hành, quản lý, tra cứu và lưu trữ hóa đơn.
Trong đó, Sinvoice Viettel do Viettel nghiên cứu và phát hành hiện đang là phần mềm hóa đơn điện tử được nhiều doanh nghiệp tin tưởng sử dụng.
2. Vì sao nên chọn phần mềm hóa đơn điện tử Sinvoice của Viettel?
Với Sinvoice Viettel, doanh nghiệp có thể dễ dàng in ấn, phát hành và lưu trữ hóa đơn nhanh chóng. Đặc biệt, việc hạch toán thuế, đối chiếu dữ liệu đã được đơn giản hóa, giúp kế toán có thể tiết kiệm tới 80% thời gian xử lý công việc so với hóa đơn giấy trước kia.
Hơn nữa, sử dụng hóa đơn điện tử Sinvoice Viettel còn giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng mất mát, thất lạc hoặc hư hỏng hóa đơn. Có thể thấy rằng, sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Sinvoice Viettel sẽ giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian xử lý các nghiệp vụ trên.
Để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng Sinvoice Viettel, bạn hãy liên hệ tới Viettelnet qua hotline 0866.222.900 – 0963.14.53.53. Đội ngũ chuyên viên kỹ thuật Viettel cam kết hỗ trợ khách hàng 24/7, đồng thời đảm bảo chính sách giá tốt nhất toàn quốc.