Cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng

Hoàng Hải Yến - Cập nhật lúc: 02:09 - 27/09/2024   - 1493 lượt xem

Hóa đơn điện tử là gì? Các quy định và hướng dẫn chi tiết cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng mới nhất hiện nay.

Theo quy định của pháp luật, kể từ ngày 01/7/2022, tất cả doanh nghiệp, cá nhân và hộ kinh doanh theo phương pháp kê khai có sử dụng hóa đơn bắt buộc đều phải chuyển sang sử dụng loại hóa đơn điện tử.

Theo đó, mỗi doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh cần phải tìm hiểu rõ quy định về hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống. Bài viết sau đây của Viettelnet sẽ giúp bạn đọc nắm rõ hơn về vấn đề trên.

Cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng 2023
Cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng mới nhất hiện nay

I. Quy định hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng

1. Hóa đơn điện tử là gì?

Hóa đơn điện tử là loại hóa đơn có mã hoặc không của cơ quan thuế được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử do các cá nhân, tổ chức kinh doanh lập ra bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng và cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán và thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được lập ra từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng 2023
Mẫu hóa đơn điện tử mua bán Viettel

2. Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý lúc nào?

Hóa đơn điện tử sẽ có giá trị pháp lý khi đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Đảm bảo tính tin cậy và toàn vẹn của thông tin trong hóa đơn điện tử từ thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là HĐĐT.
  • Tính vẹn toàn của thông tin là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoại trừ những thay đổi hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, hiển thị hay lưu trữ HĐĐT.
  • Thông tin trên HĐĐT sau khi hoàn chỉnh có thể được truy cập và sử dụng khi cần thiết.

3. Quy định về hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng như thế nào?

Theo quy định tại điểm a, khoản 6, Điều 10, Nghị định số 123.2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về hóa đơn, chứng từ, thì các thông tin trên hóa đơn phải được thể hiện như sau:

3.1. Tên hàng hóa, dịch vụ

Tên hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn phải được thể hiện bằng tiếng Việt và chi tiết đến từng chủng loại nếu bán hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau. Nếu hàng hóa phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì trên hóa đơn phải thể hiện các số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa. Ví dụ như số khung, số máy của ô tô, mô tô, địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của một ngôi nhà.

3.2. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài

Khi cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài sẽ được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Nếu hàng hóa, dịch vụ được giao dịch có quy định về mã hàng hóa, dịch vụ thì trên hóa đơn phải ghi cả tên và mã hàng hóa, dịch vụ.

3.3. Đơn vị tính

Người bán sẽ căn cứ vào tính chất, đặc điểm của hàng hóa để xác định tên đơn vị tính của hàng hóa trên hóa đơn theo đơn vị đo lường (ví dụ như: tấn, tạ, yến, kg, g, mg hoặc lượng, lạng, cái, con, chiếc, hộp, can, thùng, bao, gói, tuýp, m3, m2, m…).

Đối với dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính” mà đơn vị tính sẽ được xác định theo từng lần cung cấp dịch vụ và nội dung dịch vụ cung cấp.

Cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng 2023
Mẫu hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng mới nhất.

II. Cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng chi tiết, mới nhất

1. Nội dung trong hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống bao gồm những gì?

Căn cứ vào quy định tại Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 về HĐĐT buôn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, theo đó, một mẫu HĐĐT sẽ phải bao gồm những nội dung như sau:

  • Tên, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu và số thứ tự hóa đơn.
  • Tên, địa chỉ cùng mã số thuế người bán.
  • Tên, địa chỉ cùng mã số thuế người mua.
  • Tên hàng hóa, dịch vụ; số lượng, đơn vị, đơn giá; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ của sản phẩm, dịch vụ.

Bên cạnh đó, nội dung quy định tại các Điểm b, c và d, Khoản 1 Điều này có phản ánh bản chất và đặc điểm ngành, nghề kinh doanh, cụ thể:

  • Xác định các hoạt động kinh tế phát sinh.
  • Số tiền thu được.
  • Xác định người mua (người nộp tiền hay người sử dụng dịch vụ,…).
  • Người bán, người kinh doanh (hay người cung cấp dịch vụ,…).
  • Tên hàng hóa, dịch vụ và nội dung thu tiền.

2. Trường hợp khác

Trong trường hợp hóa đơn điện tử không bao gồm đầy đủ các nội dung bắt buộc như trên thì phải thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài Chính.

III. Hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng có cần bảng kê?

Cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng 2023
Hóa đơn điện tử cần có đầy đủ các thông tin mua bán, mã số thuế, ký hiệu hóa đơn,…

1. Đối với hóa đơn giấy

Thông thường, khuôn khổ của các loại hóa đơn giấy sẽ bị giới hạn (13x18cm hoặc 19x27cm), do đó, trong các trường hợp cần kê khai một số lượng lớn hàng hóa, dịch vụ thì doanh nghiệp có thể lập hóa đơn theo một trong các cách sau:

  • Lập liên tiếp nhiều hóa đơn.
  • Lập hóa đơn ghi lại số liệu tổng và kèm theo bảng kê khai chi tiết.

2. Đối với hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử không bị giới hạn về số dòng nên người bán, doanh nghiệp không được lập bảng kê kèm theo hóa đơn điện tử.

Theo đó, để đảm bảo tính pháp lý của hóa đơn điện tử, khi lập ra hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng cho khách hàng thì cơ sở kinh doanh phải lập đầy đủ các danh mục hàng hóa, dịch vụ bán ra theo đúng nguyên tắc và không được kèm theo bảng kê hàng hóa, dịch vụ bản giấy.

3. Chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy

Khi chuyển đổi từ hóa đơn điện tử ra hóa đơn giấy, nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ cung cấp nhiều hơn so với số dòng của một trang hóa đơn chuyển đổi thì doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh thực hiện tương tự trường hợp hóa đơn giấy.

Nếu hóa đơn được thể hiện nhiều hơn một trang thì trên phần đầu trang sau của hóa đơn có hiển thị:

  • Cùng số hóa đơn với trang đầu;
  • Cùng tên, địa chỉ và mã số thuế của người mua, người bán như trang đầu;
  • Cùng mẫu và ký hiệu hóa đơn với trang đầu;
  • Kèm thêm ghi chú bằng tiếng Việt không dấu như: “tiep theo trang truoc – trang X/Y”.

>> Xem thêm: Cách xuất hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu sản phẩm

IV. Đơn vị cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử an toàn, nhanh chóng, bảo mật cao 

Cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng 2023
Viettel Sinvoice – Giải pháp hóa đơn điện tử dành cho các công ty, doanh nghiệp và các tổ chức, hộ kinh doanh.

Hóa đơn điện tử Viettel Sinvoice là dịch vụ cung cấp giải pháp quản lý hóa đơn trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số, giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức, công ty có thể phát hành, phân phối và xử lý các nghiệp vụ cũng như lưu trữ hóa đơn điện tử thay thế cho việc phát hành và sử dụng hóa đơn giấy. 

Bên cạnh đó, phần mềm còn hỗ trợ xuất hóa đơn trên nhanh chóng mọi lúc mọi nơi thông qua mạng internet trên các thiết bị như smartphone, máy tính, máy tính bảng,… Đặc biệt, phần mềm hoá đơn điện tử Viettel có tính bảo mật rất cao, cách thức sử dụng đơn giản cũng như dễ dàng kết nối với nhiều phần mềm kế toán, phần mềm bán hàng khác.

Trên đây là những thông tin chi tiết về hóa đơn điện tử cũng như hướng dẫn cách viết hóa đơn tử đơn giản. Nếu cần tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử Sinvoice Viettel, Quý khách hàng hãy liên hệ với Viettelnet thông qua website: viettelnet.vn hoặc gọi điện trực tiếp đến số hotline 0866.222.900 – 0963.14.53.53 để được đội ngũ nhân viên tư vấn, hỗ trợ tận tình.

Hoàng Hải Yến

Hoàng Hải Yến Viettel là chuyên viên kinh doanh CEO Viettel tốt nghiệp Đại Học chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh loại giỏi tại Đại Học Kinh Tế có kinh nghiệm hơn 12 năm (vào Viettel tư năm 2010) bán hàng xuất sắc với các kỹ năng, kinh nghiệm nghiệp vụ bán hàng và sau bán hàng các dịch vụ Viettel như: cáp quang FTTH, chữ ký số Viettel, Vtracking, Cloud, Brandname, định vị GPS,...
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận