Phù hiệu xe tải là gì? Thủ tục cần thiết để xin cấp phù hiệu
Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chuẩn bị hồ sơ, thủ tục giấy tờ cần thiết cũng như những quy định hiện hành về phù hiệu xe tải đối với các phương tiện kinh doanh vận tải như ô tô, xe tải, xe container, xe bus,…
MỤC LỤC
Phù hiệu xe tải là gì?
Phù hiệu xe tải hay còn được gọi là giấy phép kinh doanh vận tải do Bộ GTVT cấp phép, thực chất đây là một giấy chứng nhận phương tiện bạn đang sử dụng có đủ điều kiện để tham gia kinh doanh vận tải. Bởi vì theo quy định hiện nay thì kể từ T7/2018, tất cả các phương tiện xe tải khi tham gia giao thông đều phải có phù hiệu xe tải.
Xe tải có trọng tấn dưới 3,5 tấn có phải xin phù hiệu xe tải hay không?
Đến nay vẫn còn nhiều người lầm tưởng rằng chỉ những phương tiện có trọng tải trên 3,5 tấn mới phải xin phù hiệu xe tải. Đây là một lối suy nghĩ rất sai lầm mà các bạn cần phải điều chỉnh lại ngay, dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Theo quy định, xe có trọng tải dưới 3,5 tấn khi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp hoặc không thu tiền trực tiếp đều cần phải đăng ký phù hiệu xe tải dưới 3.5 tấn.
Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và không trực tiếp là gì?
Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hình thức kinh doanh lấy phương tiện vận tải làm trọng yếu và nó sẽ xuyên suốt cả quá trình hoạt động kinh doanh từ đầu cho đến kết thúc quá trình, bao gồm cả khoản thanh toán phí vận tải hàng hoá.
Còn kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hình thức kinh doanh mà phương tiện vận tải chỉ góp mặt trong 1 giai đoạn nhất định nào đó trong cả quá trình hoạt động tạo ra lợi nhuận của công ty mà thôi. Ví dụ công ty chuyên sản xuất hàng hoá, sử dụng phương tiện vận tải của công ty mình để chuyển giao hàng hoá đến khách hàng và thu tiền về.
Cách xin phù hiệu xe tải như thế nào?
Quá trình đăng ký phù hiệu xe tải bắt buộc phải thông qua Bộ GTVT tại địa phương. Tuy nhiên quy trình thực hiện như thế nào nó còn tuỳ thuộc vào việc chủ sở hữu phương tiện là cá nhân hay là tổ chức, doanh nghiệp. Nhưng chung quy thủ tục cần chuẩn bị để đăng ký cơ bản là giống nhau.
1/ Hồ sơ xin cấp phù hiệu xe tải bao gồm những giấy tờ gì?
Theo quy định phù hiệu xe tải tại khoản 5 Điều 55 Thông Tư 63/2014/TT-BGTVT thì hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu xe tải cho đơn vị kinh doanh phải bao gồm các giấy tờ sau:
+ Làm giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định
–> Mẫu giấy đề nghị cấp phù hiệu
—- > quy định lắp hộp đen ô tô
+ Giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng cho thuê phương tiện đối với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, nếu xe không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải thì phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã. Ngoài ra phải có bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực theo quy định giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Trong trường hợp xe mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính thì Sở GTVT nơi nhận hồ sơ phải xin ý kiến xác nhận về tình trạng phương tiện tham gia kinh doanh vận tải tại Sở GTVT địa phương nơi phương tiện trên mang biển số đăng ký.
+ Người đăng ký phải cung cấp trang thông tin điện tử cũng như tài khoản đăng nhập vào thiết bị giám sát hành trình của phương tiện được đề nghị xin cấp phù hiệu.
2/ Địa chỉ nộp hồ sơ xin cấp phù hiệu xe tải
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các thủ tục cấp phù hiệu xe tải, bạn hãy mang nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở GTVT nơi công ty có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh.
3/ Lệ phí cấp phù hiệu xe tải là bao nhiêu?
Theo quy định, xin cấp phù hiệu xe tải sẽ không tốn bất kì lệ phí gì cả trừ khi bạn đưa xe vào hợp tác xã thì khi kí hợp đồng dịch vụ bạn mới phải mất phí. Còn mức phí bao nhiêu còn tuỳ thuộc theo loại xe mà htx sẽ thu theo năm khác nhau nhưng thông thường mức thấp nhất là 500.000 VNĐ/1 năm.
Xem thêm về : cách kiểm tra định vị trên xe ô tô
4/ Xin phù hiệu xe tải sẽ mất khoảng bao lâu?
Thời gian cấp phù hiệu xe tải mất khoảng bao lâu kể từ khi nộp hồ sơ sẽ tuỳ thuộc vào từng Sở GTVT tại mỗi địa phương. Thông thường thời gian xin cấp phù hiệu xe tải sẽ mất khoảng 15 đến 20 ngày. Đó là lý do tại sao nhiều đơn vị đều thuê dịch vụ làm phù hiệu xe tải thay vì tự làm để rút ngắn thời gian.
Thời gian và quy định về phù hiệu xe tải trong việc quản lý, sử dụng
+ Theo quy định gắn phù hiệu xe tải hiện nay thì phù hiệu, biển hiệu phải được gắn phía bên phải người lái xe ngoài tấm kính chắn gió ở vị trí dễ quan sát nhất. Tuyệt đối không được tẩy xoá hoặc sửa chữa các thông tin có trên phù hiệu, biển hiệu.
+ Về thời hạn có giá trị của Phù hiệu ở các loại xe được quy định như sau:
-
- Phù hiệu của “xe chạy tuyến cố định”, “xe buýt”, “xe hợp đồng”, “xe taxi”, “ xe công tơ nơ”, “xe trung chuyển”, “xe tải” sẽ có giá trị theo thời hạn của giấy phép kinh doanh xe tải và không được phép quá niên hạn sử dụng đối với phương tiện.
- Phù hiệu “xe nội bộ” sẽ có giá trị 7 năm và không được phép quá niên hạn sử dụng đối với phương tiện mà Định vị ô tô viettelnet chia sẽ lại
- Phù hiệu “xe chạy tuyến cố định” cấp cho các loại xe tải tăng cường trong các dịp lễ, tết hoặc kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học thì theo quy định không quá 30 ngày đối với xe chạy tăng cường trong các dịp lễ tết và không quá 10 ngày đối với xe chạy tăng cường trong các kỳ thi, tuyển sinh đại học cao đẳng.
Mức xử phạt khi phương tiện không có phù hiệu xe tải
Các phương tiện kinh doanh vận tải khi tham gia lưu thông nhưng chưa có phù hiệu xe tải sẽ bị xử phạt theo quy định lên đến 5 triệu đồng đồng thời tước giấy phép lái xe 2 tháng.
Ngoài ra nếu phát hiện phương tiện sử dụng phù hiệu xe tải giả mạo sẽ bị xử phạt lên đến 20.000.000 triệu đồng cho mỗi trường hợp.
Lời kết
Như vậy trong bài viết này chúng tôi đã giải thích và hướng dẫn cho các bạn khá cụ thể về định nghĩa phù hiệu xe tải và cách thức chuẩn bị hồ sơ như thế nào để xin phù hiệu xe tải cũng như thời hạn sử dụng phù hiệu, mức xử phạt khi vi phạm.
Chúng tôi hi vọng chúng sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình tìm hiểu thông tin và xin cấp phù hiệu xe tải cho cá nhân hoặc doanh nghiệp của mình.