Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tính pháp lý của hợp đồng điện tử
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính pháp lý của hợp đồng điện tử vô cùng đa dạng, cho nên việc tìm hiểu chi tiết, đầy đủ về loại hợp đồng này vô cùng cần thiết.
Hợp đồng điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và đặc thù công việc hiện nay. Thay vì ký hợp đồng giấy, chúng ta có thể sử dụng loại hợp đồng điện tử này cho các hoạt động của cá nhân, tổ chức theo hình thức online.
Bạn biết gì về hợp đồng điện tử?
Theo quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2005, hợp đồng điện tử là loại hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử thay vì bằng giấy mực như truyền thống.
Các bên tham gia không cần phải ký bằng bút lên hợp đồng mà chỉ cần sử dụng các phương tiện điện tử, truyền dẫn không dây hay các công nghệ tương tự. Việc xác lập, sửa đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia vẫn có hiệu lực và đảm bảo tính pháp lý.
Chính vì những ưu điểm vượt trội mà loại hợp đồng này được rất nhiều các công ty, tập đoàn lớn ứng dụng. Khi cần ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng kinh doanh, hợp đồng mua bán, người ta đều có thể sử dụng hợp đồng điện tử.
Hợp đồng điện tử trên thực tế có giá trị pháp lý không?
Tuy có sự khác biệt về hình thức so với hợp đồng giấy truyền thống nhưng hợp đồng điện tử vẫn có giá trị pháp lý. Tại Điều 34, Luật giao dịch điện tử 2005 đã nêu rõ về vấn đề này. Cụ thể, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử sẽ không thể bị phủ nhận nếu chỉ vì hợp đồng ấy đã và được thể hiện dưới hình thức là một thông điệp dữ liệu.
Vì thế, các cá nhân, doanh nghiệp có thể sử dụng hợp đồng điện tử để ký kết, phục vụ cho các mục đích theo như quy định của pháp luật.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính pháp lý của hợp đồng điện tử là gì?
Tính pháp lý là yếu tố quan trọng khi thiết lập và duy trì 1 hợp đồng điện tử. Do đó, chúng ta nên lưu ý tới các yếu tố ảnh hưởng tới loại hợp đồng này.
Chữ ký số
Để hợp đồng có hiệu lực pháp lý, cần phải có chữ ký đầy đủ của các bên tham gia. Nếu một trong các bên tham gia không ký thì hợp đồng sẽ không có giá trị, hay nói cách khác sẽ bị vô hiệu.
Chữ ký của các bên tham gia có thể là chữ ký số, chữ kí ảnh tùy theo thỏa thuận của các bên.
Nội dung đảm bảo toàn vẹn, không sửa đổi kể từ thời điểm hoàn tất ký số
Để đảm bảo tính pháp lý và hạn chế tình trạng mâu thuẫn, tranh chấp về sau, các bên tham gia cần bàn bạc và thống nhất các nội dung trong hợp đồng điện tử. Sau khi hoàn tất việc ký số, nội dung trong hợp đồng không thể chỉnh sửa nữa. Hay nói cách khác, phải đảm bảo tính toàn vẹn của nội dung hợp đồng, chỉ có thể đọc, không được sửa vì bất cứ lý do gì.
Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, nếu có bất cứ thay đổi nào về nội dung hợp đồng sau khi đã ký kết, hệ thống sẽ tự động ghi lại và thông báo đến các bên tham gia. Tính bảo mật và an toàn của loại hợp đồng này không hề thua kém so với hợp đồng giấy truyền thống.
Chỉ có người đại diện theo pháp luật hoặc được ủy quyền hợp pháp mới có thể ký hợp đồng
Hợp đồng điện tử sẽ không có giá trị nếu như người ký số không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không được ủy quyền hợp pháp. Ngoài ra, người ký cần đảm bảo chữ ký số tương ứng với chữ ký trong hợp đồng giấy.
Nếu đơn vị ký số là doanh nghiệp hoặc tổ chức thì có thể thay thế bằng con dấu tương đương trong hợp đồng giấy.
Người ký số phải sở hữu chứng thư số hợp lệ
Chứng thư số là giấy tờ xác nhận danh tính được cấp bởi các tổ chức được cấp phép. Chứng thư phải còn hiệu lực tại thời điểm ký. Nhờ đó mà người ký chữ ký mới được xác nhận là cơ quan, tổ chức, cá nhân hợp lệ.
Như vậy, chỉ cần một trong các yếu tố nói trên không hợp lệ thì hợp đồng sẽ không có giá trị pháp lý.
Trên đây là các yếu tố ảnh hưởng đến tính pháp lý của hợp đồng điện tử mà bạn cần quan tâm nếu như thiết lập loại hợp đồng này. Nếu như bạn chưa chắc chắn về các vấn đề pháp lý xoay quanh loại hợp đồng này, có thể liên hệ với các đơn vị tư vấn pháp luật để được hỗ trợ tốt nhất. Viettelnet hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc.