Hợp đồng kinh tế – Khái niệm, nội dung và phân loại

Nguyễn Thị Tam - Cập nhật lúc: 17:04 - 22/04/2024   - 1326 lượt xem

Hợp đồng kinh tế là cái tên khá quen thuộc với các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh. Vậy để hiểu rõ hơn về hợp đồng kinh tế là gì chúng ta cùng đi tìm hiểu cụ thể về khái niệm, nội dung cũng như cách phân loại chúng để việc ký ước diễn ra 1 cách thuận lợi, tránh những những sai lầm không đáng có xảy ra nhé.

Hợp đồng kinh tế ra đời khi nào, các căn cứ pháp lý ký kết hợp đồng

Như chúng ta đã biết do Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ban hành vào năm 89 đã  không còn giá trị, dựa vào chủ thể ký kết hợp đồng, các nhóm đối tượng của hợp đồng và các nhiều yếu tố khác tạo nên hợp đồng mà các doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng đã dựa vào Luật Thương Mại ban hành năm 2005 hay Bộ Luật Dân sự năm 2015.

hop dong kinh te 2
Căn cứ khi soạn thảo hợp đồng

Căn cứ theo quy định của pháp luật ban hành, thì không có khái niệm cụ thể về hợp đồng này. Trước đây, các vấn đề liên quan đến loại hợp đồng này được quy định tại Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. Thì theo Pháp lệnh, bản hợp đồng này là sự thỏa thuận bằng văn bản, giấy tờ giao kết giữa 2 bên ký kết với nhau về việc quá trình sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, các sáng chế, ứng dụng tiến bộ của khoa học – kỹ thuật và các thỏa thuận khác nhằm mục tiêu kinh doanh với quy định được nêu rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

Tuy nhiên đến thời điểm này khi soạn thảo Hợp đồng, không nên có những quy định chung chung là Hợp đồng kinh tế mà nên dựa vào mục đích muốn làm của các bên, và văn bản căn cứ để đưa ra tên gọi Hợp đồng chính xác nhất và đúng quy định.

Ví dụ như, nếu có ý định soạn thảo hợp đồng căn cứ trên các quy định của Luật Thương mại thì các mẫu hợp đồng có thể soạn gồm có: Hợp đồng mua bán hàng hoá, Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại, Hợp đồng dịch vụ, Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ, triển lãm thương mại,hợp đồng dịch vụ hội chợ,…Hoặc, dựa vào Bộ luật Dân sự thì có thể soạn thảo Hợp đồng mua bán tài sản; Hợp đồng trao đổi tài sản, Hợp đồng cho tặng tài sản, Hợp đồng mua bán nhà, Hợp đồng thuê tài sản, Hợp đồng vay tài sản…

Các mẫu hợp đồng kinh tế được sử dụng nhiều trong thực tiễn

Trong đời sống ngày nay khi nền kinh tế phát triển mạnh thì các hợp đồng kinh tế được sử dụng rất nhiều. Bởi hợp đồng kinh doanh được sử dụng rất phong phú, linh hoạt. Bên cạnh đó mỗi loại hợp đồng này ta sẽ thấy được chúng có đặc thù riêng. Một số loại hợp đồng hay được sử dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua bán của doanh nghiệp như sau:

hop dong kinh te 3
Các mẫu hợp đồng được sử dụng nhiều
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Hợp đồng cung ứng dịch vụ
  • Hợp đồng cung ứng nguyên liệu
  • Hợp đồng kinh tế bằng tiếng anh
  • Hợp đồng đầu tư, chuyển giao công nghiệp
  • Hợp đồng kinh tế về xây dựng
  • Một số hợp đồng thương mại có đặc tính khác như thi công công trình, giám sát thi công…

Hợp đồng kinh tế có những nội dung chính gì?

Để hiểu hơn về bản hợp đồng này các bạn cần nắm được các quy định về nội dung của hợp đồng. Nội dung của hợp đồng sẽ do 2 bên tự thương lượng với nhau, được soạn ra dựa trên quy định của pháp luật. Nội dung của hợp đồng phải đảm bảo thể hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên. Những điều khoản này có thể làm bổ sung /sửa  đổi/ kết thúc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng.

hop dong kinh te 1
Nội dung hợp đồng kinh tế là gì?

Cũng như nhiều hợp đồng khác, nội dung của hợp đồng bao gồm 3  điều khoản dưới đây:

* Điều khoản thiết yếu

Là các yếu tố bắt buộc có khi soạn hợp đồng. Khi không có các điều khoản này, thì hợp đồng được coi là không có giá trị. Căn cứ dựa trên quy định của bộ luật dân sự 2015, các điều khoản cần có của hợp đồng gồm:

– Đối tượng của hợp đồng: ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, mã số thuế (nếu có), đăng ký kinh doanh

– Đối tượng ký kết trong hợp đồng như hàng hóa, dịch vụ, số lượng, loại hàng gì,…

– Cách thanh toán,mức giá

– Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên

* Điều khoản thường lệ

Đây là điều khoản các bên có thể linh động đưa vào hoặc không. Trường hợp các bên không thỏa thuận gì khác trong nội dung hợp đồng thì pháp luật sẽ quy định là các bên đã đương nhiên chấp nhận. Khi phát sinh mẫu thuẫn, dựa theo quy định của pháp luật sẽ được dùng cho từng trường hợp cụ thể.

* Điều khoản tùy nghi

Đây là các điều khoản do 2 bên tự thương lượng với nhau. Các điều khoản này được thương lượng khi chưa có quy định của pháp luật hoặc đã có nhưng các bên có thể thay đổi dựa vào những yếu tố khách quan khác.

XEM THÊM: Dịch vụ Hợp đồng điện tử là gì?

Một số chú ý khi làm hợp đồng kinh tế

– Phải sử dụng chính xác tên loại hợp đồng định ký kết.

– Hợp đồng phải đảm bảo đúng quy định, đúng mẫu quy định của pháp luật có đầy đủ nội dung trong hợp đồng như: tên hợp đồng, đầy đủ thông tin bên mua và bên bán, các điều khoản hợp đồng cần thực hiện, chữ ký của các bên.

–Hợp đồng phải được viết đúng chính tả, cách trình bày rõ ràng, khó học nội dung minh bạch, câu từ dễ hiểu.

Trên đây là tất cả thông tin cần thiết về hợp đồng kinh tế mà Viettelnet.vn muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng với những thông tin này các bạn sẽ hiểu rõ hơn và chi tiết về loại hợp đồng này để công việc của các bạn được diễn ra thuận lợi hơn. Chúc các bạn thành công nhé!

Nguyễn Thị Tam

Nguyễn Thị Tam Viettel (MSNV:406261) là chuyên viên kinh doanh CEO Viettel tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh tại Đại Học Kinh Tế có kinh nghiệm hơn 10 năm (vào Viettel tư năm 2010) bán hàng xuất sắc với các kỹ năng, kinh nghiệm nghiệp vụ bán hàng và sau bán hàng các dịch vụ Viettel như: FTTH, chữ ký số, Vtracking, Cloud, Brandname, SIPTrunking,...
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận