Hợp đồng EPC là gì? Ưu, nhược điểm của hợp đồng EPC cần biết

Trong lĩnh vực thi công, thiết kế công trình xây dựng có rất nhiều loại hợp đồng khác nhau được sử dụng. Trong đó, hợp đồng EPC là một loại hợp đồng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực này. Vậy hợp đồng EPC là gì và hợp đồng này có ưu, nhược điểm như thế nào? Viettelnet sẽ chia sẻ cho các bạn ngay tại bài viết này, nhớ theo dõi nhé!

Hợp đồng EPC là gì? Hợp đồng tổng thầu EPC là gì?

EPC là viết tắt của Engineering Procurement and Construction. Trong đó, Engineering là thiết kế, Procurement là Cung ứng vật tư, thiết bị công nghệ và Construction là Thi công công trình. Vậy nên có thể hiểu EPC là thiết kế, mua sắm và xây dựng. Đây là kiểu hợp đồng xây dựng mà nhà thầu thực hiện toàn bộ công việc từ cung ứng vật tư, thiết kế kỹ thuật, thiết bị cho đến thi công công trình xây dựng, hạng mục hoặc chạy thử nghiệm bàn giao cho chủ đầu tư.

Hợp đồng EPC

Nghị định 37/2015/NĐ-CP của Chính Phủ có quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng có quy định hợp đồng EPC là hợp đồng thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ cho đến thi công công trình xây dựng và hạng mục công trình. Hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, thiết kế và thi công xây dựng tất cả công trình của dự án đầu tư xây dựng.

Thông thường, hợp đồng sẽ tách riêng thành từng phần để thiết kế, mua sắm vật tư, thi công xây dựng thì hợp đồng EPC là tổng hợp tất cả các hạng mục này. Loại hợp đồng này được nhiều chủ đầu tư trong và ngoài nước sử dụng cho các dự án công nghiệp trong nước.

Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng EPC

Ưu điểm của hợp đồng EPC

Với chủ đầu tư dự án

  • Tận dụng được tối đa trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực quản lý và kinh nghiệm của mình
  • Giảm thiểu nhân lực và chi phí
  • Thuận tiện trong tiến độ thi công dự án và tránh được nhiều rủi ro trong quá trình thi công, thiết kế.

Với nhà thầu dự án

  • Tạo điều kiện cho nhà thầu chủ động trong công việc, không bị phụ thuộc vào sự kiểm tra giám sát
  • Giảm thiểu thời gian gián đoạn trong quá trình thi công, đảm bảo tiến độ của hợp đồng
Hợp đồng EPC có nhiều ưu điểm cho cả chủ đầu tư và nhà thầu của dự án

Nhược điểm của hợp đồng EPC

  • Để áp dụng được hợp đồng EPC thì cần phải đảm bảo các điều kiện nhất định mới có thể đạt được tối đa lợi ích
  • Việc áp dụng sai dự án có thể khiến cho dự án không được hoàn thành như mong đợi, điều này khiến nhà đầu tư phải gánh chịu mức phí cao không đáng có và gây lãng phí cho ngân sách

Có nhiều khả năng xảy ra rủi ro với các bên như:

  • Công nghệ kỹ thuật phát sinh lỗi: Việc nhà thầu không đáp ứng đủ chuyên môn để kiểm tra, giám sát có thể phát sinh lỗi trong quá trình thi công và vận hành dự án. Từ đó, gây nên thiệt hại từ nhiều phía mà không phải chỉ đến từ phía nhà thầu
  • Các thiết bị công nghệ, lắp đặt do đơn vị nhà thầu mua sắm không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định ở nước sở tại (cung cấp thiết bị sai thông số kỹ thuật, xuất xứ, không phù hợp với quy chuẩn tại Việt Nam,…)
  • Nếu như trong quá trình kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư không thể diễn ra thường xuyên thì việc giám sát nhà thầu sẽ không hiệu quả
  • Đối với nhà thầu không có tính chuyên nghiệp và thiếu trách nhiệm sẽ khiến cho dự án có nhiều điểm sai sót. Trong một số trường hợp, dự án nghiệm thu xong mới phát hiện các lỗi, sai sót thi công hoặc trang thiết bị của dự án.
Hợp đồng EPC tồn tại một số rủi ro mà các bên cần lưu ý

Bản chất của hợp đồng EPC

Theo Nghị định 48/2010/NĐ-CP ban hành ngày 07/5/2010 của Chính Phủ quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng sử dụng 30% vốn Nhà nước trở lên thì được xem là hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công, xây dựng công trình (được viết tắt là EPC).

Loại hợp đồng EPC này đã được áp dụng ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước. Việc chủ đầu tư sử dụng loại hợp đồng này là do không muốn tham gia quá sâu vào quá trình thực hiện dự án dựa trên cơ sở cân nhắc những nguồn lực có sẵn và tính phức tạp của công trình, đồng thời chuyển được các rủi ro trong quá trình thực hiện sang cho nhà thầu của hợp đồng EPC.

Hiện nay, hợp đồng EPC đang được rất nhiều chủ đầu tư trong và ngoài nước áp dụng cho các dự án công nghiệp tại Việt Nam. Trên thế giới, khi áp dụng hợp đồng EPC, điều kiện hợp đồng EPC mẫu do Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) ban hành để thương thảo, đàm phán hợp đồng EPC là được nhiều người sử dụng phổ biến nhất.

Điều kiện hợp đồng mẫu EPC do FIDIC soạn thảo được sử dụng phổ biến

Với việc sử dụng các điều kiện này, bên chủ đầu tư và nhà thầu EPC sẽ có cách hiểu thống nhất về bản chất của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định trong hợp đồng. Tại Việt Nam, các hợp đồng lớn được ký kết theo hình thức như EPC như Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại II, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng, Nhà máy Thủy điện Na Hang,…

Hợp đồng EPC là một loại hợp đồng xây dựng được sử dụng vô cùng phổ biến hiện nay với các ưu điểm vượt trội cho cả nhà đầu tư và nhà thầu dự án. Song song với đó, nó vẫn tồn tại một số các rủi ro nhất định cho các bên. Vì thế, Viettelnet khuyên bạn cần tìm hiểu cẩn thận khi quyết định sử dụng loại hợp đồng này.