Quy định về hợp đồng điện tử – Cá nhân, doanh nghiệp cần biết

Nguyễn Thị Tam - Cập nhật lúc: 17:04 - 22/04/2024   - 1291 lượt xem

Mạng Internet đã đem đến cho chúng ta nhiều tiện ích nhất định trong cuộc sống. Ngoài việc giải trí, học tập thì các phương tiện điện tử còn giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn. Trong đó, hợp đồng điện tử đang là dạng hợp đồng giao dịch được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Để có thể thực hiện hợp đồng hiệu quả thì chúng ta hãy tìm hiểu Quy Định Về Hợp Đồng Điện Tử – Những Nội Dung Cá Nhân, Doanh Nghiệp Cần Nắm Vững trong bài viết dưới đây.

Các quy định về hợp đồng điện tử là gì?

Căn cứ theo Điều 33 và 34 của Luật giao dịch điện tử 2005 thì hợp đồng điện tử là dạng hợp đồng pháp lý được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Và sau đây là các Quy Định Về Hợp Đồng Điện Tử – Những Nội Dung Cá Nhân, Doanh Nghiệp Cần Nắm Vững:

quy dinh ve hop dong dien tu 1
Các quy định có trong hợp đồng điện tử

Quy định về nguyên tắc của hợp đồng điện tử

Các bên chủ thể tham gia đều có quyền ứng dụng phương tiện điện tử hoạt động trên công nghệ điện, kỹ thuật số, từ tính, quang học, truyền dẫn không dây, công nghệ tương tự hoặc điện từ trong giao kết và thực hiện giao dịch hợp đồng điện tử. Việc này cần tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật về hợp đồng và Luật giao dịch điện tử 2005.

Khi giao dịch hợp đồng điện tử, các bên đều có thể yêu cầu và thỏa thuận về chứng thực, kỹ thuật cũng như các điều kiện đảm bảo tính toàn vẹn, bảo mật những thông tin có liên quan đến hợp đồng.

Quy định luật điều chỉnh trong hợp đồng điện tử

Ngoài các quy định về hợp đồng trong Bộ Luật dân sự thì hợp đồng điện tử còn chịu sự điều chỉnh của các quy định của luật khác như Luật về giao kết hợp đồng điện tử, Luật giao dịch điện tử, Luật về chữ ký điện tử, Luật Thương mại điện tử,… Ngoài ra, trong một số lĩnh vực thì hợp đồng còn phải điều chỉnh theo quy tắc luật của lĩnh vực đó.

Quy định về quy trình giao kết hợp đồng điện tử

Thay vì mất thời gian trong việc gặp gỡ, trao đổi và ký tay trực tiếp, các bên có thể thực hiện giao kết hợp đồng bằng chữ ký điện tử, chữ ký số trên các phương tiện điện tử.

quy dinh ve hop dong dien tu 2
Quy định về việc giao kết hợp đồng điện tử

Quy định về chủ thể tham gia 

Khác với hợp đồng thông thường là chỉ có 2 bên tham gia thì hợp đồng thương mại lại cần có thêm chủ thể thứ 3. Ngoài hai chủ thể chính là bên chấp nhận và bên được chấp nhận thì cần có thêm sự góp mặt của các nhà cung ứng dịch mạng, các cơ quan chứng thực chữ ký số.

Quy định về nội dung trong hợp đồng điện tử

Nội dung của hợp đồng điện tử cũng có những quy định bắt buộc như nội dung trong hợp đồng truyền thống. Tuy nhiên, nó vẫn tồn tại một số điểm khác biệt như sau:

Địa chỉ: Ngoài các địa chỉ pháp lý thông thường, hợp đồng điện tử cần có thêm các địa chỉ email, website, địa chỉ xác định nơi và ngày giờ gửi thông điệp dữ liệu,… Các địa chỉ này đều cần thiết và có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định tính hữu hình, sự tồn tại của các bên giao kết hợp đồng điện tử.

Quy định về việc truy cập, cải chính thông tin điện tử như thu hồi hoặc hủy một hay một số đề nghị trong giao kết hợp đồng thông qua phương tiện điện tử.

Quy định về chữ ký điện tử, kỹ thuật và những điều kiện nhằm bảo mật thông tin toàn vẹn để xác định thông tin dữ liệu đó có giá trị đối với các bên giao kết giao dịch điện tử trong hợp đồng.

Quy định thanh toán đồng điện tử thường thông qua các phương tiện điện tử, chẳng hạn như: chuyển khoản ngân hàng, thanh toán bằng thẻ tín dụng,… Điều này có liên quan đến cả sự khác nhau về thủ tục và quy trình giao kết.

Quy trình giao kết hợp đồng điện tử chuẩn nhất

Sau khi nắm được các quy định về hợp đồng điện tử thì dưới đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các quy trình giao kết hợp đồng điện tử nhanh chóng mà hiệu quả.

quy dinh ve hop dong dien tu 1
Các bước thực hiện giao kết hợp đồng điện tử

Bước 1: Thỏa thuận và đề nghị giao kết hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng là việc các bên tham gia muốn hợp tác một điều gì đó dựa trên quy định thỏa thuận.

Đầu tiên, các bên cần phương thảo với nhau để tạo quy định chung cho bản hợp đồng. Lúc này, bên đề nghị sẽ đăng nhập tài khoản hệ thống hợp đồng điện tử và tạo lập nội dung, điều khoản, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể,… một cách chi tiết.

Bước 2: Kiểm tra và phản hồi đề nghị giao kết hợp đồng

Bên được đề nghị sẽ bắt đầu kiểm tra, xem xét và phản hồi chấp nhận hoặc không chấp nhận những nội dung gì trong hợp đồng cụ thể.

Khi hai bên đạt được sự đồng thuận thì bên được đề nghị sẽ nhận được email thông báo tự động và truy cập vào đường link hợp đồng luôn mà không cần đăng nhập hệ thống. Nếu bạn đã đồng ý thì tiến hành ký hợp đồng bằng chữ ký điện tử.

Bước 3: Các chủ thể thực hiện đúng theo hợp đồng

Việc ký kết hoàn tất, hệ thống sẽ gửi đến cho bạn thông báo hoàn tất và hợp đồng đó được lưu trữ và mã hóa giao kết hợp đồng. Lúc này các chủ thể sẽ thực hiện theo đúng quyền và nghĩa vụ đã ghi trong đó.

Như vậy, với những thông tin mà viettelnet.vn đã chia sẻ ở trên, bạn còn biết được Quy Định Về Hợp Đồng Điện Tử – Những Nội Dung Cá Nhân, Doanh Nghiệp Cần Nắm Vững và quy trình giao kết điện tử. Mong bạn có thể thực hiện giao dịch hợp đồng điện tử dễ dàng và hiệu quả hơn.

Nguyễn Thị Tam

Nguyễn Thị Tam Viettel (MSNV:406261) là chuyên viên kinh doanh CEO Viettel tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh tại Đại Học Kinh Tế có kinh nghiệm hơn 10 năm (vào Viettel tư năm 2010) bán hàng xuất sắc với các kỹ năng, kinh nghiệm nghiệp vụ bán hàng và sau bán hàng các dịch vụ Viettel như: FTTH, chữ ký số, Vtracking, Cloud, Brandname, SIPTrunking,...
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận