Một số quy định về hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3 

Nguyễn Thị Tam 17:04 - 22/04/2024

Hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3 là loại hợp đồng hiện hành, được Pháp Luật bảo vệ theo đúng quy định. Vậy hợp đồng về lợi ích của người thứ 3 là gì? Hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3 có những chủ thể nào? Hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3 có những đặc tính gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn một số quy định về hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3.

Định nghĩa về hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3

Hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3 là loại hợp đồng có một bên chủ thể không trực tiếp giao kết hợp đồng nhưng lại được hưởng lợi ích từ hợp đồng. Căn cứ theo bộ luật Dân Sự năm 2015, tại khoản 5, điều 402: Hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3 là hợp đồng mà các chủ thể giao kết phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ 3 luôn được hưởng lợi ích từ những nghĩa vụ đó.

Định nghĩa về hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3

Nói một cách đơn giản, hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3 là sự thỏa thuận, giao kết giữa hai hay nhiều bên về việc thay đổi, xác lập, chấm dứt quyền và nghĩa vụ.

Trong đó, người thứ 3 là người luôn được hưởng lợi ích phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng. Hay nói cách khác, người thứ là người được hưởng lợi ích từ việc các bên giao kết thực hiện nghĩa vụ theo đúng thỏa thuận ghi trong hợp đồng.

Một số đặc tính của hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3

Hợp đồng vì lợi ích của người thứ gồm có 3 đặc tính chính:

  • Đặc tính thứ nhất: Sự thống nhất, thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba không chỉ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên xác lập. Hơn thế nữa, đây còn là cơ sở làm phát sinh quyền và lợi ích của người thứ 3, mặc dù chủ thể thứ 3 không trực tiếp tham gia vào việc thỏa thuận.
  • Đặc tính thứ 2: Người thứ 3 được hưởng lợi ích từ hợp đồng trong phạm vi hợp đồng quy định. Đặc biệt, người thứ 3 cũng có quyền từ chối hưởng lợi ích và cho phép các chủ thể ký kết hợp đồng sửa đổi và hủy hợp đồng.
Một số đặc tính của hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3
  • Đặc tính thứ 3: Theo quy định của Pháp Luật, chủ thể thứ 3 phải được xác định rõ ràng trong hợp đồng. Người thứ 3 không nhất thiết phải tồn tại trong thời gian xác lập hợp đồng, chỉ cần được xác định về mặt đặc tính và một số thông tin cơ bản.

Chủ thể của hợp đồng vì lợi của người thứ 3 là ai?

Theo quy định của Pháp Luật, trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3, hai chủ thể ký kết và thỏa thuận hợp đồng vẫn là bên có quyền, bên có nghĩa vụ. Bên thứ 3 không phải là chủ thể trong giao dịch, ký kết và thỏa thuận hợp đồng vì lợi ích người thứ 3.

Người thứ 3 chỉ là chủ thể được hưởng lợi ích từ thỏa thuận và việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong giáo dịch.

Chủ thể của hợp đồng vì lợi của người thứ 3 là ai?

Quyền và nghĩa vụ của người thứ 3 trong hợp đồng

Theo quy định của Pháp Luật, căn cứ vào điều 415, 416 của bộ Luật Dân Sự năm 2015: Người thứ 3 được hưởng lợi ích có quyền yêu cầu các chủ thể trong giao dịch có nghĩa vụ đối với mình.

Nếu có tranh chấp trong quá trình thực hiện các điều khoản trong hợp đồng, người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết.  Ngoài ra, bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện các điều khoản trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3.

Trong trường hợp người thứ 3 từ chối hưởng lợi ích trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thì chủ thể đó không cần thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.

Một số quy định về hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3 

Theo quy định của Pháp Luật, người thứ 3 có quyền từ chối hưởng lợi ích từ hợp đồng. Trường hợp người thứ 3 từ chối hưởng lợi ích khi bên có nghĩa vụ chưa thực hiện nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không cần phải thực hiện nữa.

Một số quy định về hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3

Đối với trường hợp người thứ 3 từ chối hưởng lợi ích khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong nghĩa vụ, bắt buộc bên có quyền phải làm đúng cam kết với chủ thể thực hiện nghĩa vụ. Ngoài ra, theo quy định của Pháp Luật, hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3 bao gồm hai điều kiện cơ bản sau:

  • Trong hợp đồng bắt buộc phải tồn tại mối liên hệ giữa các chủ thể: Bên có quyền và bên có nghĩa vụ vì lợi ích của người thứ 3 có sự ràng buộc lẫn nhau bởi những điều khoản trong hợp đồng.
  • Các chủ thể trong hợp đồng không có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng: Căn cứ theo điều 417 bộ luật Dân Sự năm 2015, các chủ thể trong hợp đồng phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Trừ trường hợp bên thứ 3 từ chối hưởng lợi ích từ hợp đồng.

Khi nào hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3 bị hủy bỏ

Đối với hợp đồng thông thường, việc hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung được thực hiện bởi các chủ thể trong giao dịch. Đối với hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3, người thứ 3 là người có quyền yêu cầu, sửa đổi và hủy bỏ hợp đồng. Nói cách khác, hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3 bị hủy bỏ khi người thứ 3 từ hối hưởng lợi ích.

Khi nào hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3 bị hủy bỏ

Bài viết trên Viettelnet đã chia sẻ cho các bạn một số quy định về hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3. Các bạn cần nắm rõ những quy định của Pháp Luật liên quan đến loại hợp đồng này để tránh sai phạm trong quá trình thực hiện. Đừng quên thường xuyên theo dõi viettelnet.vn để cập nhật các thông tin pháp luật mới nhất!