Cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng 2023

Hóa đơn điện tử là gì? Các quy định và hướng dẫn chi tiết cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng mới nhất hiện nay.

Theo quy định của pháp luật, kể từ ngày 01/7/2022, tất cả doanh nghiệp, cá nhân và hộ kinh doanh theo phương pháp kê khai có sử dụng hóa đơn bắt buộc đều phải chuyển sang sử dụng loại hóa đơn điện tử.

Theo đó, mỗi doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh cần phải tìm hiểu rõ quy định về hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống. Bài viết sau đây của Viettelnet sẽ giúp bạn đọc nắm rõ hơn về vấn đề trên.

Cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng 2023
Cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng mới nhất hiện nay

I. Quy định hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng

1. Hóa đơn điện tử là gì?

Hóa đơn điện tử là loại hóa đơn có mã hoặc không của cơ quan thuế được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử do các cá nhân, tổ chức kinh doanh lập ra bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng và cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán và thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được lập ra từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng 2023
Mẫu hóa đơn điện tử mua bán Viettel

2. Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý lúc nào?

Hóa đơn điện tử sẽ có giá trị pháp lý khi đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Đảm bảo tính tin cậy và toàn vẹn của thông tin trong hóa đơn điện tử từ thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là HĐĐT.
  • Tính vẹn toàn của thông tin là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoại trừ những thay đổi hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, hiển thị hay lưu trữ HĐĐT.
  • Thông tin trên HĐĐT sau khi hoàn chỉnh có thể được truy cập và sử dụng khi cần thiết.

3. Quy định về hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng như thế nào?

Theo quy định tại điểm a, khoản 6, Điều 10, Nghị định số 123.2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về hóa đơn, chứng từ, thì các thông tin trên hóa đơn phải được thể hiện như sau:

3.1. Tên hàng hóa, dịch vụ

Tên hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn phải được thể hiện bằng tiếng Việt và chi tiết đến từng chủng loại nếu bán hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau. Nếu hàng hóa phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì trên hóa đơn phải thể hiện các số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa. Ví dụ như số khung, số máy của ô tô, mô tô, địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của một ngôi nhà.

3.2. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài

Khi cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài sẽ được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Nếu hàng hóa, dịch vụ được giao dịch có quy định về mã hàng hóa, dịch vụ thì trên hóa đơn phải ghi cả tên và mã hàng hóa, dịch vụ.

3.3. Đơn vị tính

Người bán sẽ căn cứ vào tính chất, đặc điểm của hàng hóa để xác định tên đơn vị tính của hàng hóa trên hóa đơn theo đơn vị đo lường (ví dụ như: tấn, tạ, yến, kg, g, mg hoặc lượng, lạng, cái, con, chiếc, hộp, can, thùng, bao, gói, tuýp, m3, m2, m…).

Đối với dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính” mà đơn vị tính sẽ được xác định theo từng lần cung cấp dịch vụ và nội dung dịch vụ cung cấp.

Cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng 2023
Mẫu hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng mới nhất.

II. Cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng chi tiết, mới nhất

1. Nội dung trong hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống bao gồm những gì?

Căn cứ vào quy định tại Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 về HĐĐT buôn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, theo đó, một mẫu HĐĐT sẽ phải bao gồm những nội dung như sau:

  • Tên, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu và số thứ tự hóa đơn.
  • Tên, địa chỉ cùng mã số thuế người bán.
  • Tên, địa chỉ cùng mã số thuế người mua.
  • Tên hàng hóa, dịch vụ; số lượng, đơn vị, đơn giá; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ của sản phẩm, dịch vụ.

Bên cạnh đó, nội dung quy định tại các Điểm b, c và d, Khoản 1 Điều này có phản ánh bản chất và đặc điểm ngành, nghề kinh doanh, cụ thể:

  • Xác định các hoạt động kinh tế phát sinh.
  • Số tiền thu được.
  • Xác định người mua (người nộp tiền hay người sử dụng dịch vụ,…).
  • Người bán, người kinh doanh (hay người cung cấp dịch vụ,…).
  • Tên hàng hóa, dịch vụ và nội dung thu tiền.

2. Trường hợp khác

Trong trường hợp hóa đơn điện tử không bao gồm đầy đủ các nội dung bắt buộc như trên thì phải thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài Chính.

III. Hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng có cần bảng kê?

Cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng 2023
Hóa đơn điện tử cần có đầy đủ các thông tin mua bán, mã số thuế, ký hiệu hóa đơn,…

1. Đối với hóa đơn giấy

Thông thường, khuôn khổ của các loại hóa đơn giấy sẽ bị giới hạn (13x18cm hoặc 19x27cm), do đó, trong các trường hợp cần kê khai một số lượng lớn hàng hóa, dịch vụ thì doanh nghiệp có thể lập hóa đơn theo một trong các cách sau:

  • Lập liên tiếp nhiều hóa đơn.
  • Lập hóa đơn ghi lại số liệu tổng và kèm theo bảng kê khai chi tiết.

2. Đối với hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử không bị giới hạn về số dòng nên người bán, doanh nghiệp không được lập bảng kê kèm theo hóa đơn điện tử.

Theo đó, để đảm bảo tính pháp lý của hóa đơn điện tử, khi lập ra hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng cho khách hàng thì cơ sở kinh doanh phải lập đầy đủ các danh mục hàng hóa, dịch vụ bán ra theo đúng nguyên tắc và không được kèm theo bảng kê hàng hóa, dịch vụ bản giấy.

3. Chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy

Khi chuyển đổi từ hóa đơn điện tử ra hóa đơn giấy, nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ cung cấp nhiều hơn so với số dòng của một trang hóa đơn chuyển đổi thì doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh thực hiện tương tự trường hợp hóa đơn giấy.

Nếu hóa đơn được thể hiện nhiều hơn một trang thì trên phần đầu trang sau của hóa đơn có hiển thị:

  • Cùng số hóa đơn với trang đầu;
  • Cùng tên, địa chỉ và mã số thuế của người mua, người bán như trang đầu;
  • Cùng mẫu và ký hiệu hóa đơn với trang đầu;
  • Kèm thêm ghi chú bằng tiếng Việt không dấu như: “tiep theo trang truoc – trang X/Y”.

>> Xem thêm: Cách xuất hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu sản phẩm

IV. Đơn vị cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử an toàn, nhanh chóng, bảo mật cao 

Cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, nhà hàng 2023
Viettel Sinvoice – Giải pháp hóa đơn điện tử dành cho các công ty, doanh nghiệp và các tổ chức, hộ kinh doanh.

Hóa đơn điện tử Viettel Sinvoice là dịch vụ cung cấp giải pháp quản lý hóa đơn trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số, giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức, công ty có thể phát hành, phân phối và xử lý các nghiệp vụ cũng như lưu trữ hóa đơn điện tử thay thế cho việc phát hành và sử dụng hóa đơn giấy. 

Bên cạnh đó, phần mềm còn hỗ trợ xuất hóa đơn trên nhanh chóng mọi lúc mọi nơi thông qua mạng internet trên các thiết bị như smartphone, máy tính, máy tính bảng,… Đặc biệt, phần mềm hoá đơn điện tử Viettel có tính bảo mật rất cao, cách thức sử dụng đơn giản cũng như dễ dàng kết nối với nhiều phần mềm kế toán, phần mềm bán hàng khác.

Trên đây là những thông tin chi tiết về hóa đơn điện tử cũng như hướng dẫn cách viết hóa đơn tử đơn giản. Nếu cần tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử Sinvoice Viettel, Quý khách hàng hãy liên hệ với Viettelnet thông qua website: viettelnet.vn hoặc gọi điện trực tiếp đến số hotline 0866.222.900 – 0963.14.53.53 để được đội ngũ nhân viên tư vấn, hỗ trợ tận tình.

Quy định pháp luật về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo thông tư số 78/2021/TT-BTC là hóa đơn có chứa mã của cơ quan thuế và được tạo ra từ máy tính tiền.

Hiện nay, hầu hết các thủ tục hành chính về thuế đều được triển khai và thực hiện trên nền tảng hệ thống điện tử. Trong đó, hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo thông tư số 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính được ngành Thuế triển khai và nhận được nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. 

Bài viết dưới đây của Viettelnet sẽ tổng hợp toàn bộ thông tin về điều kiện, nguyên tắc, nội dung,… liên quan đến hóa đơn này để bạn hiểu rõ.

Quy định pháp luật về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền 
Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đang dần trở nên phổ biến tại các đơn vị kinh doanh.

I. Định nghĩa về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền      

1. Hóa đơn điện tử là gì?

Hóa đơn điện tử là tập hợp gồm những thông điệp dữ liệu điện tử liên quan đến bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng các phương tiện điện tử.

Bên cạnh đó, hóa đơn điện tử còn được khởi tạo, lập và xử lý bằng hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và lưu trữ tại máy tính của các bên theo những quy định về giao dịch điện tử của pháp luật hiện hành.

2. Tìm hiểu chi tiết về loại hóa đơn điện tử này

Máy tính tiền là thiết bị điện tử được dùng để hỗ trợ công việc kinh doanh với các chức năng như: tính tiền, lưu trữ dữ liệu bán hàng, khởi tạo hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và tra cứu hoặc báo cáo giao dịch.

Thiết bị này còn giữ vai trò kết chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ nhận và truyền dữ liệu điện tử.

Ngoài ra, đây là loại hóa đơn điện tử có chứa mã của cơ quan thuế và được tạo ra bởi máy tính tiền. Loại hóa đơn này còn phải đảm bảo thực hiện đúng theo những quy định tại Điều 89 của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 thuộc Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 thuộc Nghị định số 41/2022/NĐ-CP, Điều 8 của Thông tư số 78/2021/TT-BTC và được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử.

II. Cơ sở pháp lý của hóa đơn điện tử tạo từ máy tính tiền

Quy định pháp luật về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền 
Cơ sở pháp lý của hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền được quy định rõ trong các điều Luật, Nghị định và Thông tư của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Hiện nay, pháp luật quy định rất rõ về việc khởi tạo hóa đơn điện tử từ máy tính tiền. Điều đó được thể hiện qua các thông tư và nghị định dưới đây:

  • Nghị định 123/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 với quy định về hóa đơn và chứng từ.
  • Thông tư 78/2021/TT-BTC ban hành ngày 17/9/2021 hướng dẫn về hóa đơn chứng từ.
  • Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ban hành ngày 13/6/2019 quy định về Luật quản lý thuế.

III. Lợi ích của việc áp dụng hoá đơn điện tử từ máy tính tiền

1. Lợi ích đối với cơ quan thuế

Quy định pháp luật về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền 
Ứng dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đem tới cho cơ quan thuế nhiều lợi ích nổi bật.
  • Đơn giản hóa quá trình kê khai, thủ tục nộp thuế, từ đó giúp cơ quan thuế có thể quản lý hoạt động kinh doanh của của các đơn vị dễ dàng, nhanh chóng hơn.
  • Đảm bảo minh bạch các hoạt động nộp thuế, đồng thời hạn chế tối đa tình trạng kê khai không trung thực từ phía hộ kinh doanh.

2. Lợi ích đối với người nộp thuế, các đơn vị kinh doanh

Phương thức hóa đơn này giúp doanh nghiệp và các hộ kinh doanh tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí và nhân lực khi mua hóa đơn chứng từ hợp pháp.

Bên cạnh đó, sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền còn có khả năng xử lý sai sót trực tiếp các giao dịch phát sinh trên thiết bị tính tiền đã cài đặt phần mềm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền đạt tiêu chuẩn của cơ quan thuế.

Toàn bộ khoản mua hàng hóa hoặc dịch vụ sử dụng hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền sẽ được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.

Sử dụng loại hóa đơn này sẽ giúp các giao dịch với khách hàng đảm bảo được tính minh bạch, thuận tiện và tăng tỷ lệ quay lại sử dụng dịch vụ.

Bảng giá chính sách gói cước hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền Viettel

Số chứng từ/gói Đơn giá/chứng từ

(trước VAT)

Đơn giá/gói

(VNĐ trước VAT)

Đơn giá/gói

(VNĐ gồm VAT)

500 560 280.000 308.000
1.000 460 460.000 506.000
2.000 400 800.000 880.000
3.000 350 1.050.000 1.155.000
5.000 330 1.650.000 1.815.000
7.000 300 2.100.000 2.310.000
10.000 270 2.700.000 2.970.000
20.000 250 5.000.000 5.500.000
50.000 200 10.000.000 11.000.000
100.000 180 18.000.000 19.800.000
≥ 200.000 120 – dưới 180  

 

Giá bán = Đơn giá*Số lượng

≥ 1.000.000 110 – dưới 120
≥ 2.000.000 100 – dưới 110

LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ: 0963.14.53.53 (Zalo) hoặc 0866.222.900

Email: cuongnd16@viettel.com.vn & dinhcuong.dlu@gmail.com

Chính sách khởi tạo và thiết kế Hóa đơn điện tử Viettel

Nội dung Phí thu Ghi chú
Phí khởi tạo hóa đơn 500.000 – 1.000.000 đồng Thu 1 lần đầu tiên.
Phí thiết kế hóa đơn 1.000.000 đ – 5.000.000 đ Nếu KH có nhu cầu theo mẫu mã riêng.

Chữ ký số điện tử ký Hóa đơn

Gói cước Gói 1 năm Gói 2 năm Gói 3 năm Ghi chú
Doanh nghiệp 880.000 1.650.000 2.310.000 Chữ ký số độc lập dùng để ký Biên lai trên hệ thống với đầy đủ tính năng và tính hợp pháp theo quy định.
Hộ kinh doanh 440.000 825.000 1.155.000

TỔNG ĐÀI LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ >>  CHỮ KÝ SỐ VIETTEL-CA :0963.14.5353 (Zalo) hoặc 0866.222.900

Email: cuongnd16@viettel.com.vn & dinhcuong.dlu@gmail.com

IV. Top 8 đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo quy định

Quy định pháp luật về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền 
Đối tượng sử dụng loại hóa đơn này là được quy định rõ trong pháp luật hiện hành.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, những đối tượng có thể sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền được kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế là những doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh tiến hành nộp thuế theo phương pháp kê khai.

Đồng thời, những đối tượng này đang hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trực tiếp tới người dùng theo 8 loại hình kinh doanh dưới đây:

  • Trung tâm thương mại
  • Siêu thị
  • Bán lẻ hàng tiêu dùng
  • Ăn uống
  • Nhà hàng
  • Khách sạn
  • Bán lẻ thuốc tân dược
  • Dịch vụ vui chơi, giải trí cùng những dịch vụ khác

V. Điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử tạo từ máy tính tiền là gì?

Quy định pháp luật về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền 
Có nhiều điều kiện để cơ sở kinh doanh có thể sử dụng hóa đơn điện tử tạo từ máy tính tiền.

>> Xem thêm: Chữ ký số trên hóa đơn điện tử & 03 điều cần biết hiện nay

Để có thể sử dụng hóa đơn điện tử tạo từ máy tính tiền, đơn vị kinh doanh cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Đơn vị được trang bị đầy đủ các phương tiện như chữ ký số, đồng thời đã tiến hành đăng ký và được cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử để giao dịch với cơ quan thuế.
  • Đơn vị sở hữu trang bị hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại bao gồm máy tính, thiết bị điện tử có kết nối internet và email.
  • Đơn vị hiện đang sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử, có dẫn truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế.

Lưu ý: Nếu đơn vị kinh doanh sử dụng hình thức hóa đơn này thì cần phải thay đổi phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đúng chuẩn định dạng dữ liệu hóa đơn theo quy định tại Quyết định 1510/QĐ-TCT ban hành ngày 21/9/2022.

VI. Những nguyên tắc áp dụng hoá đơn điện tử từ máy tính tiền 

Quy định pháp luật về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền 
Các nguyên tắc áp dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền được nêu rõ tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Căn cứ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, việc khởi tạo hoá đơn điện tử từ máy tính tiền cần đảm bảo 3 nguyên tắc dưới đây:

  • Đơn vị kinh doanh cần đảm bảo nhận biết hóa đơn in từ máy tính tiền truyền dữ liệu điện tử đến cơ quan thuế.
  • Đơn vị kinh doanh không bắt buộc phải sử dụng chữ ký số.
  • Các khoản mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) cần được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.

VII. Nội dung hóa đơn điện tử tạo từ máy tính tiền đầy đủ, chi tiết

Quy định pháp luật về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền 
Hóa đơn điện tử tạo từ máy tính tiền hợp lệ phải đảm bảo có đủ những nội dung theo Thông tư 78.

Dựa vào Khoản 3 Điều 8 Thông tư 78/2021/TT-BTC, hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền phải đảm bảo những nội dung sau đây:

  • Thông tin về người bán bao gồm: Họ tên, địa chỉ hiện tại và mã số thuế.
  • Thông tin về người mua bao gồm: Mã định danh cá nhân, mã số thuế,… (Chỉ cần ghi nếu có yêu cầu từ phía người mua).
  • Thông tin về hàng hóa xuất bán, dịch vụ.
  • Tên của sản phẩm hoặc tên của dịch vụ kinh doanh.
  • Đơn giá sản phẩm, dịch vụ.
  • Số lượng.
  • Giá thanh toán.
  • Thời điểm lập hóa đơn.
  • Mã của cơ quan thuế.

Lưu ý, nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì nội dung của hóa đơn cần phải ghi đầy đủ thông tin giá bán chưa thuế GTGT, thuế suất GTGT, tiền thuế GTGT và tổng tiền thanh toán GTGT.

Ngoài ra, với trường hợp mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử tạo từ máy tính tiền, khi đơn vị đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử thì cơ quan thuế sẽ chịu trách nhiệm cấp mã cho đơn vị. Bên cạnh đó, mã được cấp là tự động và theo dải ký tự, đồng thời đảm bảo mỗi đơn vị có một mã riêng không trùng lặp.

VIII. Quy định pháp luật về trách nhiệm của người xuất hoá đơn khởi tạo từ máy tính tiền

Quy định pháp luật về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền 
Người xuất hoá đơn khởi tạo từ máy tính tiền cần phải đảm bảo trách nhiệm của mình theo những quy định tại Thông tư 78/2021/TT-BTC

Căn cứ theo Thông tư 78/2021/TT-BTC, trách nhiệm của người bán hàng hoặc người xuất hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền cần phải đảm bảo những điều sau đây:

  • Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có chứa mã của cơ quan thuế và được khởi tạo từ máy tính tiền kết chuyển dữ liệu tới cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 15 thuộc Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
  • Lập hóa đơn điện tử có chứa mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78.
  • Đảm bảo việc sử dụng dải ký tự mã của cơ quan thuế khi lập hóa đơn điện tử chứa mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền kết chuyển dữ liệu tới cơ quan thuế là liên tục và duy nhất.
  • Việc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử có chứa mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền cho cơ quan thuế cần phải đảm bảo đến ngay trong ngày xuất hóa đơn.
  • Quá trình chuyển dữ liệu sẽ do các tổ chức cung cấp dịch vụ nhận và truyền dữ liệu hóa đơn điện tử. Đồng thời, các đơn vị cung cấp dịch vụ nhận truyền dữ liệu phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện theo đúng những quy định được Tổng cục thuế thẩm định và công nhận.

IX. Giải đáp thắc mắc về hóa đơn điện tử tạo từ máy tính tiền

1. Trường hợp nào cần phải áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền?

Hiện nay chưa có thời gian cụ thể nào quy định về việc cần phải áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vì Tổng cục thuế vẫn đang trong quá trình lên kế hoạch, lộ trình xây dựng giải pháp để có những quy định rõ ràng cho việc này trong thời gian tới.

2. Máy tính tiền có phải là thiết bị xuất hóa đơn điện tử có mã hợp pháp hay không?

Máy tính tiền được xem là thiết bị xuất hóa đơn điện tử có mã hợp pháp bởi:

  • Đây là thiết kế có kết nối chuyển dữ liệu điện tử đến cơ quan thuế, đồng thời cũng là thiết bị đồng bộ và là một hệ thống có nhiều thiết bị điện tử được kết hợp với nhau thông qua một phần mềm bán hàng sở hữu những chức năng như: tính tiền, lưu trữ, in hóa đơn, tra cứu, báo cáo giao dịch,…
  • Máy tính tiền được kết nối chuyển dữ liệu tới cơ quan thuế theo định dạng chuẩn bằng phương thức điện tử thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền và lưu trữ dữ liệu điện tử.

