Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội & hình thức nộp hồ sơ báo chốt BHXH
Khi một người lao động nghỉ việc, một trong những trách nhiệm hàng đầu của doanh nghiệp đối với họ là chốt sổ bảo hiểm xã hội. Đây là một công việc khá đơn giản và không mất quá nhiều thời gian. Qua bài viết này, Viettelnet sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cũng như hình thức để nộp hồ sơ báo chốt BHXH.
MỤC LỤC
Tổng quan về sổ bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là gì?
Để hiểu rõ hơn về các bước của thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội, trước hết các bạn cần nắm chắc khái niệm bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội là một chính sách rất quan trọng của nhà nước dành cho người lao động, bảo hiểm xã hội đóng vai trò thay thế hoặc chia sẻ một phần rủi ro, được trích từ các nguồn quỹ để bảo vệ những người lao động không còn khả năng làm việc. Người lao động có bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng quyền lợi khi thu nhập bị mất hoặc giảm do những nguyên nhân sau:
- Bị ốm đau
- Thai sản
- Bệnh nghề nghiệp
- Không còn khả năng lao động
- Tai nạn giao thông
- Tử vong
Sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Sau khi hiểu rõ về bảo hiểm xã hội, tiếp theo, Viettelnet sẽ giới thiệu về sổ bảo hiểm xã hội. Sổ bảo hiểm xã hội là một căn cứ quan trọng để có thể giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội người lao động theo những quy định của pháp luật.
Trong sổ sẽ được bao gồm các thông tin về quá trình đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cùng với thời gian làm việc. Mỗi người lao động sẽ có một mã số bảo hiểm xã hội, ghi lại toàn bộ quá trình người đó tham gia vào các chế độ của nhà nước và các loại bảo hiểm, những chính sách sẽ được hưởng trọn đời.
Chỉ với việc cung cấp mã số này, người tham gia sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trong phạm vi toàn quốc. Khi một người lao động nghỉ việc tại một doanh nghiệp, trách nhiệm hàng đầu của doanh nghiệp đó là phải hoàn thành các thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội.
Có bao nhiêu loại bảo hiểm xã hội?
Hiện nay, theo những quy định và chính sách của Nhà nước, bảo hiểm xã hội được chia thành 2 loại:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Là loại bảo hiểm xã hội được tổ chức bởi Nhà nước và có tính bắt buộc đối với cả người lao động và những người sử dụng lao động. Bao gồm những chế độ như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ hưu.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Là bảo hiểm xã hội được Nhà nước tổ chức, những người tham gia hình thức bảo hiểm này được lựa chọn mức đóng và cách thức đóng bảo hiểm phù hợp với thu nhập.
>> Xem thêm: Thủ tục báo tăng, báo giảm bảo hiểm xã hội BHXH
Chốt sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Đây là việc ghi lại quá trình đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động đã dừng việc đóng tại một đơn vị nào đó. Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thực hiện khi người lao động nghỉ việc hoặc doanh nghiệp ngừng hoạt động.
Hướng dẫn thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội
Hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội
Để thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ với những tài liệu sau:
- 1 phiếu giao nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội mẫu số 620.
- Tờ bìa của sổ bảo hiểm xã hội.
- Những tờ rời của sổ bảo hiểm xã hội nếu có.
Hình thức nộp hồ sơ báo chốt BHXH
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ của thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp nộp qua bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại các cơ quan bảo hiểm xã hội ở khu vực mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trong vòng 7 ngày, các cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ trả lại sổ bảo hiểm xã hội cùng với các tờ rời cho người lao động. Lưu ý, các doanh nghiệp không được nộp hồ sơ chốt sổ bằng hình thức online, bởi những thủ tục cần phải kèm theo sổ bảo hiểm xã hội cùng với các tờ rời kèm theo.
>> Xem thêm: Đăng ký trọn gói Chữ ký số Viettel giá rẻ
Những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội
- Doanh nghiệp cần thực hiện việc báo giảm trước khi báo chốt sổ bảo hiểm xã hội.
- Trong quá trình chốt sổ bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động cần phải thanh toán toàn bộ số tiền đóng bảo hiểm cho người lao động, nếu không hoàn tất việc này thì quá tình sẽ bị gián đoạn, người lao động sẽ bị mặc định là vẫn còn đang tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty.
- Khi doanh nghiệp thực hiện việc báo giảm lao động cùng lúc với chốt sổ bảo hiểm xã hội thì chỉ cần nộp 2 loại hồ sơ trong 1 lần, tất cả tiền đóng bảo hiểm xã hội sẽ được thanh toán nếu hồ sơ hợp lệ.
- Khi doanh nghiệp báo giảm lao động và báo chốt sổ bảo hiểm xã hội chậm hơn so với thời gian nghỉ việc của người lao động thì sẽ bị cơ quan truy thu lãi suất nộp chậm.
Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp cần làm khi người lao động nghỉ việc tương đối đơn giản, không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, để tránh gặp phải những rủi ro cùng sự cố không đáng có, hãy ghi nhớ ngay những thông tin vừa được Viettelnet chia sẻ nhé. Thường xuyên truy cập viettelnet.vn để nhận những thông tin mới nhất các bạn nhé