Tìm hiểu về Luật Giao dịch điện tử 2005 số 51/2005/QH11
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ thực hiện rất nhiều giao dịch, đặc biệt là trong kinh doanh. Khi công nghệ 4.0 phát triển, ngoài những hợp đồng giao dịch trên giấy thì bạn có thể thực hiện giao dịch thông qua các phương tiện điện tử. Để giúp bạn hiểu hơn về những quy định khi giao dịch điện tử thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về Luật Giao dịch điện tử 2005 số 51/2005/QH11 trong bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Tìm hiểu Luật giao dịch điện tử là gì?
Luật giao dịch điện tử là bộ luật được ban hành để hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện giao dịch điện tử theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo được quyền lợi giữa các bên tham gia. Tính đến thời điểm hiện tại, Quốc Hội đã ban hành 4 văn bản pháp luật về giao dịch điện tử.
3 văn bản pháp luật đầu tiện chứa các thông tin quan trọng cho doanh nghiệp. Cụ thể, những văn bản được ban hành gồm có: Luật Giao dịch điện tử 2005 số 51/2005/QH11, NĐ 130/2018/NĐ-CP, NĐ 165/2018/NĐ-CP và NĐ 45/2020/NĐ-CP.
Trong đó, NĐ 130/2018/NĐ-CP có chức năng hướng dẫn Luật 51/2005/QH11 về chữ ký số và chứng thực chữ ký số trong giao dịch điện tử. NĐ 165/2018/NĐ-CP quy định về việc giao dịch điện tử trong các hoạt động Tài Chính. Cuối cùng là NĐ 45/2020/NĐ-CP thực hiện thủ tục Hành chính trên các môi trường điện tử.
Các điều khoản quan trọng của Luật 51/2005/QH11
Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn các điều khoản quan trọng trong Luật Giao dịch điện tử 2005 số 51/2005/QH11 cần phải nắm rõ.
Khái niệm hợp đồng điện tử là gì?
Theo Điều 33 của Luật Giao dịch điện tử 2005 số 51/2005/QH11, Hợp đồng điện tử là dạng hợp đồng được thiết lập thành những thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.
Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý như thế nào?
Điều 34 của Luật Giao dịch điện tử 2005 số 51/2005/QH11 đã quy định hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý là không thể phủ nhận. Bởi dạng hợp đồng này vẫn được thể hiện thông qua dạng thông điệp dữ liệu.
Nguyên tắc chung khi giao kết hợp đồng điện tử
Điều 35 của Luật Giao dịch điện tử 2005 số 51/2005/QH11 có quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử như sau:
- Các chủ thể tham gia giao dịch có quyền dùng phương tiện điện tử khi Giao kết và Thực hiện hợp đồng giao dịch.
- Việc Giao kết và thực hiện hợp đồng giao dịch điện tử phải tuân theo những quy định của Luật Giao dịch điện tử 2005 số 51/2005/QH11 và pháp luật về hợp đồng.
- Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, các bên có thể được thỏa thuận về yêu cầu chứng thực, kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm tính bảo mật, vẹn toàn cho hợp đồng giao dịch.
Giá trị pháp lý của Thông báo trong giao dịch điện tử
Điều 38 của Luật Giao dịch điện tử 2005 số 51/2005/QH11 đã quy định thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý nhưng các phương pháp truyền thống thường gặp.
Luật về chữ ký số trong NĐ 130/2018/NĐ-CP
Như đã nói ở trên, NĐ 130/2018/NĐ-CP sẽ hướng dẫn cho Luật Giao dịch điện tử 2005 số 51/2005/QH11 về việc giao dịch điện tử bằng chữ ký số và chứng thực chữ ký số như sau:
Khái niệm Chữ ký số là gì? Chứng thư số là gì?
Dựa vào Điều 3 NĐ 130/2018/NĐ-CP, chúng ta sẽ có quy định về khái niệm của chữ ký số và chứng thư số như sau:
- Chữ ký số là dạng chữ ký điện tử được tạo bởi sự biến đổi của một thông điệp dữ liệu dùng hệ thống mật mã không đối xứng. Người có thông điệp dữ liệu ban đầu và người ký khóa công khai có thể xác định bản hợp đồng chính xác.
- Chứng thư số là dạng chứng thư điện tử do tổ chức dịch vụ chứng thực chữ ký số nhằm cung cấp thông tin định danh khóa công công khai của các tổ chức, cơ quan hoặc cá nhân nào đó. Qua đó, có thể xác nhận tổ chức, cơ quan hoặc cá nhân đó là người ký chữ ký số thông qua việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.
XEM THÊM >> Luật về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử – Thông tin cần biết
Chữ ký số có giá trị pháp lý thế nào?
Trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì thông điệp dữ liệu sẽ được đáp ứng khi thông điệp dữ liệu này được ký bằng chữ ký số đó và được đảm bảo an toàn theo quy định của Điều 9 NĐ 130/2018/NĐ-CP.
Trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có đóng dấu của các cơ quan tổ chức thì thông điệp dữ liệu sẽ được đáp ứng khi thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số của các tổ chức, cơ quan. Đặc biệt, chữ ký số đó sẽ được đảm bảo an toàn theo quy định của Điều 9 NĐ 130/2018/NĐ-CP.
Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Chương V NĐ 130/2018/NĐ-CP có giá trị pháp lý và hiệu lực giống như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức dịch vụ chứng thực chữ ký số Việt Nam cung cấp.
Quy định giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
Trong NĐ 165/2018/NĐ-CP, pháp luật đã nêu rõ những quy định và nguyên tắc giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính mà bạn cần biết.
Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính là gì?
Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính là hình thức giao dịch điện tử giữa các tổ chức, cơ quan, cá nhân trong các loại hoạt động nghiệp như ngân quỹ nhà nước, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí thu khác của ngân sách nhà nước, tài sản công, dự trữ nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, đầu tư tài chính, hải quan, kế toán, tài chính hợp tác xã, quản lý nhà nước về giá, dịch vụ tài chính, chứng khoán, dịch vụ kiểm toán, dịch vụ kế toán, kinh doanh bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác thuộc phạm vị quản lý của Bộ Tài chính và nhà nước.
Quá trình thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính này cần tuân theo các quy định của pháp luật chuyên ngành.
Các nguyên tắc của giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
Dựa theo Điều 4 của NĐ 165/2018/NĐ-CP, nguyên tắc giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính được quy định như sau:
- Các cơ quan tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính cần phải tuân thủ theo các quy định của Điều 5 Luật Giao dịch điện tử 2005 số 51/2005/QH11, quy định của pháp luật chuyên ngành và pháp luật có liên quan khác.
- Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính có thủ tục hành chính phải tuân theo quy định pháp luật về dịch vụ công trực tuyến và thủ tục hành chính của nhà nước.
- Việc sử dụng chữ ký số và chứng thư số trong Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính cần phải theo những quy định của pháp luật nhà nước về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Trong bài viết trên của viettelnet.vn, chúng tôi đã nêu cho bạn các thông tin quan trọng cũng như các Nghị định có liên quan đến Luật Giao dịch điện tử 2005 số 51/2005/QH11. Hy vọng, với những điều mà chúng tôi chia sẻ ở trên thì bạn có thể hiểu hơn về những quy định cần thiết để thực hiện các giao dịch thông qua các phương tiện điện tử hiệu quả hơn.