3. Doanh nghiệp có thể vừa dùng hóa đơn điện tử có mã, vừa dùng hóa đơn điện tử có mã từ máy tính tiền không?

Mã của cơ quan thuế được cấp theo hình thức tự động. Do đó, khi đơn vị kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết chuyển dữ liệu điện tử đến cơ quan thuế sẽ đảm bảo không trùng lặp.

4. Có bắt buộc đơn vị kinh doanh bán lẻ sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không?

Quy định pháp luật về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền 
Việc sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền là điều không bắt buộc đối với đơn vị kinh doanh bán lẻ.

Sử dụng hóa đơn điện tử tạo từ máy tính tiền là điều mà pháp luật Việt Nam chưa bắt buộc. Tuy nhiên, để hỗ trợ tối ưu nhất cho quá trình kinh doanh và kê khai thuế, Tổng cục thuế luôn khuyến khích các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng loại hóa đơn này.

5. Nội dung của thông báo phát hành hóa đơn bao gồm những gì?

Thông báo phát hành hóa đơn cần phải đảm bảo những nội dung sau đây:

  • Tên đơn vị phát hành hoá đơn.
  • Mã số thuế.
  • Địa chỉ.
  • Điện thoại.
  • Các loại hoá đơn phát hành bao gồm: tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu của mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn, tổng số lượng hóa đơn thông báo phát hành.
  • Tên và mã số thuế của doanh nghiệp cần in hoá đơn (áp dụng với trường hợp là hoá đơn đặt in).
  • Tên và mã số thuế (nếu có) của tổ chức cung ứng phần mềm tự in hoá đơn (áp dụng với trường hợp là hoá đơn tự in).
  • Tên và mã số thuế (nếu có) của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử (áp dụng với trường hợp là hoá đơn điện tử).
  • Ngày lập Thông báo phát hành.
  • Tên kèm chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị.

6. Làm thế nào để gửi thông báo phát hành hóa đơn điện tử tạo từ máy tính tiền đến cơ quan thuế?

Để gửi thông báo phát hành hóa đơn này đến cơ quan thuế, bạn có thể thực hiện theo quy trình làm việc dưới đây:

– Bước 1: Lập hồ sơ

Đơn vị kinh doanh trước khi sử dụng hóa đơn để phục vụ việc bán hàng hóa, dịch vụ cần phải lập và gửi thông báo phát hành hóa đơn kèm theo các hóa đơn mẫu đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Thời gian thực hiện muộn nhất là 5 ngày trước khi đơn vị kinh doanh bắt đầu dùng hóa đơn và trong 10 ngày, tính từ ngày ký thông báo phát hành với những hình thức sau:

  • Gửi trực tiếp ở trụ sở cơ quan thuế.
  • Gửi qua hệ thống bưu chính.
  • Gửi dưới dạng văn bản điện tử thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.

– Bước 2: Cơ quan thuế tiếp nhận và ghi lại thông tin

Đối với trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp ở cơ quan thuế, công chức sẽ tiến hành tiếp nhận, đóng dấu và ghi lại thời gian nhận, số lượng tài liệu có trong hồ sơ để ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

Đối với trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế chịu trách nhiệm đóng dấu, ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

Đối với trường hợp hồ sơ được gửi với hình thức giao dịch điện tử, cơ quan thuế sẽ trực tiếp tiếp nhận, kiểm tra và chấp nhận hồ sơ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

– Bước 3: Cơ quan thuế tiến hành xử lý hồ sơ

Cơ quan thuế sẽ xử lý hồ sơ và không cần phải trả kết quả cho người nộp thuế. Tuy nhiên, nếu hồ sơ không hợp lệ thì trong thời hạn 3 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được thông báo, cơ quan thuế cần phải có văn bản thông báo cho tổ chức kinh doanh.

X. Sinvoice Viettel – Phần mềm hóa đơn điện tử tốt nhất hiện nay

Quy định pháp luật về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền 
Sinvoice Viettel được biết tới là phần mềm hóa đơn điện tử tối ưu và bảo mật hàng đầu hiện nay.

>> Xem thêm: Thủ tục hồ sơ khai thuế ban đầu cho các công ty mới thành lập

Sinvoice Viettel là một trong những phần mềm hóa đơn điện tử đáng tin cậy, đáp ứng đầy đủ các tính năng phát hành hóa đơn điện tử từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, Sinvoice Viettel còn được Bộ tài chính cho phép các doanh nghiệp kinh doanh áp dụng nhằm thay thế cho hóa đơn giấy.

Ngoài ra, so với những phần mềm hóa đơn điện tử khác trên thị trường, Sinvoice Viettel được đông đảo người dùng đánh giá cao hơn là vì:

  • Đây là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, đảm bảo cơ sở hạ tầng tốt bậc nhất Việt Nam.
  • Sinvoice Viettel là phần mềm xuất hóa đơn trên môi trường mạng internet nhanh chóng, dễ dàng mọi lúc mọi nơi, có thể dùng trên cả máy tính lẫn máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh.
  • Phần mềm này có tính bảo mật cao, dễ sử dụng và có thể kết nối nhanh chóng với nhiều phần mềm kế toán hoặc phần mềm bán hàng khác.
  • Sinvoice Viettel hỗ trợ lưu trữ miễn phí 10 năm, giúp tối ưu hóa chi phí lưu trữ cho người dùng.

Có thể thấy rằng, Sinvoice Viettel chính là giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền thông minh, nhanh chóng và đem tới nhiều lợi ích cho người sử dụng. Nếu cần tư vấn kỹ hơn về thủ tục đăng ký sử dụng phần mềm này với những chính sách giá hợp lý nhất, bạn có thể liên hệ với Viettelnet qua hotline 0866.222.9000963 14 53 53 để được hỗ trợ tận tâm.

Cách sử dụng hóa đơn điện tử Viettel theo TT78 trên Sinvoice

Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử Viettel theo TT78 trên hệ thống Sinvoice: thêm mẫu hóa đơn, thêm ký hiệu hóa đơn, lập thông báo phát hành.

Để sử dụng hóa đơn điện tử Viettel theo thông tư 78, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ với nhân viên kỹ thuật của Viettel – để được tư vấn chi tiết và  hướng dẫn chuyển đổi nhanh nhất. 

Hãy cùng Viettelnet theo dõi các bước sử dụng hóa đơn điện tử Viettel theo TT78 đơn giản nhất ngay sau đây.

Cách sử dụng hóa đơn điện tử Viettel theo TT78 trên Sinvoice

I. Thông tư số 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính và một số thông tin cơ bản

Ngày 17/9/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành TT78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/06/2019, Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về hóa đơn và chứng từ.

Tính từ trước đến nay, đây là văn bản quy phạm pháp luật mới nhất quy định về hóa đơn điện tử. 

