Phụ lục hợp đồng là gì? Trường hợp nào thì nên ký phụ lục hợp đồng?
Phụ lục hợp đồng là một văn bản pháp luật đi kèm với hợp đồng để có thể giải thích, làm rõ ngôn từ và ý chí chung của các bên liên quan trong hợp đồng. Nhờ có phụ lục hợp đồng mà các bên thỏa thuận sẽ nắm được các điều khoản trong hợp đồng một cách rõ ràng hơn. Để biết Phụ lục hợp đồng là gì, cũng như là các trường hợp cần phải lý phụ lục hợp đồng, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của viettelnet.vn.
Phụ lục hợp đồng là gì?
Theo Khoản 1 Điều 403 Bộ luật dân sự năm 2015, Phụ lục hợp đồng được quy định là:
“Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.”
Như vậy, có thể hiểu rằng phụ lục của hợp đồng là chính một phần của hợp đồng và có hiệu lực tương tự hợp đồng. Nội dung của phụ lục phải được xác lập dựa theo hợp đồng và không được trái với nội dung của hợp đồng. Cụ thể hơn, nội dung của phụ lục và nội dung hợp đồng bị ràng buộc với nhau do phụ lục được xây dựng và xác lập đi kèm với hợp đồng.
Tuy nhiên, phụ lục hợp đồng không phải hợp đồng phụ. Hợp đồng phụ là một hợp đồng riêng biệt với hợp đồng chính và có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Còn phụ lục hợp đồng là một phần đi kèm của hợp đồng, nó có hiệu lực của tương tự như hiệu lực của hợp đồng chính. Các nội dung trong phụ lục hợp đồng phải được thực hiện như những nội dung khác trong hợp đồng.
XEM THÊM >> Hợp đồng điện tử là gì?
Vì sao cần phải ký phụ lục hợp đồng?
Công dụng của phụ lục hợp đồng là để làm giải thích những nội dung chưa được rõ ràng trong hợp đồng. Nhiều hợp đồng có nội dung rất dài và phức tạp khiến các bên khó hiểu hoặc hiểu lầm ý của đối phương.
Do đó, các bên liên quan thường thỏa thuận phụ lục kèm theo để giải thích và quy định chi tiết các điều khoản khi giao kết hợp đồng. Điều này nhằm giúp các bên trong hợp đồng nắm rõ được các điều khoản và tránh trường hợp làm hiểu sai và thực hiện sai các điều khoản đó.
XEM THÊM >> Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Về công tác văn thư
Các trường hợp cần phải ký phụ Lục hợp đồng
Khi hợp đồng được lập ra và có hiệu lực, các bên liên quan phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định trong hợp đồng đó. Tuy nhiên, có thể vì nhiều lý do khác nhau hợp đồng mà được lập ra có nội dung không rõ ràng dẫn đến nhiều khó khăn và hiểu lầm trong quá trình thực hiện.
Do đó, hợp đồng cần phải được giải thích thêm để làm rõ các điều khoản nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng và thực hiện của các bên liên quan. Điều 404 Bộ luật dân sự 2015 quy định một số trường hợp cần giải thích hợp đồng là:
Khi hợp đồng có các điều khoản hoặc ngôn từ không rõ ràng
Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì các bên cần phải xác lập phụ lục hợp đồng để giải thích điều khoản không rõ ràng đó. Tuy nhiên, việc giải thích không chỉ căn cứ vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải dựa vào ý chí của các bên liên quan được thể hiện trong toàn bộ quá trình tạo lập hợp đồng tại thời điểm xác lập và thực hiện hợp đồng.
Hợp đồng có ngôn từ có nhiều cách hiểu nghĩa khác nhau
Hợp đồng cần phải có phụ lục khi hợp đồng đó có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Lời giải thích trong phụ lục hợp đồng thì phải theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng và căn cứ vào ý chí chung của các bên liên quan.
HĐ có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu phải được giải thích theo tập quán địa phương
Đối với một số trường hợp, phụ lục hợp đồng cần phải được kèm theo khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu mà chỉ có thể giải thích được theo tập quán địa phương. Bên soạn thảo hợp đồng cần căn cứ dựa theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng để đưa ra bản phụ lục hợp lý và chính xác nhất.
Khi các điều khoản trong hợp đồng có mối liên hệ với nhau
Một trường hợp khác cần phải ký phụ lục hợp đồng là khi các điều khoản trong hợp đồng có mối liên hệ phức tạp và chặt chẽ với nhau. Do đó, phụ lục hợp đồng cần phải giải thích và làm rõ các mối quan hệ này để sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng, tránh gây hiểu lầm tại một mắt xích nào đó trong mối liên hệ giữa các điều khoản.
Khi có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung về mặt ngôn từ giữa các bên
Khi có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên liên quan trong hợp đồng về ngôn từ sử dụng thì trường hợp này hợp đồng cần phải có phụ lục đi kèm. Phụ lục hợp đồng phải giải thích rõ ý chí chung của hai bên về những ngôn từ gây hiểu lầm trong hợp đồng..
Khi bên soạn thảo đưa nội dung bất lợi cho bên kia vào trong hợp đồng
Phụ lục hợp đồng rất cần thiết trong trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia. Khi đó, bên soạn thảo cần phải giải thích tại sao hợp đồng lại có các điều khoản chỉ có lợi cho một bên.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về Phụ lục hợp đồng và các trường hợp cần phải ký phụ lục hợp đồng mà viettelnet chia sẻ đến bạn đọc. Trong quá trình đàm phán và soạn thảo hợp đồng, các bên cần phải làm rõ ngôn từ và ý chí chung nhằm tránh gây hiểu lầm trong quá trình thực hiện hợp đồng.