Lưu ý & Quy định sử dụng chữ ký số trong giao dịch chứng khoán
Chữ ký số là gì? Các quy định về sử dụng chữ ký số trong giao dịch chứng khoán. Nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số uy tín, bảo mật hiện nay.
Theo Cục Tin học và Thống kê tài chính, giao dịch điện tử trong lĩnh vực chứng khoán cần yêu cầu sự nhanh chóng, thuận tiện. Theo đó, chữ ký số đang là giải pháp đảm bảo an toàn, có tính bảo mật, toàn vẹn cho các giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán hiện nay.
Vậy cách sử dụng chữ ký số như thế nào cho phù hợp? Có quy định nào về việc sử dụng chữ ký số trong giao dịch chứng khoán? Cùng Viettelnet tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
I. Khái niệm chữ ký số
Theo Điều 3 Khoản 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP có nêu về Luật Giao dịch điện tử chữ ký số – chữ ký điện tử – token như sau:
“Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”
Tóm lại, Chữ ký số hay Token là thiết bị dùng thay thế cho chữ ký trên các loại văn bản, tài liệu số. Nó được mã hóa các dữ liệu, thông tin của doanh nghiệp thực hiện đối với các giao dịch điện tử qua mạng internet.
II. Giá trị pháp lý của chữ ký số trong giao dịch điện tử
1. Quy định về việc thi hành chữ ký số
Chính phủ quy định việc thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký và dịch vụ chứng thực chữ ký số chi tiết trong Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 như sau:
“Trong trường hợp văn bản pháp lý yêu cầu sử dụng chữ ký, một thông điệp dữ liệu được coi là đáp ứng yêu cầu nếu nó được ký bằng chữ ký số.
Trong trường hợp văn bản pháp lý yêu cầu đóng dấu của cơ quan hoặc tổ chức, một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu nếu nó được ký bởi chữ ký số của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu. Đồng thời, chữ ký số này đảm bảo điều kiện an toàn cho chữ ký số theo quy định.
Các điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số trong giao dịch chứng khoán
2. Các điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số
Các điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số bao gồm:
a) Chữ ký số được tạo ra trong thời gian có giá trị của chứng thư số và có thể được kiểm tra bằng khóa công khai được ghi trên chứng thư số đó.
b) Chữ ký số được tạo ra bằng cách sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai được cung cấp bởi các tổ chức chứng thực chữ ký số. Bao gồm: tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện để đảm bảo an toàn cho chữ ký số hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài được công nhận tại Việt Nam.
c) Khóa bí mật chỉ được kiểm soát bởi người ký tại thời điểm ký.
d) Khóa bí mật và nội dung thông điệp dữ liệu chỉ được gắn duy nhất với người ký khi người đó ký số thông điệp dữ liệu.
3. Quy định về Chứng thư số của cơ quan, tổ chức
Ngoài ra, Nghị định còn quy định về Chứng thư số của cơ quan, tổ chức như sau:
Tất cả các chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu đều được quyền cấp chứng thư số có giá trị như quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
Chứng thư số cấp cho chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức phải nêu rõ chức danh của người đó. Việc cấp chứng thư số cho chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào các tài liệu sau:
a) Văn bản của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp chữ ký số cho người có thẩm quyền hoặc chức danh nhà nước;
b) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước đã được cấp theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu;
c) Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận chức danh của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước đó.
III. Quy định mới về sử dụng chữ ký số trong giao dịch thị trường chứng khoán
Ngày 07/8/2020, Thông tư số 73/2020/TT-BTC được ban hành từ Bộ Tài chính việc sửa đổi hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán của Thông tư số 134/2017/TT-BTC. Từ ngày 1/10/2020, nhiều quy định mới về giao dịch điện tử sẽ được áp dụng.
1. Nội dung
Nội dung cụ thể của thông tư số 73/2020/TT-BTC là quy định phải tích hợp các giải pháp khi thực hiện lệnh giao dịch trong hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến.
2. Mục đích
Mục đích nhằm để nhà đầu tư sử dụng chứng thư số, chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Theo sự hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, việc triển khai áp dụng chứng thư số, chữ ký số trong giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư sẽ được thực hiện.
3. Trang bị
Việc trang bị hệ thống tổng đài hoặc thiết bị có chức năng ghi âm, quản lý, tra cứu cuộc gọi khi thực hiện cung cấp phương thức giao dịch qua điện thoại là điều quan trọng. Theo đó, mọi cuộc gọi đặt lệnh của nhà đầu tư đều phải được ghi âm, lưu trữ đầy đủ, đặc biệt là phải đảm bảo an ninh thông tin và bảo mật dữ liệu.
4. Điều kiện
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư phải sử dụng đúng số điện thoại đặt lệnh khi thực hiện đặt lệnh qua điện thoại. Đồng thời cung cấp các thông tin để xác thực theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Chỉ khi thông tin nhà đầu tư cung cấp trùng khớp với thông tin nhà đầu tư đã đăng ký và lưu trong hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến, giao dịch mới được thực hiện. Để đảm bảo tính an ninh, bảo mật, nhà đầu tư phải tiến hành xác thực đúng theo quy định mỗi lần thực hiện giao dịch chứng khoán trực tuyến.
5. Lưu ý khi đặt lệnh
Khi đặt lệnh, nhà đầu tư cần đảm bảo tối thiểu các thông tin sau trong phiếu lệnh điện tử: Số hiệu lệnh, loại lệnh, số tài khoản đặt lệnh, phương thức giao dịch, mã chứng khoán hoặc tên chứng khoán, số lượng, giá giao dịch, thời gian giao dịch (năm, tháng, ngày, giờ, phút) và thông tin định danh thiết bị đặt lệnh.
Ngoài ra, phiếu lệnh điện tử phải được ký bằng chữ ký số và đáp ứng quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch điện tử. Hoặc phiếu lệnh điện tử phải gắn liền, kết hợp một cách lô gíc với thông tin xác thực của nhà đầu tư theo quy định tại Thông tư này.
IV. Chữ ký số hết hạn có được ký hóa đơn điện tử không?
>> Xem thêm: Ứng dụng chữ ký số trong giao dịch ngân hàng điện tử
Doanh nghiệp không thể thực hiện ký số trên các hóa đơn điện tử khi chữ ký số hết hạn. Do đó, doanh nghiệp cần gia hạn chữ ký số với đơn vị cung cấp dịch vụ để có thể tiếp tục giao dịch.
Chữ ký số sẽ được xác thực khi doanh nghiệp gia hạn thành công và hoàn thành cập nhật chứng thư điện tử. Khi đó, cá nhân/doanh nghiệp có thể thực hiện ký kết các hóa đơn điện tử, giao dịch điện tử an toàn, nhanh chóng và tiết kiệm.
V. Viettel – Nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số uy tín, nhanh chóng và bảo mật
Viettel là công ty Tập đoàn dẫn đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ, là thương hiệu lớn chuyên cung cấp các dịch vụ chữ ký số uy tín, nhanh chóng và bảo mật với các mức giá tốt nhất hiện nay.
Các sản phẩm thông minh công ty sở hữu luôn đảm bảo chất lượng, mang tính tiên phong và liên tục đổi mới. Hiện nay, Tổng Công ty đã có 400.000 khách hàng thân thiết cùng hệ thống chi nhánh, đại lý có mặt khắp các tỉnh thành cả nước.
Viettelnet hiện là đơn vị lớn có chính sách giá tốt nhất trên thị trường. Vì thế, nếu Quý khách có nhu cầu sử dụng chữ ký số trong giao dịch chứng khoán có thể liên hệ tới Viettelnet qua hotline 0866.222.900 – 0963.14.53.53 để được tư vấn cụ thể, chi tiết và tận tâm nhất.