Hợp đồng điện tử là gì? Tính pháp lý, lợi ích, cách ký HĐĐT cho doanh nghiệp
Hợp đồng điện tử là giải pháp toàn diện hỗ trợ doanh nghiệp quản lý và ký hợp đồng với khách hàng qua Internet. Giải pháp hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp thực hiện toàn bộ quy trình ký điện tử từ khởi tạo, xác định vai trò ký, ký kết lưu trữ, quản lý hợp đồng điện tử trên cùng một môi trường nền tảng số, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian lên đến 99%, đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp lý và tiêu chuẩn kỹ thuật bảo mật an toàn tuyệt đối.
Dịch vụ hợp đồng điện tử – vContract Viettel
MỤC LỤC
- 1. Hợp đồng điện tử là gì?
- 2. Những đặc điểm cơ bản của dịch vụ hợp đồng điện tử
- 3. Hợp đồng điện tử vContract Viettel
- 4. Lợi ích của dịch vụ hợp đồng điện tử (hợp đồng online)
- 5. Tổng hợp những loại hợp đồng điện tử vContract được sử dụng phổ biến hiện nay
- 6. Điểm khác nhau giữa hợp đồng điện tử với hợp đồng truyền thống?
- 7. Danh sách đơn vị đã đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử
1. Hợp đồng điện tử là gì?
Hợp Đồng Điện Tử (hay là hợp đồng online) là dịch vụ số hóa cho phép doanh nghiệp / tổ chức / công ty quản lý và ký hợp đồng hoặc các tài liệu cần thiết với khách hàng thông qua mạng internet.
Hợp đồng điện tử theo quy định pháp luật Việt Nam
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005, quy định khái niệm như sau:
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử trên nền tảng điển tử số.
Trong đó, phương tiện điện tử số là những hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, cloud, server, đám mây kỹ thuật số,…hoặc các công nghệ tương tự điện tử số khác trên môi trường internet.
Giao kết hợp đồng điện tử là sử dụng các thông điệp dữ liệu số để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch hợp đồng trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử. Lúc này, thông báo thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử có giá trị pháp lý như thông báo bằng các hợp đồng truyền thống thông thường.
Giá trị pháp lý hợp đồng điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam
Theo quy định tại Điều 34, Luật giao dịch điện tử 2005: “Giá trị pháp lý hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”. Trong nội dung tại Điều 14 Luật này cũng quy định: “Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu, cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu, cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.”
2. Những đặc điểm cơ bản của dịch vụ hợp đồng điện tử
Phần mềm hợp đồng điện tử có đặc điểm tiêu biểu mà các tổ chức, doanh nghiệp công ty cần biết khi sử dụng có thể lưu ý một số điểm như sau:
- Thể hiện bằng thông điệp dữ liệu điện tử: HĐĐT có đặc điểm khác so với hợp đồng giấy truyền thống là mọi thông tin được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu.
- Có ít nhất ba chủ thể tham gia trong hợp đồng thay vì hai: Bên cạnh 2 chủ thể thể hiện trong hợp đồng thường gặp là bên bán và bên mua thì còn có chủ thể nữa là người đứng giữa hai chủ thể bán và mua. Các cơ quan chứng thực của chữ ký điện tử hoặc nhà cung cấp mạng có thể là chủ thể thứ ba và không tham gia vào quá trình thương lượng mà chỉ đảm bảo tính hiệu quả, giá trị pháp lý của HĐĐT.
- Giá trị pháp lý được đảm bảo: Theo Điều 34 về Luật giao dịch điện tử, tính pháp lý của hợp đồng điện tử được công nhận giống như hợp đồng truyền thống. Tuy nhiên các hợp đồng khác như về sử dụng đất, giấy đăng ký kết hôn hay những loại hợp đồng dân sự khác thì hợp đồng điện tử không đảm bảo tính pháp lý khi áp dụng.
- Thực hiện dễ dàng ở mọi lúc mọi nơi: Vì thông tin trên hợp đồng là file thông tin số hóa được thiết lập dưới dạng dữ liệu điện tử nên hai bên chủ thể không cần gặp cũng có thể ký kết hợp đồng bằng văn bản điện tử rất nhanh chóng tại bất kỳ đâu, bất cứ khi nào.
3. Hợp đồng điện tử vContract Viettel
Giao ký kết thông minh – Quy trình không chạm, Ký kết không giấy tờ
Hợp đồng điện tử vContract Viettel thay đổi phương thức ký kết truyền thống giấy mực, xây dựng doanh nghiệp số hóa không giấy tờ, doanh nghiệp chuyển đổi số:
+ Tự động số hóa toàn bộ các quy trình ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp từ viêc tạo hợp đồng – chuyển ký các bên – lưu trữ và bảo mật, tự động thông báo các bên thứ tự ký kết.
+ Khi thực hiện việc ký kết giữa các doanh nghiệp chỉ cần tài khoản cho người tạo nội dung ký. Lập, Ký và Tra cứu hợp đồng / tài liệu ở bất kỳ đâu.
+ Ký kết qua thiết bị di động smartphone, máy tính bàn, tablet, 24/7
+ Hình thức ký số đa dạng: Token CA / OTP / Ký tự động / Ký theo lô.
+ Ký đồng loạt các hợp đồng cùng lúc, không giới hạn số lượng.
+ Sẵn sàng kết nối đến cổng xác thực của các cơ quan quản lý.
+ Hỗ trợ nạp dữ liệu khách hàng vào phần mềm vContract đảm bảo việc xuất hợp đồng nhanh và chính xác.
+ Hỗ trợ đầy đủ các nghiệp vụ doanh nghiệp xử lý hợp đồng số trên phần mềm như: điều chỉnh hợp đồng, Hủy hợp đồng.
+ Hỗ trợ kết xuất các biểu mẫu báo cáo, thống kê theo loại hợp đồng, doanh thu,…
+ Phần mềm vContract có khả năng trao đổi, tích hợp trên nền tảng với các phần mềm khác như: HRM, CRM, ERP…. Đáp ứng quản lý hợp đồng với các mô hình doanh nghiệp: Tập đoàn, Tổng Công ty…Có thể xuất nhanh và quản lý hợp đồng với số lượng lớn.
vContract đầy đủ tiêu chuẩn pháp lý
Dịch vụ hợp đồng điện tử vContract được phát triển trên nền tảng nghiên cứu đầy đủ các Luật và Nghị định, Quy định liên quan bao gồm:
+ Luật giao dịch điện tử số 51/ 2005/ QH11 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại & các lĩnh vực khác.
+ Nghị định số 130/ 2018/ NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số CA và dịch vụ chứng thực về chữ ký số Token.
vContract – Lưu trữ thông minh – Bảo mật tối đa toàn vẹn dữ liệu
+ Đáp ứng được đầy đủ về tính pháp lý xác thực điện tử.
+ Hệ thống vContract áp dụng các biện pháp bảo mật của Viettel chống tấn công và mất mất dữ liệu 24/7
+ Hợp đồng điện tử Viettel được mã hóa bằng khóa bảo mật của đơn vị nên đảm bảo thông tin hợp đồng số hóa được an toàn bảo mật nội dung hợp đồng, không thể thay đổi.
+ Lưu trữ tại trung tâm dữ liệu Viettel IDC đạt chuẩn an ninh thông tin chuẩn quốc tế.
+ Đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu cho doanh nghiệp, công ty, cá nhân.
Dễ dàng thực hiện ký kết
+ Nền tảng trung gian cho phép dễ dàng thực hiện ký kết các hợp đồng số giữa doanh nghiệp với đối tác, doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với cá nhân.
Ký kết mọi lúc, mọi nơi
Với dịch vụ hợp đồng điện tử Viettel doanh nghiệp có thể:
+ Ký hợp đồng điện từ ở bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu mà không cần gặp mặt trực tiếp hay chữ ký tay truyền thống.
+ Ký hợp đồng điện tử ngay trên điện thoại di động , máy tính bàn, máy tính bảng, bằng các loại chữ ký điện tử: Chữ ký số Cloud, Mobile CA, chữ ký số server HSM, OTP,…
BÁO GIÁ DỊCH VỤ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ VIETTEL (vContract Viettel)
(VND, gồm VAT) Chương trình Khuyến mại trong thời gian ra mắt sản phẩm: áp dụng từ 11/10/2022 – 31/12/2022 – Tặng 20% số lượng hợp đồng theo gói cước Hợp đồng KH đăng ký mua mới/ mua thêm trong thời gian KM – Miễn phí 1.000.000 VNĐ phí khởi tạo dịch vụ – Miễn phí phí duy trì dịch vụ năm đầu tiên Chính sách gói cước: + Không giới hạn thời gian sử dụng gói; Hỗ trợ lưu trữ hợp đồng đến khi khách hàng còn sử dụng dịch vụ, tối đa 10 năm kể từ thời điểm ký kết. + Hết thời gian lưu trữ, khách hàng có tối đa 90 ngày để backup dữ liệu. + Miễn phí data khi truy cập ứng dụng vContract trên thiết bị di động TỔNG ĐÀI LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ vContract: 0963.14.5353 (Zalo) hoặc 0866.222.900 Email: cuongnd16@viettel.com.vn & viettel@viettelnet.vn
Gói cước
Số lượng hợp đồng
Đơn giá/HĐ
Giá bán gói cước
vCont100
120
16,500
1,650,000
vCont500
600
13,200
6,600,000
vCont1K
1,200
11,000
11,000,000
vCont5K
6,000
6,600
33,000,000
vCont10K
12,000
5,500
55,000,000
BÁO GIÁ PHÍ CHỨNG THỰC HỢP ĐỒNG
– Qualified Timestamping (Dấu thời gian): Là dữ liệu điện tử gắn thông tin về ngày, tháng, năm và thời gian vào thông điệp dữ liệu, được cung cấp bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian tin cậy. Một hợp đồng cần có hai loại dấu thời gian Qualified Timestamping LTV và Qualified Timestamping eVerify:
+ Qualified Timestamping LTV (Long-term Validation): Dịch vụ cấp dấu thời gian áp dụng công nghệ xác thực lâu dài LTV là quá trình chứng thực tài liệu điện tử nhằm bảo vệ hiệu lực của chữ ký số tại thời điểm ký.
+ Qualified Timestamping eVerify là giải pháp Qualified Timestamping có đóng dấu chứng thực của Trục Phát triển Hợp đồng điện tử Việt Nam.
+ Hợp đồng B2B là hợp đồng ký kết giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp.
+ Hợp đồng B2C là hợp đồng ký kết giữa Doanh nghiệp với Cá nhân
STT | Loại dịch vụ dấu thời gian | Giá bán/dấu | Ghi chú |
1 | Qualified Timestamping LTV (Dấu thời gian thông thường). | 550 VNĐ | Giá đã bao gồm VAT 10%. |
2 | Qualified Timestamping eVerify (Dấu thời gian có chứng thực) cho hợp đồng B2B. | 5.500 VNĐ | |
3 | Qualified Timestamping eVerify (Dấu thời gian có chứng thực) cho hợp đồng B2C. | 2.200 VNĐ |
Báo giá dịch vụ định danh người ký (eKYC)
Áp dụng với khách hàng có nhu cầu định danh điện tử (eKYC) đối tượng thực hiện giao kết hợp đồng:
Tên gói | Giá gói (VND; gồm VAT) |
HDDT-eKYCOCR200 | 300,000 |
HDDT-eKYCOCR500 | 725,000 |
HDDT-eKYCOCR1K | 1,300,000 |
HDDT-eKYCOCR5K | 6,000,000 |
HDDT-eKYCOCR10K | 11,000,000 |
HDDT-eKYCOCR20K | 20,000,000 |
HDDT-eKYCXM200 | 450,000 |
HDDT-eKYCXM500 | 1,090,000 |
HDDT-eKYCXM1K | 1,950,000 |
HDDT-eKYCXM5K | 9,000,000 |
HDDT-eKYCXM10K | 16,500,000 |
HDDT-eKYCXM20K | 30,000,000 |
Định danh điện tử eKYC xác thực thông tin:
– Nhận diện ký tự văn bản OCR 2 mặt giấy tờ CMND
– Đối sánh nhận diện khuôn mặt (công nghệ Face-matching)
Định danh điện tử eKYC OCR + Xác minh thông tin khuôn mặt, số giấy tờ: Phân hệ tính năng xác minh dữ liệu truy xuất vào cơ sở dữ liệu của Viettel
Dịch vụ chứng thực phần mềm hợp đồng điện tử vContract Viettel
4. Lợi ích của dịch vụ hợp đồng điện tử (hợp đồng online)
– Quản lý hợp đồng ký kết theo luồng tự động
Tất cả hợp đồng số hóa được lưu trữ và quản lý trên hệ thống và tự động phân luồng.
– Đơn giản hoá các quy trình ký hợp đồng số từ khởi tạo, điều chỉnh, phê duyệt đến ký hợp đồng.
Doanh nghiệp sử dụng chỉ qua quy trình các bước như trên là có thể hoàn thành giao kết hợp đồng điện tử thành công: Khởi tạo hợp đồng điện tử cần ký, => Thiết lập luồng xem xét và ký số => Ký số trên máy tín hoặc điện thoại, => Hoàn tất và lưu trữ, Mã hoá hợp đồng, lưu trữ và bảo mật hợp đồng
Tiết kiệm 99% chi phí thời gian và rút ngắn khoảng cách cho doanh nghiệp, công ty
Thay vì tiêu tốn nhiều tiền bạc thời gian cho việc in ấn, lưu trữ hồ sơ giấy, chuyển phát hợp đồng đến các bên, với dịch vụ Hợp đồng điện tử của Viettel, tất cả các loại hợp đồng giấy truyền thống đều bị xoá bỏ để chuyển sao sang quy trình giao dịch điện tử số hóa công nghệ 4.0 thông minh không cần giấy tờ ( bảo vệ môi trường ảnh hưởng nhà kính ), tất cả hợp đồng số hóa sẽ được lưu trữ trên hệ thống phần mềm, cloud sever, mọi quá trình gửi nhận hợp đồng số hóa cũng được diễn ra trên môi trường điện tử với tốc độ nhanh chóng.
Ngoài ra, đối với cácdoanh nghiệp dễ dàng ký kết các hợp đồng đơn lẻ hay ký hàng loạt không giới hạn số lượng mọi lúc, mọi nơi, bất kỳ nơi nào mà không mất thời gian chờ đợi, di chuyển, tra cứu, tìm kiếm.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Trong điều kiện hội nhập kinh tế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp/ công ty diễn ra ngày càng gay gắt nên việc tìm kiếm đối tác, thị thường mới, đàm phán, ký kết hợp đồng linh hoạt nhanh chóng với chi phí tiết kiệm, khả năng nhanh nhạy bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại chuyển đổi số công nghệ 4.0 tạo nên những thời cơ kinh doanh mới, là những yêu cầu đòi hỏi mang lại lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong thị trường ngày nay.
Việc sử dụng dịch vụ hợp đồng điện tử Viettel đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu doanh nghiệp, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển bắt kịp xu hướng chuyển đổi số hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
5. Tổng hợp những loại hợp đồng điện tử vContract được sử dụng phổ biến hiện nay
Các loại hợp đồng điện tử vContract Viettel nào được nhiều người sử dụng nhất hiện nay?
– Hợp đồng về kinh tế / hợp đồng thương mại điện tử:
Hợp đồng kinh tế/thương mại điện tử sẽ có 1 bên chủ thể là thương nhân và bên còn lại có chức năng pháp lý nhằm xác định hợp đồng được dưới dạng thông điệp dữ liệu. Các thông tin hợp đồng cần phải tuân đúng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định bởi pháp luật hiện hành. Loại hợp đồng này thường có những đặc điểm sau:
+ Chủ thể hợp đồng bao gồm: thương nhân và bên có tư cách pháp lý.
+ Mục đích chính của hợp đồng về kinh tế/thương mại điện tử là lợi nhuận.
+ Hàng hóa là đối tượng trong hợp đồng này. Hợp đồng ĐT về thương mại điện tử gồm: hợp đồng mua bán hàng hóa / hợp đồng dịch vụ.
– Hợp đồng lao động điện tử:
Hợp đồng lao động điện tử cho người lao động và người sử dụng lao động ký kết hợp về hợp đồng lao động điện tử với các điều kiện, tiền lương, trách nhiệm mỗi bên,… Thông tin hợp đồng lao động được lưu dưới dạng điện tử số hóa trên mạng internet và có giá trị pháp lý. Những loại hình hợp đồng cho lao động thuộc dạng điện tử phổ biến như:
+ Hợp đồng lao động điện tử không hạn định.
+ Hợp đồng lao động điện tử xác định thời hạn.
+ Hợp đồng lao động điện tử mùa vụ hoặc một công việc nhất định.
– Hợp đồng dân sự điện tử
Đây là hợp đồng điện tử dùng để thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền hợp đồng, nghĩa vụ dân sự dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, hiện nay, có những lĩnh vực không được áp dụng sử dụng hình thức hợp đồng điện tử như: Quyền sở hữu nhà và mua bán dịch vụ bất động sản, giấy chứng nhận quyền về sử dụng đất, văn bản thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, hôn nhân, giấy khai sinh, ly hôn,…
6. Điểm khác nhau giữa hợp đồng điện tử với hợp đồng truyền thống?
Về căn cứ pháp lý:
– Hợp đồng điện tử: Luật Giao dịch điện tử 2005, Bộ luật Dân sự 2005.
– Hợp đồng truyền thống: Bộ luật Dân sự 2015.
* Về phương thức giao dịch:
– Hợp đồng điện tử:
+ Giao dịch bằng phương tiện điện tử hay còn được gọi là giao dịch bằng văn bản.
+ Được ký bằng chữ ký điện tử
– Hợp đồng truyền thống:
+ Bằng văn bản
+ Bằng lời nói
+ Bằng hành động
+ Các hình thức khác do hai bên thỏa thuận
* Về nội dung của hợp đồng:
– Hợp đồng điện tử (HĐĐT): Ngoài các nội dung như Hợp đồng truyền thống (HĐTT), các bên giao kết hợp đồng điện tử có thể thoả thuận về:
+ Yêu cầu kỹ thuật
+ Chứng thực chữ ký điện tử
+ Các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật
– Hợp đồng truyền thống:
+ Đối tượng của hợp đồng
+ Số lượng, chất lượng;
+ Giá, phương thức thanh toán;
+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên;
+Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
+ Phương thức giải quyết tranh chấp
Giống nhau:
– Đều là “sự thỏa thuận hợp đồng giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự“.
– Cả hai loại hợp đồng điện tử và truyền thống phải dựa trên những cơ sở pháp lý và tuân thủ quy định liên quan đến hình thức, điều kiện có hiệu lực, chủ thể, quy trình giao kết và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng giữa các bên, giải quyết tranh chấp phát sinh các bên (nếu có) khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử hoặc truyền thống.
– Các bên khi có giao kết, ký kết hợp đồng cần tuân thủ nguyên tắc “tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận” và “thiện trí, trung thực” theo quy định tại Điều 3 BLDS năm 2015. Nội dung này được áp dụng với tất cả các loại hợp đồng cả điện tử và truyền thống.
– Tuân theo ba nguyên tắc thực hiện hợp đồng trong giao kết giữa các bên:
+ Đúng đối tượng, chủng loại, chất lượng, số lượng… và các thỏa thuận khác.
+ Thực hiện hợp đồng trong giao kết có sự trung thực theo tinh thần hợp tác, bảo đảm tin cậy giữa đôi bên cùng có lợi.
+ Không xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
So sánh hợp đồng điện tử vContract và hợp đồng truyền thống
Khác nhau:
Tiêu chí | Hợp đồng điện tử vContract | Hợp đồng truyền thống |
Căn cứ pháp lý | – Luật Giao dịch điện tử năm 2005
– Luật Thương mại năm 2005 – Nghị định số 130/2018/NĐ-CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực công cộng chữ ký số. |
– Bộ luật Dân sự năm 2015
– Luật Thương mại năm 2005 |
Phạm vi áp dụng | Hợp đồng điện tử sẽ không áp dụng đối với một số các giấy tờ sau đây:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản – Văn bản về thừa kế – Quyết định ly hôn – Giấy khai sinh – Giấy khai tử – Giấy đăng ký kết hôn -Các giấy tờ có giá trị khác. |
Hợp đồng truyền thống thông thường được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội…
|
Chủ thể tham gia | – Bên bán và bên mua.