Loại văn bản Thông tư
Số 78/2021/TT-BTC
Tổ chức ban hành Bộ Tài Chính
Ngày ban hành 17-09-2021
Ngày có hiệu lực thi hành 01-07-2022
Trích yếu Hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về hóa đơn và chứng từ

II. Những nội dung chính về hóa đơn điện tử được cập nhật theo Thông tư 78/2021/TT-BTC

Một số điểm mới của Thông tư 78/2021/TT-BTC:

  1. Lộ trình và thời điểm bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử
  2. Được quyền ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử
  3. Công bố mẫu hiển thị các loại hóa đơn điện tử
  4. Giải thích quy định về ký hiệu hóa đơn điện tử, mẫu số hóa đơn
  5. Các trường hợp xử lý hóa đơn có sai sót đã gửi cho cơ quan thuế
  6. Chuyển đổi áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế
  7. Quy định thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với dịch vụ ngân hàng
  8. Quy định hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế
  9. Tiêu chí chọn tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử

XEM THÊM DỊCH VỤ MỚI:

>> Dịch vụ hợp đồng điện tử Viettel- Vcontract

>> Giải pháp chữ ký số Cloud Viettel-CA

>>Tem, Vé, Thẻ điện tử Viettel

III. Nghị định 123, Thông tư 78 về hóa đơn điện tử khác gì với các quy định cũ?

1. So sánh thời điểm bắt buộc triển khai hóa đơn điện tử

  • Khoản 2, Điều 35 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định:

Việc thực hiện triển khai hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01/11/2020.

  • Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Chính phủ đã điều chỉnh thời gian bắt buộc:

Doanh Nghiệp phải chuyển đổi hóa đơn điện tử theo TT78 khi mua – bán hàng hóa dịch vụ trước ngày 01/07/2022.

Trong đó, nội dung của TT78/2021/TT-BTC khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại thông tư này và của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP trước ngày 01/07/2022.

Tuy nhiên, doanh nghiệp nên triển khai sớm hóa đơn điện tử trước thời hạn để có những lợi ích và lợi thế cạnh tranh:

  • Khai thác tối đa lợi thế và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
  • Triển khai trước thời hạn để tránh bị ùn tắc khi các doanh nghiệp đồng loạt triển khai cùng lúc
  • Các nhà cung cấp sẽ có thời gian và nguồn lực để hỗ trợ kỹ hơn cho doanh nghiệp
  • Có thời gian chuẩn bị và hoàn thiện cơ sở kỹ thuật hạ tầng, tích hợp hệ thống có liên quan trong quy trình nội bộ
  • Đội ngũ nhân viên có thời gian thích nghi và khắc phục lỗi khi sử dụng phần mềm
  • Giảm thiểu rủi ro về việc bị gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh

2. So sánh quy định về số hóa đơn điện tử

  • Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP, TT68/2019/TT-BTC

Số hóa đơn điện tử gồm tối đa 8 chữ số, bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12, tối đa đến số 99 999 999. Sang năm tiếp theo, đánh quay lại vòng từ số 1.

Lưu ý: Trường hợp số hóa đơn điện tử không được lập theo nguyên tắc trên thì phải đảm bảo nguyên tắc tăng theo thời gian, mỗi số hóa đơn chỉ được lập một lần duy nhất và tối đa 8 chữ số.

  • Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Số hóa đơn gồm tối đa 8 chữ số, bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12, tối đa đến số 99 999 999.

Lưu ý: Trường hợp số hóa đơn không được lập theo nguyên tắc trên thì hệ thống lập hóa đơn điện tử phải đảm bảo nguyên tắc tăng dần theo thời gian, mỗi số hóa đơn chỉ được lập một lần duy nhất và tối đa 8 chữ số.

3. So sánh thời điểm ký số hóa và lập hóa đơn điện tử

  • Nghị định 119/2018/NĐ-CP, TT68/2019/TTBTC

Thời điểm lập hóa đơn điện tử được xác định theo thời điểm người bán ký số trên hóa đơn hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm và phù hợp với hướng dẫn tại Điều 4 TT68/2019/TT-BTC. 

  • Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Thời điểm ký số trên hóa đơn là thời điểm người bán, người mua ký chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm. Trong trường hợp thời điểm ký hóa đơn điện tử đã lập khác với thời điểm lập hóa đơn thì xác định bằng thời điểm khai thuế.

4. So sánh quy định lập hóa đơn điện tử

Theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP, TT68/2019/TTBTC thì Doanh nghiệp không sử dụng bảng kê hóa đơn điện tử.

Công ty không được lập hóa đơn điện tử không có danh mục hàng hóa mà lại có bảng kê hàng hóa bản giấy cho khách hàng. Trường hợp công ty chuyển đổi hóa đơn điện tử ra giấy, nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ bán ra nhiều hơn số dòng của một trang hóa đơn thì công ty thực hiện tương tự trường hợp sử dụng hóa đơn in mà việc lập và in hóa đơn được thực hiện trực tiếp từ phần mềm, cụ thể:

Công ty được thể hiện hóa đơn nhiều hơn một trang nếu phần đầu trang sau của hóa đơn có hiển thị: cùng số hóa đơn như trang đầu; cùng tên, MST, địa chỉ của người mua, người bán như trang đầu; cùng mẫu và ký hiệu hóa đơn như trang đầu; kèm theo ghi chú bằng tiếng Việt “tiếp theo trang trước – trang X/Y” (trong đó X là số thứ tự trang, Y là tổng số trang của hóa đơn).

Tuy nhiên, theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP ban hành 19/10/2020 và có hiệu lực 01/07/2022 lại quy định: Các dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh được phép sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn; bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để phục vụ việc kiểm tra, đối chiếu của cơ quan có thẩm quyền.

IV. Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử Viettel theo TT78 trên Sinvoice

Để lập và nộp tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử Viettel theo Mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT TT78 trên hệ thống SInvoice, bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thêm mẫu hóa đơn

Cách sử dụng hóa đơn điện tử Viettel theo TT78 trên Sinvoice

  • Vào mục quản lý phát hành, chọn khởi tạo thông tin doanh nghiệp
  • Cập nhật đầy đủ thông tin gồm số điện thoại/Email liên hệ/trên hóa đơn và bấm ghi lại
  • Bấm sang mục 3 – quản lý tên mẫu hóa đơn, chọn thêm mới, chọn: Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (ND123 – TT78)

Cách sử dụng hóa đơn điện tử Viettel theo TT78 trên Sinvoice

  • Ở mục 04, chọn tên mẫu hóa đơn theo TT78 vừa mới tạo, chọn 1 mẫu hóa đơn trên hệ thống, chọn logo và Watermark, sau đó bấm xem thử và ghi lại nếu bạn thấy đã phù hợp

Bước 2: Thêm ký hiệu hóa đơn

Trên thanh menu, bạn vào quản lý phát hành, chọn quản lý ký hiệu hóa đơn và chọn thêm mới ký hiệu hóa đơn. Ký hiệu theo quy định của TT78 hướng dẫn bỏ ký tự chữ số đầu tiên, chỉ thêm 6 ký tự sau đó.

Ví dụ: về ký hiệu hóa đơn C21TV, trong đó :

  • C: Ký tự đầu tiên là một chữ cái được quy định, thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế (chữ K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã)
  • 21: Tiếp theo là 2 chữ số Ả Rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch
  • T: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng với cơ quan thuế 
  • Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý (VT => Viettel)
  • Chọn hoạt động và ghi lại

Bước 3: Tiến hành lập thông báo phát hành

  • Trên menu quản lý phát hành, bạn chọn lập thông báo phát hành, chọn thêm mới theo nghị định 123

Cách sử dụng hóa đơn điện tử Viettel theo TT78 trên Sinvoice

Chữ ký số sẽ tự lấy theo hệ thống đang có và chỉ được chọn chữ ký số ở trạng thái hoạt động, còn hiệu lực.

  • Sau khi thêm mới, bạn có thể bấm xem để xem lại và bấm nút mũi tên để ký số gửi cơ quan thuế

Nếu tờ khai của bạn đúng quy định thì sẽ được chuyển trạng thái chờ phê duyệt. Ngược lại, nếu không đúng yêu cầu, bạn nên liên hệ trực tiếp với tổng đài, nhân viên hỗ trợ Viettel.

Thời gian phê duyệt hóa đơn theo quy định là 1 ngày làm việc. Ngoài ra, doanh nghiệp cần nộp TB03 và BC26 sau khi được cơ quan thuế phê duyệt phát hành.

Cách sử dụng hóa đơn điện tử Viettel theo TT78 trên Sinvoice

V. Bảng giá đăng ký hóa đơn điện tử Viettel theo TT78 hiện nay

Bảng giá Dịch Vụ Hóa Đơn Điện Tử Viettel | Ưu đãi mới nhất

Gói cước Số lượng hóa đơn
Giá bán trọn gói HĐ+TN (chưa VAT)
DT300             390 390.000
DT500             650 530.000
DT1.000          1.300 830.000
DT2.000          2.600 1.250.000
DT3.000          3.900 1.760.000
DT5.000          6.500 2.670.000
DT7.000          9.100 3.550.000
DT10.000        13.000 4.420.000
DT20.000        26.000 7.540.000
DT30.000        39.000 11.310.000
DT40.000        52.000 15.080.000
DT50.000        65.000 18.850.000

Hotline đăng ký hóa đơn điện tử Viettel : 0963.14.53.530866.222.900 (Mr Cường)

Báo giá qua mail:cuongnd16@viettel.com.vn

LƯU Ý:

  • Dịch vụ Viettel Sinvoice đầu tư toàn bộ phần mềm, Server, lưu trữ.
  • Khách hàng mua hóa đơn Sinvoice đăng ký thông báo phát hành với thuế là sử dụng được luôn.
  • Không giới hạn số lượng người dùng.
  • Không thu phí duy trì hàng năm.
  • Miễn phí tư vấn thủ tục đăng ký hóa đơn điện tử Viettel với Cơ Quan Thuế
  • Miễn phí kết nối API phần mềm Kế toán, Erp, Crm

XEM THÊM >> Hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền VIETTEL theo thông tư số 78/2021/TT-BTC

Lưu ý: Giá trọn gói Dịch vụ hóa đơn điện tử Viettel chưa bao gồm 10% VAT, quý khách hàng có nhu cầu mua số lượng hóa đơn từ 20.000 trở lên sẽ được áp dụng đơn giá 290đ/ hóa đơn (chưa VAT), các gói cước được cung cấp là bội số của 10.000 hóa đơn.

Liên hệ ngay với Viettelnet qua qua website: viettelnet.vn hoặc tổng đài 0866.222.900 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn. 

VI. Một số câu hỏi thường gặp về Thông tư 78, Nghị định 123

1. Doanh nghiệp có được dùng song song hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy không? 

Doanh nghiệp vẫn được sử dụng hóa đơn cũ cho đến khi chuyển sang HĐĐT TT78 và có thông báo chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, khi đó doanh nghiệp phải:

– Đối với hóa đơn điện tử:

  • Ngừng phát hành hóa đơn điện tử theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP
  • Thực hiện thông báo hủy hóa đơn theo mẫu TB03/AC ban hành kèm theo TT39/2014/TT-BTC (Nếu cơ quan thuế quản lý yêu cầu)

– Với hóa đơn giấy:

  • Thực hiện tiêu hủy hóa đơn theo mẫu 02/HUY-HĐG Phụ lục IA, được ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Trình tự, tiêu hủy thực hiện theo quy định tại điều 27

2. Một công ty có thể sử dụng nhiều mẫu hóa đơn GTGT không?

Theo nghị định 123, cơ quan thuế không quản lý chi tiết về mẫu hóa đơn, chứng từ, số lượng hóa đơn theo từng đợt thông báo phát hành mà quản lý thông qua truyền nhận dữ liệu định dạng xml. Tương tự như quy định về ký hiệu HĐĐT thì hai ký tự cuối cùng: Người bán tự xác định tùy vào nhu cầu quản lý.

=> Đơn vị được phép sử dụng nhiều mẫu hóa đơn tùy vào nhu cầu quản lý như ẫu 1K22TBB và 1K22TAA,…

3. Tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có cần đăng ký sử dụng bao nhiêu hóa đơn không? 

Tại Khoản 3, điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về cách đánh số hóa đơn như sau:

  • Số hóa đơn gồm 8 chữ số
  • Không cần thông báo phát hành số lượng hóa đơn Từ số… Đến số… mà thay chỉ cần đánh bắt đầu từ số 1 vào ngày 1/1 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn và kết thúc vào ngày 31/12. Sang năm tiếp theo, đánh quay lại vòng từ số 1.

4. TT78 có bắt buộc phải xuất hóa đơn GTGT khi xuất khẩu không? 

Theo Điểm C, Khoản 3, Điều 13 NĐ 123, cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có hoạt động Xuất khẩu (bao gồm gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa dịch vụ sử dụng hóa đơn GTGT điện tử.

Trên đây là những thông tin về hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử Viettel theo TT78 trên hệ thống Sinvoice. Hy vọng những chia sẻ trên của Viettelnet đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chuyển đổi cũng như quy trình đăng ký sử dụng loại hóa đơn này.

Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chuyên viên kỹ thuật Viettel của Viettelnet qua email: cuongnd16@viettel.com.vn hoặc số di động 0963 14 53 53 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết hơn.

Tem, Vé, Thẻ điện tử Viettel – Quy định về vé điện tử theo Thông tư 78

Tem, Vé, thẻ điện tử là loại hình kỹ thuật số đang dần thay thế cho hình thức vé giấy truyền thống với một loạt các tiện ích vượt trội trong thời đại 4.0. Vậy Tem, Vé, Thẻ điện tử là gì? vai trò của Tem, Vé, Thẻ điện tử? Hãy cùng đón xem trong bài viết dưới đây của VIETTELNET nhé!

Tem, Vé, thẻ điện tử Viettel

1. TỔNG QUAN VỀ TEM, VÉ, THẺ ĐIỆN TỬ

TEM, VÉ, THẺ ĐIỆN TỬ

Tem, Vé, Thẻ điện tử là gì?

Tem, Vé, Thẻ điện tử là một loại vé dùng kỹ thuật số thay thế cho loại vé giấy truyền thống trước đó, được nhận dạng qua các thiết bị điện tử. Thường biểu hiện dưới dạng 1 tập tin (file) văn bản hoặc pdf để gửi cho người mua vé qua Email, Fax, Tin nhắn SMS,…. Hoặc thanh toán tiền mã QR và chờ người giao vé.

Vé điện tử không gì khác hơn là đặt chỗ trong hệ thống máy tính của hãng hàng không , một vé thông báo cho họ biết rằng bạn đã xác nhận chỗ đặt vé trên một chuyến bay cụ thể.

Khi bạn xuất vé điện tử, cũng có biên lai vé điện tử được in ra sau đó. Biên lai vé điện tử thường trông giống với vé giấy kiểu cũ nhưng không cần xuất trình tại quầy làm thủ tục vào ngày bay của bạn

Tên tiếng anh của vé điện tử là gì? (e-ticket)

Tên tiếng Anh vé điện tử là electronic ticket, viết tắt là e-ticket, được dùng chủ yếu cho các hãng hàng không, hoặc các loại vé sử dụng dịch vụ khác như vé tàu điện tử, vé điện thoại, vé xem phim, giải trí điện tử.

Tem, Vé, Thẻ, phiếu thu điện tử có là hoá đơn điện tử?

Tem, Vé, Thẻ điện tử được tính là hoá đơn điện tử.

Theo điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về Loại hóa đơn

Khoản 5: Các loại hóa đơn khác gồm:

a)Tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung quy định tại Nghị định này;..”

Lưu ý: Đối với hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng. Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá

=> Kết luận: Tem, vé, thẻ là một loại hóa đơn có hình thức đơn giản và phải áp dụng theo thông tư 78 và nghị định 123 như các loại hóa đơn khác.

Có các loại Tem, Vé, Thẻ, phiếu thu điện tử nào?

Tem, Vé, Thẻ điện tử thường gồm các loại phổ biến sau:

  • Vé hàng không điện tử
  • Vé tàu xe điện tử
  • Vé điện thoại điện tử
  • Vé xem phim điện tử
  • Vé qua đò, vé xe bus (buýt)
  • Vé tham quan
  • Phiếu thu, phiếu chi học phí, ăn uống, vé xe
  • Khác…

2. Báo giá dịch vụ Tem, vé, thẻ điện tử VIETTEL

Để đáp ứng nhu cầu kịp thời cũng như triển khai Tem/Vé/Thẻ điện tử theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ/CP và theo Điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội xin gửi đến Quý khách hàng báo giá dịch vụ Tem/Vé/Thẻ điện tử Viettel, chi tiết cụ thể như sau:

2.1 PHÍ GÓI TEM / VÉ / THẺ ĐIỆN TỬ:

STT Số lượng/gói Đơn giá/gói vé (VNĐ) GIÁ TIỀN (VNĐ) GHI CHÚ
1 20.000 200 4.000.000 Không giới hạn thời gian sử dụng
2 50.000 180 9.000.000
3 100.000 150 15.000.000
Đối với các gói > 100.000 sẽ có chính sách giá riêng
Các gói trên chưa bao gồm 10% VAT

2.2 CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG MÁY POS:

STT Hạng mục Giá bán GHI CHÚ
1 Pos cầm tay Sunmi – 2G (Trung Quốc) 4.620.000 Giá bán chưa bao gồm VAT
2 Pos cầm tay IMin – 2G (Singapore) 5.510.000

2.3. KHUYẾN MÃI ĐI KÈM:

– Miễn phí khởi tạo, thiết kế mẫu và tích hợp dịch vụ tem, vé, thẻ điện tử.

– Được hỗ trợ sử dụng HSM (Dịch vị chữ ký số Server) dùng để ký Hóa đơn điện tử trong 6 tháng (Đối với các Khách hàng chưa sử dụng HSM).

– Hỗ trợ 24/7 trong suốt quá trình sử dụng.

– Chính sách tốt nhất thị trường, đảm bảo triển khai đồng bộ với Tổng cục thuế

TỔNG ĐÀI LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ TEM, VÉ THẺ: 0963.14.5353 (Zalo) hoặc 0866.222.900

Đăng ký sớm nhất để có giá ưu đãi năm 2022

Email: cuongnd16@viettel.com.vn & viettel@viettelnet.vn

XEM THÊM >> Hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền VIETTEL theo thông tư số 78/2021/TT-BTC

3. Tem, vé, thẻ, phiếu thu điện tử trên hệ thống hóa đơn điện tử VINVOICE VIETTEL

MỘT SỐ MẪU DÙNG CHUNG TRÊN HỆ THỐNG VINVOICE VIETTEL

mẫu tem, vé điện tử Viettel

3.1 So sánh tem, vé hóa đơn điện tử từ máy POS và phần mềm hóa đơn điện tử

NỘI DUNG HDDT KHỞI TẠO TỪ POS PHẦN MỀM HDDT TÁCH BIỆT
Kích thước Chỉ có 1 kích thước nhỏ in theo thiết bị POS Có thể có nhiều kích thước
Thao tác In vé/hóa đơn và phát hành hóa đơn đồng thời trong 1 bước ngay trên thiết bị POS In vé/hóa đơn và phát hành hóa đơn là 2 bước tách biệt
Với các đơn vị có số lượng giao dịch lớn, cuối ngày phải tổng hợp lại dữ liệu để xuất hóa đơn
Chi phí Thêm chi phí thiết bị POS Tốn thời gian tổng hợp
Tiết kiệm thời gian Tốn chi phí nhân lực, thường phải tách riêng nhân sự bán hàng và nhân sự xuất hóa đơn
Tiết kiệm nhân lực
Dữ liệu gửi cơ quan thuế Toàn bộ các giao dịch được lưu trên máy POS và gửi lên cơ quan thuế Chỉ các dữ liệu xuất hóa đơn được gửi lên cơ quan thuế.

3.2 Phương án dùng máy POS cầm tay cho tem, vé điện tử Viettel

Phương án dùng máy POS cầm tay

Thiết bị POS cầm tay dành cho nhân viên bán/soát vé thủ công

Thiết bị này có khả năng:

  • Chạy phần mềm nhúng kiểm soát và bán vé điện tử
  • Quét QR Code, thẻ từ/RFID
  • In vé
  • Kết nối Internet qua module 3G/Wifi
  • Định vị GPS
  • Tốc độ in vé nhanh

– Hóa đơn điện tử khởi tạo từ thiết bị POS tiện dụng và sẽ trở thành xu hướng với các ngành hàng phát sinh nhiều giao dịch như taxi, nhà hàng, bán lẻ,…

– Viettel đã có phương án triển khai tích hợp phần mềm hóa đơn điện tử với các thiết bị POS hoặc các phần mềm quản lý, bán hàng, điều hành của các hàng.

3.3 MÔ PHỎNG MÀN HÌNH HIỂN THỊ TRÊN THIẾT BỊ POS

MÔ PHỎNG MÀN HÌNH HIỂN THỊ TRÊN THIẾT BỊ POS

thiết lập phát hành in vé điện tử

MÔ PHỎNG MÀN HÌNH HIỂN THỊ TRÊN THIẾT BỊ POS

Lịch sử thông tin vé, kết quả vé in ra

3.4 TÍCH HỢP QR CODE TRÊN CÁC LOẠI VÉ, HDDT CÓ MÃ

TÍCH HỢP QR CODE TRÊN CÁC LOẠI VÉ, HDDT CÓ MÃ

  1. Khách hàng tiến hành lập vé, phát hành vé, in vé trên phần mềm: Trên mỗi vé gắn 1 mã QR code chứa thông tin về vé như: loại, thời gian sử dụng,…
  2. Khách hàng sử dụng: Thiết bị quét mã QR trên vé của khách, hệ thống ghi nhận các thông tin ngay tại thời điểm quét
  3. Kiểm soát: Lượt dùng, Thời gian sử dụng (giờ ra, vào), địa điểm sử dụng

3.5 Viettel Telecom chính thức ra mắt giải pháp Tem/vé/thẻ điện tử góp phần thúc đẩy chuyển đổi số

 

4. Ưu thế của Tem, vé, thẻ điện tử so với vé giấy

Sử dụng Tem, vé, thẻ điện tử đem lại nhiều tiện ích vượt trội hơn vé giấy truyền thông như sau:

  • Dễ dàng quản lý tra cứu: Trên vé điện tử có mã vạch QR để soát vé nhanh thay vì phải kiểm tra bằng mắt thường;
  • Tiết kiệm thời gian hơn: Có thể lưu trữ bằng trên các thiết bị di động, máy tính và dữ liệu đám mây mạng internet nên có thể nhanh chóng tra soát, kiểm tra vé;
  • Tránh rủi ro vé giả mạo: Nếu gặp tình trạng Tem, vé, thẻ giả thì khi dùng vé giả để quét sẽ bị báo ngay vì thông tin Tem, vé, thẻ giả chưa có trong hệ thống lưu trữ;
  • Tiết kiệm chi phí in ấn, bảo vệ môi trường: Do không phải in vé ra giấy nên nhà cung cấp dịch vụ tiết kiệm được việc in ấn vé cho khách hàng của mình và bảo vệ môi trường hiệu ứng nhà kính.

5. Quy định về Tem, vé, thẻ điện tử

Căn cứ theo Quyết định số 1830/QĐ-BTC ngày 20/09/2021 của Bộ Tài chính, tiếp theo đến ngày 29/10/2021 Cục thuế TP Hà Nội đã có thông báo chính thức về việc áp dụng hóa đơn điện tử theo quy chuẩn mới quy định tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC thay thế cho hóa đơn điện tử theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Thông tư số 32/2011/TT-BTC.

Để quý độc giả nhanh chóng nắm bắt được quy định và thông báo này, VIETTELNET xin được tóm tắt chính xác, ngắn gọn, đầy đủ và dễ hiểu nội dung cho bạn đọc ngay sau đây.

tem vé thẻ điện tử TT78

6 điểm mà doanh nghiệp phải lưu ý tại Thông tư 78/2021/TT-BTC về hóa đơn điện tử:

  1. Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử
  2. Giải thích ký hiệu và ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử
  3. Thời điểm lập hóa đơn đối với dịch vụ ngân hàng có thời điểm riêng
  4. Quy định xử lý hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót
  5. Quy định hóa đơn điện tử tạo từ máy tính tiền
  6. Một số văn bản về hóa đơn, chứng từ sẽ không còn hiệu lực từ 01/07/2022

5.1 Liên quan đến Tem, vé, thẻ điện tử, người dùng cần lưu ý những điều sau:

Điều 4. Ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn:

a) Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử như sau:

– Số 1: Phản ánh loại hóa đơn điện tử giá trị gia tăng;

– Số 2: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng;

– Số 3: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán tài sản công;

– Số 4: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia;

– Số 5: Phản ánh các loại hóa đơn điện tử khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ;

b) Ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn điện tử để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Sáu (06) ký tự này được quy định như sau:

– Ký tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là C hoặc K như sau: C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã;

– Hai ký tự tiếp theo là hai (02) chữ số Ả rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. Ví dụ: Năm lập hóa đơn điện tử là năm 2022 thì thể hiện là số 22; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2023 thì thể hiện là số 23;

Tem, vé, thẻ điện tử

– Một ký tự tiếp theo là một (01) chữ cái được quy định là T, D, L, M, N, B, G, H thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng, cụ thể:

+ Chữ G: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn giá trị gia tăng;

+ Chữ H: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn bán hàng.

– Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý. Trường hợp người bán sử dụng nhiều mẫu hóa đơn điện tử trong cùng một loại hóa đơn thì sử dụng hai ký tự cuối nêu trên để phân biệt các mẫu hóa đơn khác nhau trong cùng một loại hóa đơn. Trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY;

– Tại bản thể hiện, ký hiệu hóa đơn điện tử và ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử được thể hiện ở phía trên bên phải của hóa đơn (hoặc ở vị trí dễ nhận biết);

Hiện nay Viettel là nhà cung cấp hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế và các doanh nghiệp đã sử dụng đánh giá cao về tính bảo mật – an toàn dữ liệu, khả năng tính hợp với các hệ thống phần mềm khác như kế toán, bán hàng, quản trị doanh nghiệp.

XEM THÊM: Dịch vụ Hợp đồng điện tử Viettel

6. Kết luận

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về dịch vụ Tem, vé, thẻ điện tử VINVOICE VIETTEL. Để nhanh chóng có được dịch vụ ưu đãi tốt nhất cho đơn vị của mình bạn hãy liên hệ với Viettelnet.vn‌. Chúng tôi sẽ giúp khách hàng tìm kiếm được gói cước phù hợp với nhu cầu sử dụng nhất nhất. Hãy liên hệ theo số hotline 0866.222.900 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết bạn nhé!

Hướng dẫn cách tra cứu hóa đơn điện tử VNPT Nhanh Chóng

Cách tra cứu hóa đơn điện tử VNPT nhanh chóng như thế nào là câu hỏi rất nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng đang có chung băn khoăn này thì hãy tham khảo ngay bài viết sau. Dưới đây là lời giải đáp chi tiết cho vấn đề trên, cùng xem ngay thôi nào!

Tra cứu hóa đơn điện tử VNPT để làm gì?

Trước khi tìm hiểu cách tra cứu hóa đơn điện tử VNPT, bạn cần nắm rõ mục đích của việc làm này. Trên thực tế, tra cứu hóa đơn điện tử VNPT phục vụ nhiều mục đích khác nhau của doanh nghiệp. Điển hình trong số đó phải nhắc 3 mục đích chính sau:

– Kiểm tra tính xác thực của hóa đơn bản cứng

– Tra cứu thông tin hóa đơn khi không cầm theo hóa đơn bản cứng

– Ngăn chặn tình trạng thất lạc hóa đơn.

Với những lợi ích trên, hóa đơn điện tử hