Thuế là gì? Thuế doanh nghiệp phải nộp sau thành lập công ty
Thuế là gì? Sau thành lập công ty doanh nghiệp cần phải nộp những khoản thế nào? Đây chính là vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ phía doanh nghiệp hiện nay. Với mục đích đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp đối với nhà nước. Bạn nên tìm hiểu kỹ vấn đề này trước khi thành lập công ty doanh nghiệp. Trước tiên sẽ là vấn đề thuế là gì?
Thuế là gì?
Thuế chính là một khoản mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách của nhà nước. Đây chính là khoản bắt buộc mà doanh nghiệp nào cũng phải tuân thủ theo quy định. Khoản thuế này sẽ không được nhà nước hoàn trả dưới bất kỳ hình thức nào?
Nhiều người khi bắt đầu tìm hiểu về thuế là gì? Họ thường đặt ra thắc mắc là thuế này không biết được dùng để làm gì? Nhà nước sẽ sử dụng sao với số tiền mà doanh nghiệp đóng thuế. Câu hỏi này rất đơn giản, bạn hãy hiểu như sau:
Vai trò của thuế đối với doanh nghiệp
- Thuế chính là nguồn đầu tư để giúp nhà nước vận hành và thực hiện nhiều chức năng. Các chức năng nhằm mang đến sự điều tiết ổn định kinh doanh và phát triển xã hội.
- Đối với thuế bình thường sẽ có tác dụng làm thu ngân sách nhà nước. Từ đó, nhà nước sẽ giúp phát triển và điều tiết thu nhập xã hội.
- Đối với các mức thuế đặc biệt sẽ được đánh vào các mục đích đặc biệt. Chẳng hạn như: Thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ đánh trực tiếp vào các vấn đề quan trọng. Đó là hạn chế cá nhân tiêu thụ các hàng hóa liên quan tới rượu bia, thuốc lá.
- Xem thêm: Những việc cần làm NGAY sau khi thành lập công ty/doanh nghiệp
Như vậy, một doanh nghiệp sau khi hoàn thành tất cả các thủ tục đăng ký thành lập công ty. Doanh nghiệp này sẽ được sở KH & ĐT cấp cho 1 giấy phép kinh doanh. Đồng với đó là một mã số Thuế và doanh nghiệp sẽ bắt đầu kê khai đóng thuế. Vậy, các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp sau khi được thành lập là gì?
Các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập công ty
Có tổng cộng tất cả 7 loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập. Thông tin này được cập nhật mới nhất từ sở KH & ĐT năm 2019-2010. Đầu tiên sẽ là thuế lệ phí môn bài
Thuế lệ phí môn bài
Thời gian kê khai nộp thuế lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng. Thời điểm sẽ tính từ khi doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Thì thời gian nộp kê khai thuế sẽ tính từ ngày nhận chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thời gian áp dụng trong vòng 30 ngày.
Mức đóng thuế môn bàn sẽ được áp dụng ở 2 mức như sau:
- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống. Thuế môn bài phải nộp sẽ là 2 triệu/1 năm.
- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở lên. Thuế môn bài phải nộp sẽ là 3 triệu/1 năm.
Đối với các hộ kinh doanh vừa và nhỏ sẽ được miễn phí thuế môn bài. Thời gian miễn phí trong vòng 3 năm theo quy định của luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
XEM THÊM: Hướng dẫn đăng ký chữ ký số để doanh nghiệp nộp thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế này được tính toán dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn thuế này sẽ được tính dựa trên thu nhập tính thuế và thuế suất. Cụ thể:
- Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – (thu nhập miễn thuế + các khoản lỗ). Các khoản lỗ sẽ được tính tổng từ các năm trước thời điểm tính thuế.
- Đối với doanh nghiệp có doanh thu trên 20 tỷ đồng => Mức thuế suất được tính là 22%.
- Đối với doanh nghiệp có doanh thu dưới 20 tỷ đồng => Mức thuế suất được tính là 20%.
- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu khí. Mức thuế suất được áp dụng từ 32% đến 50%.
Thuế giá trị gia tăng
Là loại thuế được dựa trên giá trị tăng thêm của dịch vụ hay hàng hóa trong tiêu dùng. Giá trị tăng này được phát sinh trong khi sản xuất và cung cấp hàng hóa đến người dùng. Thuế giá trị gia tăng được tính theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp. Cụ thể như sau:
- Phương pháp khấu trừ: Thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào.
- Phương pháp trực tiếp: Thuế GTGT = GTGT hàng hóa x Thuế suất GTGT. Thuế suất GTGT này được áp dụng đúng với hàng hóa được tính thuế.
Nói chung, thuế suất GTGT đối với các doanh nghiệp sẽ có nhiều mức khác nhau. Các mức chủ yếu là 0% – 5% – 10% tùy vào các loại hàng hóa kinh doanh của doanh nghiệp.
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân chính là loại thuế mà công ty đứng lên nộp cho người lao động. Loại thuế này sẽ được doanh nghiệp tính theo tháng hoặc theo quý. Sau đó, đến cuối năm doanh nghiệp sẽ tiến hành kết toán.
Để có thể tính được thuế thu nhập cá nhân. Bạn cần phải tính được thu nhập chính thuế và thuế suất. Trong đó:
- Thu nhập tính thuế TNCN = thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ gia cảnh.
- Thuế suất sẽ được tính theo quy định điều 22 và 23 của luật thuế TNCN 2007.
Thuế xuất nhập khẩu
Loại thuế này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực xuất, nhập khẩu. Để có thể tính được loại thuế xuất nhập khẩu này. Doanh nghiệp phải dựa trên các phương pháp:
- Thuế xuất nhập khẩu tính theo tỷ lệ % của giá trị tính thuế và thuế suất. Các giá trị này được tính theo từng mặt hàng áp dụng tại thời điểm tính thuế.
- Thuế xuất nhập khẩu tính theo phương pháp tuyệt đối và hỗn hợp. Khi đó, tiền thuế được căn cứ vào số lượng hàng hóa thực tế xuất và nhập khẩu.
Thuế tài nguyên
Đây là loại thuế mà doanh nghiệp hoạt động kinh doanh về vấn đề khai thác tài nguyên phải đóng. Giá trị thuế được tính theo quy định điều 2 luật Thuế tài nguyên năm 2009. Giá trị thuế sẽ được căn cứ vào sản lượng tài nguyên tính thuế, thuế suất và giá tính thuế.
XEM THÊM CHIẾT KHẤU LÊN ĐẾN 40% KHI ĐĂNG KÝ CHỮ KÝ SỐ VIETTEL NGÀY HÔM NÀY
CLICK ĐỂ XEM >> BẢNG GIÁ CHỮ KÝ SỐ VIETTEL MỚI NHẤT – Hotline Đăng Ký: 0963 14 5353 (Zalo) |
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Đây là loại thuế mà doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ hàng hóa phải đóng. Giá trị thuế được tính theo quy định tại luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008. Giá trị thuế sẽ được căn cứ vào giá tình thuế tiêu thụ đặc biệt và thế suất. Thuế suất ở đây được áp dụng đối với các hàng hóa và dịch vụ phải chịu thuế.
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về thuế là gì? Các loại thuế mà doanh nghiệp phải đóng sau khi thành lập công ty là gì? Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm kiến thức khi tham gia đóng thuế cho doanh nghiệp. Mọi thắc mắc của bạn đọc khi tìm hiểu về thông tin bài viết này của chúng tôi. Bạn có thể liên hệ qua tổng đài CSKH của chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Thường xuyên truy cập viettelnet.vn để nhận những thông tin mới nhất các bạn nhé