– Bên thứ ba: Nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký số điện tử nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết trong thực hiện hợp đồng điện tử. – Bên thứ ba nhà cung cấp không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng điện tử, đảm báo tính bảo mật, an toàn. |
– Bên bán, bên mua. |
Nội dung hợp đồng
|
– Bao gồm các nội dung hợp đồng truyền thống thông thường
– Bổ sung thêm một số nội dung sau: + Địa chỉ pháp lý. + Các quy định cải chính thông tin về điện tử & quyền truy cập. + Các quy định về chữ ký số điện tử hoặc một cách thức khác như mật khẩu hoặc mã số… để xác định các thông tin có giá trị về các chủ thể giao kết các hợp đồng. + Các quy định khác về phương thức thanh toán bằng điện tử.
|
Hợp đồng truyền thống thông thường cần có các nội dung sau:
+ Đối tượng + Số lượng + Chất lượng + Giá và các phương thức thanh toán điện tử + Thời hạn, địa điểm, + Phương thức thực hiện hợp đồng điện tử số + Quyền, nghĩa vụ của các bên + Trách nhiệm khi doanh nghiệp đối tác vi phạm hợp đồng và phương thức giải quyết tranh chấp đôi bên. |
Phương thức giao kết
|
– Giao dịch = văn bản điện tử số.
– Việc giao kết thường được ký bằng chữ kí điện tử số. – Các bên tham gia phương thức gia kết chỉ cần trao đổi qua môi trường điện tử số hóa và đi đến việc ký hợp đồng điện tử trên môi trường mạng internet.
|
– Giao dịch bằng văn bản trên giấy tờ truyền thống, lời nói, hành động & các hình thức khác do hai bên doanh nghiệp thỏa thuận.
– Các giao dịch được ký kết hợp đồng giấy thường bằng chữ ký tay truyền thống. – Hai bên doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng cần gặp mặt trực tiếp, thỏa thuận rồi mới đi đến việc kí kết hợp đồng truyền thống. |
Như vậy, giữa hợp đồng về điện tử và truyền thống sẽ có sự khác nhau cơ bản về cơ sở pháp lý điều chỉnh, về phương thức giao dịch hợp đồng cũng như nội dung thực hiện hợp đồng ký kết.
Theo đó, điểm khác biệt dễ dàng nhận thấy nhất giữa hợp đồng điện tử và truyền thống là hợp đồng điện tử được giao dịch bằng trên nên tảng điện tử số công nghệ cao và sử dụng chữ ký điện tử trong ký kết giao dịch. Điều này khác biệt hoàn toàn với hợp đồng ký kết truyền thống khi giao kết bằng văn bản giấy, lời nói hoặc hành động.
7. Danh sách đơn vị đã đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử
5 đơn vị đầu tiên đủ điều kiện cung cấp về dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử là VIETTEL,FPT, MOBIFONE, BKAV và CMC. Hiện tại đây đều là những Tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam về các giải pháp công nghệ thông tin – Viễn thông.
Danh sách nhà cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử:
STT | Tên đơn vị |
1 | TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL – CHI NHÁNH TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP – VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI |
2 | CÔNG TY TNHH TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHỆ VÀ GIẢI PHÁP CMC |
3 | TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE |
4 | CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT |
5 | CÔNG TY CỔ PHẦN BKAV |
Dịch vụ hợp đồng điện tử – vContract Viettel là một trong những sản phẩm nổi bật trong bộ giải pháp doanh nghiệp của Viettel, hỗ trợ tối đa doanh nghiệp/ công ty/ cá nhân ứng dụng các giải pháp công nghệ số 4.0 giải quyết tốt vấn đề số hoá quy trình ký hợp đồng điện tử. Từ đó là động lực cho các doanh nghiệp bứt phá trong nền kinh tế thị trường phát triển mạnh với nhiều thay đổi biến động hiện nay.
Đơn vị vui lòng liên hệ ngay https://viettelnet.vn/hop-dong-dien-tu-viettel/ để được hỗ trợ
Hợp đồng điện tử vContract Viettel – Bỏ ký tay, thay ký số