So sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống chi tiết nhất

Hiện nay, các cá nhân, doanh nghiệp cũng đã bắt đầu làm quen và thực hiện việc ký kết hợp đồng điện tử thay thế cho hợp đồng truyền thống. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ sự giống và khác nhau của hai loại hợp đồng này. Bài viết này, Viettelnet sẽ giúp bạn so sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống một cách chi tiết nhất.

Điểm chung của hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống

Để so sánh Hợp đồng điện tử và Hợp đồng truyền thống thì trước hết chúng ta hãy tìm hiểu những điểm chung của 2 loại hợp đồng này.

Cả hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống đều là một dạng hợp đồng ghi lại sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ với nhau.

Khi giao kết và thực hiện thì cả 2 loại hợp đồng này đều phải dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định và tuân thủ những quy định liên quan đến hình thức của hợp đồng như:

  • Chủ thể hợp đồng
  • Điều kiện của hợp đồng
  • Quy trình giao kết hợp đồng
  • Quyền, nghĩa vụ các bên
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
  • Cách giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.
Điểm chung của hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống

Cả 2 loại hợp đồng này đều cần phải đảm bảo tuân thủ ba nguyên tắc thực hiện hợp đồng:

  • Đúng đối tượng, số lượng, thời hạn hợp đồng, phương thức thanh toán và các thỏa thuận khác;
  • Thực hiện hợp đồng một cách trung thực, đảm bảo các bên cùng có lợi và tin cậy lẫn nhau;
  • Không xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

So sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống về sự khác biệt

Bên cạnh những điểm chung cơ bản nêu trên, hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống cũng có nhiều điểm khác biệt. Cụ thể như:

Căn cứ pháp lý

Hợp đồng điện tử căn cứ vào: Luật Giao dịch điện tử 2005, Luật Thương mại 2005, Luật mẫu Thương mại điện tử của UNCITRAL (năm 1996), Nghị định 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số,…

Hợp đồng truyền thống căn cứ vào: Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005

Phương thức giao kết

Với Hợp đồng điện tử thì Giao dịch sẽ được thực hiện bằng văn bản điện tử, 2 bên sẽ thực hiện ký kết bằng chữ ký điện tử. Các bên tham gia hợp đồng không cần gặp mặt trực tiếp mà chỉ cần trao đổi qua online và ký số hợp đồng.

Hợp đồng điện tử và Hợp đồng truyền thống khác nhau về phương thức giao kết

Còn với Hợp đồng truyền thống thì sẽ Giao dịch bằng văn bản, bằng lời nói, hành động,… Các bên giao dịch với nhau bằng giấy tờ và thực hiện ký trực tiếp bằng chữ ký tay để giao kết. Theo đó các bên tham gia hợp đồng phải gặp mặt trực tiếp rồi mới có thể đi đến việc ký hợp đồng.

Chủ thể tham gia hợp đồng

Với Hợp đồng điện tử, khi giao dịch cần có bên A, bên B và bên thứ ba – các nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Bên thứ ba này sẽ không tham gia vào quá trình đàm phán, ký kết hay thực hiện hợp đồng điện tử mà chỉ hỗ trợ nhằm đảm bảo giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.

Còn với Hợp đồng truyền thống thì đơn giản hơn, chỉ cần bên A và bên B. Một số hợp đồng giá trị cao thì cần có bên thứ 3 là người làm chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Phạm vi áp dụng

Với Hợp đồng điện tử thì chỉ áp dụng trong một số lĩnh vực cụ thể. Hợp đồng này không áp dụng với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các loại bất động sản khác, văn bản thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy chứng tử,…

Còn Hợp đồng truyền thống thì được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.

Hợp đồng truyền thống được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực

Nội dung hợp đồng

Ngoài những nội dung bắt buộc tương tự trong hợp đồng truyền thống như Đối tượng; Số lượng, chất lượng; Giá, phương thức thanh toán, Thời hạn hợp đồng; Địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng, Quyền, nghĩa vụ của 2 bên; Trách nhiệm nếu vi phạm hợp đồng; Phương thức giải quyết tranh chấp,… thì hợp đồng điện tử có một số điểm khác biệt:

  • Địa chỉ pháp lý: Ngoài địa chỉ pháp lý trên giấy tờ thì hợp đồng điện tử còn cần ghi rõ địa chỉ email, website, địa chỉ xác định nơi gửi, ngày giờ gửi thông điệp dữ liệu,….
  • Một số quy định về quyền truy cập và cải chính thông tin điện tử.
  • Các quy định về chữ ký số, chữ ký điện tử.
  • Quy định về phương thức thanh toán điện tử.

Ưu điểm của hợp đồng điện tử so với hợp đồng truyền thông

Từ những so sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống trên thì chắc hẳn bạn đã phân biệt rõ sự khác nhau giữa hai hình thức này.

Dưới đây sẽ là một số ưu điểm của hợp đồng điện tử so với hợp đồng truyền thống:

  • Tiết kiệm thời gian: Hợp đồng điện tử sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn các quy trình ký kết, không mất thời gian đi lại, đàm phán trực tiếp hay phải chờ đợi như ký hợp đồng truyền thống.
  • Tiết kiệm được chi phí cho việc in ấn, chi phí đi lại và lưu trữ hợp đồng.
  • Quá trình lưu trữ, quản lý hồ sơ dễ dàng hơn.
  • Dễ dàng tìm kiếm đối tác hơn bởi ký hợp đồng không ngại khoảng cách địa lý, chỉ cần có internet là có thể giao dịch được.
Hợp đồng điện tử có nhiều ưu điểm hơn so với hợp đồng truyền thống

Với những lợi ích mà hợp đồng điện tử mang lại thì các doanh nghiệp đang dần chuyển qua xu hướng này.

Bài viết trên là những so sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống chi tiết nhất. Hy vọng bạn đã hiểu rõ những điểm khác biệt của 2 dạng hợp đồng này. Tiếp tục theo dõi nhiều bài viết hữu ích hơn tại viettelnet.vn bạn nhé!