Tem, Vé, Thẻ điện tử Viettel – Quy định về vé điện tử theo Thông tư 78

Đình Cường Viettelnet - Cập nhật lúc: 08:03 - 23/03/2024   - 1383 lượt xem

Tem, Vé, thẻ điện tử là loại hình kỹ thuật số đang dần thay thế cho hình thức vé giấy truyền thống với một loạt các tiện ích vượt trội trong thời đại 4.0. Vậy Tem, Vé, Thẻ điện tử là gì? vai trò của Tem, Vé, Thẻ điện tử? Hãy cùng đón xem trong bài viết dưới đây của VIETTELNET nhé!

Tem, Vé, thẻ điện tử Viettel

1. TỔNG QUAN VỀ TEM, VÉ, THẺ ĐIỆN TỬ

TEM, VÉ, THẺ ĐIỆN TỬ

Tem, Vé, Thẻ điện tử là gì?

Tem, Vé, Thẻ điện tử là một loại vé dùng kỹ thuật số thay thế cho loại vé giấy truyền thống trước đó, được nhận dạng qua các thiết bị điện tử. Thường biểu hiện dưới dạng 1 tập tin (file) văn bản hoặc pdf để gửi cho người mua vé qua Email, Fax, Tin nhắn SMS,…. Hoặc thanh toán tiền mã QR và chờ người giao vé.

Vé điện tử không gì khác hơn là đặt chỗ trong hệ thống máy tính của hãng hàng không , một vé thông báo cho họ biết rằng bạn đã xác nhận chỗ đặt vé trên một chuyến bay cụ thể.

Khi bạn xuất vé điện tử, cũng có biên lai vé điện tử được in ra sau đó. Biên lai vé điện tử thường trông giống với vé giấy kiểu cũ nhưng không cần xuất trình tại quầy làm thủ tục vào ngày bay của bạn

Tên tiếng anh của vé điện tử là gì? (e-ticket)

Tên tiếng Anh vé điện tử là electronic ticket, viết tắt là e-ticket, được dùng chủ yếu cho các hãng hàng không, hoặc các loại vé sử dụng dịch vụ khác như vé tàu điện tử, vé điện thoại, vé xem phim, giải trí điện tử.

Tem, Vé, Thẻ, phiếu thu điện tử có là hoá đơn điện tử?

Tem, Vé, Thẻ điện tử được tính là hoá đơn điện tử.

Theo điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về Loại hóa đơn

Khoản 5: Các loại hóa đơn khác gồm:

a)Tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung quy định tại Nghị định này;..”

Lưu ý: Đối với hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng. Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá

=> Kết luận: Tem, vé, thẻ là một loại hóa đơn có hình thức đơn giản và phải áp dụng theo thông tư 78 và nghị định 123 như các loại hóa đơn khác.

Có các loại Tem, Vé, Thẻ, phiếu thu điện tử nào?

Tem, Vé, Thẻ điện tử thường gồm các loại phổ biến sau:

  • Vé hàng không điện tử
  • Vé tàu xe điện tử
  • Vé điện thoại điện tử
  • Vé xem phim điện tử
  • Vé qua đò, vé xe bus (buýt)
  • Vé tham quan
  • Phiếu thu, phiếu chi học phí, ăn uống, vé xe
  • Khác…

2. Báo giá dịch vụ Tem, vé, thẻ điện tử VIETTEL

Để đáp ứng nhu cầu kịp thời cũng như triển khai Tem/Vé/Thẻ điện tử theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ/CP và theo Điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội xin gửi đến Quý khách hàng báo giá dịch vụ Tem/Vé/Thẻ điện tử Viettel, chi tiết cụ thể như sau:

2.1 PHÍ GÓI TEM / VÉ / THẺ ĐIỆN TỬ:

STT Số lượng/gói Đơn giá/gói vé (VNĐ) GIÁ TIỀN (VNĐ) GHI CHÚ
1 20.000 200 4.000.000 Không giới hạn thời gian sử dụng
2 50.000 180 9.000.000
3 100.000 150 15.000.000
Đối với các gói > 100.000 sẽ có chính sách giá riêng
Các gói trên chưa bao gồm 10% VAT

2.2 CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG MÁY POS:

STT Hạng mục Giá bán GHI CHÚ
1 Pos cầm tay Sunmi – 2G (Trung Quốc) 4.620.000 Giá bán chưa bao gồm VAT
2 Pos cầm tay IMin – 2G (Singapore) 5.510.000

2.3. KHUYẾN MÃI ĐI KÈM:

– Miễn phí khởi tạo, thiết kế mẫu và tích hợp dịch vụ tem, vé, thẻ điện tử.

– Được hỗ trợ sử dụng HSM (Dịch vị chữ ký số Server) dùng để ký Hóa đơn điện tử trong 6 tháng (Đối với các Khách hàng chưa sử dụng HSM).

– Hỗ trợ 24/7 trong suốt quá trình sử dụng.

– Chính sách tốt nhất thị trường, đảm bảo triển khai đồng bộ với Tổng cục thuế

TỔNG ĐÀI LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ TEM, VÉ THẺ: 0963.14.5353 (Zalo) hoặc 0866.222.900

Đăng ký sớm nhất để có giá ưu đãi năm 2022

Email: cuongnd16@viettel.com.vn & viettel@viettelnet.vn

XEM THÊM >> Hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền VIETTEL theo thông tư số 78/2021/TT-BTC

3. Tem, vé, thẻ, phiếu thu điện tử trên hệ thống hóa đơn điện tử VINVOICE VIETTEL

MỘT SỐ MẪU DÙNG CHUNG TRÊN HỆ THỐNG VINVOICE VIETTEL

mẫu tem, vé điện tử Viettel

3.1 So sánh tem, vé hóa đơn điện tử từ máy POS và phần mềm hóa đơn điện tử

NỘI DUNG HDDT KHỞI TẠO TỪ POS PHẦN MỀM HDDT TÁCH BIỆT
Kích thước Chỉ có 1 kích thước nhỏ in theo thiết bị POS Có thể có nhiều kích thước
Thao tác In vé/hóa đơn và phát hành hóa đơn đồng thời trong 1 bước ngay trên thiết bị POS In vé/hóa đơn và phát hành hóa đơn là 2 bước tách biệt
Với các đơn vị có số lượng giao dịch lớn, cuối ngày phải tổng hợp lại dữ liệu để xuất hóa đơn
Chi phí Thêm chi phí thiết bị POS Tốn thời gian tổng hợp
Tiết kiệm thời gian Tốn chi phí nhân lực, thường phải tách riêng nhân sự bán hàng và nhân sự xuất hóa đơn
Tiết kiệm nhân lực
Dữ liệu gửi cơ quan thuế Toàn bộ các giao dịch được lưu trên máy POS và gửi lên cơ quan thuế Chỉ các dữ liệu xuất hóa đơn được gửi lên cơ quan thuế.

3.2 Phương án dùng máy POS cầm tay cho tem, vé điện tử Viettel

Phương án dùng máy POS cầm tay

Thiết bị POS cầm tay dành cho nhân viên bán/soát vé thủ công

Thiết bị này có khả năng:

  • Chạy phần mềm nhúng kiểm soát và bán vé điện tử
  • Quét QR Code, thẻ từ/RFID
  • In vé
  • Kết nối Internet qua module 3G/Wifi
  • Định vị GPS
  • Tốc độ in vé nhanh

– Hóa đơn điện tử khởi tạo từ thiết bị POS tiện dụng và sẽ trở thành xu hướng với các ngành hàng phát sinh nhiều giao dịch như taxi, nhà hàng, bán lẻ,…

– Viettel đã có phương án triển khai tích hợp phần mềm hóa đơn điện tử với các thiết bị POS hoặc các phần mềm quản lý, bán hàng, điều hành của các hàng.

3.3 MÔ PHỎNG MÀN HÌNH HIỂN THỊ TRÊN THIẾT BỊ POS

MÔ PHỎNG MÀN HÌNH HIỂN THỊ TRÊN THIẾT BỊ POS

thiết lập phát hành in vé điện tử

MÔ PHỎNG MÀN HÌNH HIỂN THỊ TRÊN THIẾT BỊ POS

Lịch sử thông tin vé, kết quả vé in ra

3.4 TÍCH HỢP QR CODE TRÊN CÁC LOẠI VÉ, HDDT CÓ MÃ

TÍCH HỢP QR CODE TRÊN CÁC LOẠI VÉ, HDDT CÓ MÃ

  1. Khách hàng tiến hành lập vé, phát hành vé, in vé trên phần mềm: Trên mỗi vé gắn 1 mã QR code chứa thông tin về vé như: loại, thời gian sử dụng,…
  2. Khách hàng sử dụng: Thiết bị quét mã QR trên vé của khách, hệ thống ghi nhận các thông tin ngay tại thời điểm quét
  3. Kiểm soát: Lượt dùng, Thời gian sử dụng (giờ ra, vào), địa điểm sử dụng

3.5 Viettel Telecom chính thức ra mắt giải pháp Tem/vé/thẻ điện tử góp phần thúc đẩy chuyển đổi số

 

4. Ưu thế của Tem, vé, thẻ điện tử so với vé giấy

Sử dụng Tem, vé, thẻ điện tử đem lại nhiều tiện ích vượt trội hơn vé giấy truyền thông như sau:

  • Dễ dàng quản lý tra cứu: Trên vé điện tử có mã vạch QR để soát vé nhanh thay vì phải kiểm tra bằng mắt thường;
  • Tiết kiệm thời gian hơn: Có thể lưu trữ bằng trên các thiết bị di động, máy tính và dữ liệu đám mây mạng internet nên có thể nhanh chóng tra soát, kiểm tra vé;
  • Tránh rủi ro vé giả mạo: Nếu gặp tình trạng Tem, vé, thẻ giả thì khi dùng vé giả để quét sẽ bị báo ngay vì thông tin Tem, vé, thẻ giả chưa có trong hệ thống lưu trữ;
  • Tiết kiệm chi phí in ấn, bảo vệ môi trường: Do không phải in vé ra giấy nên nhà cung cấp dịch vụ tiết kiệm được việc in ấn vé cho khách hàng của mình và bảo vệ môi trường hiệu ứng nhà kính.

5. Quy định về Tem, vé, thẻ điện tử

Căn cứ theo Quyết định số 1830/QĐ-BTC ngày 20/09/2021 của Bộ Tài chính, tiếp theo đến ngày 29/10/2021 Cục thuế TP Hà Nội đã có thông báo chính thức về việc áp dụng hóa đơn điện tử theo quy chuẩn mới quy định tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC thay thế cho hóa đơn điện tử theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Thông tư số 32/2011/TT-BTC.

Để quý độc giả nhanh chóng nắm bắt được quy định và thông báo này, VIETTELNET xin được tóm tắt chính xác, ngắn gọn, đầy đủ và dễ hiểu nội dung cho bạn đọc ngay sau đây.

tem vé thẻ điện tử TT78

6 điểm mà doanh nghiệp phải lưu ý tại Thông tư 78/2021/TT-BTC về hóa đơn điện tử:

  1. Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử
  2. Giải thích ký hiệu và ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử
  3. Thời điểm lập hóa đơn đối với dịch vụ ngân hàng có thời điểm riêng
  4. Quy định xử lý hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót
  5. Quy định hóa đơn điện tử tạo từ máy tính tiền
  6. Một số văn bản về hóa đơn, chứng từ sẽ không còn hiệu lực từ 01/07/2022

5.1 Liên quan đến Tem, vé, thẻ điện tử, người dùng cần lưu ý những điều sau:

Điều 4. Ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn:

a) Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử như sau:

– Số 1: Phản ánh loại hóa đơn điện tử giá trị gia tăng;

– Số 2: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng;

– Số 3: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán tài sản công;

– Số 4: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia;

– Số 5: Phản ánh các loại hóa đơn điện tử khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ;

b) Ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn điện tử để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Sáu (06) ký tự này được quy định như sau:

– Ký tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là C hoặc K như sau: C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã;

– Hai ký tự tiếp theo là hai (02) chữ số Ả rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. Ví dụ: Năm lập hóa đơn điện tử là năm 2022 thì thể hiện là số 22; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2023 thì thể hiện là số 23;

Tem, vé, thẻ điện tử

– Một ký tự tiếp theo là một (01) chữ cái được quy định là T, D, L, M, N, B, G, H thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng, cụ thể:

+ Chữ G: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn giá trị gia tăng;

+ Chữ H: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn bán hàng.

– Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý. Trường hợp người bán sử dụng nhiều mẫu hóa đơn điện tử trong cùng một loại hóa đơn thì sử dụng hai ký tự cuối nêu trên để phân biệt các mẫu hóa đơn khác nhau trong cùng một loại hóa đơn. Trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY;

– Tại bản thể hiện, ký hiệu hóa đơn điện tử và ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử được thể hiện ở phía trên bên phải của hóa đơn (hoặc ở vị trí dễ nhận biết);

Hiện nay Viettel là nhà cung cấp hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế và các doanh nghiệp đã sử dụng đánh giá cao về tính bảo mật – an toàn dữ liệu, khả năng tính hợp với các hệ thống phần mềm khác như kế toán, bán hàng, quản trị doanh nghiệp.

XEM THÊM: Dịch vụ Hợp đồng điện tử Viettel

6. Kết luận

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về dịch vụ Tem, vé, thẻ điện tử VINVOICE VIETTEL. Để nhanh chóng có được dịch vụ ưu đãi tốt nhất cho đơn vị của mình bạn hãy liên hệ với Viettelnet.vn‌. Chúng tôi sẽ giúp khách hàng tìm kiếm được gói cước phù hợp với nhu cầu sử dụng nhất nhất. Hãy liên hệ theo số hotline 0866.222.900 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết bạn nhé!

Đình Cường Viettelnet

Ông Nguyễn Đình Cường (MSNV:199564) chủ trang web viettelnet.vn là chuyên viên CEO Viettel có kinh nghiệm SEO Website, bán hàng, hỗ trợ khách hàng hơn 10 năm (vào Viettel tư năm 2013) Cường Viettel chuyên viên giải pháp doanh nghiệp, cá nhân như GPS, Chữ ký số, Cloud,...liên hệ hỗ trợ giải đáp tư vấn số chính theo thông tin nhân dự Vietteltelecom 0979.288.617(Zalo)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận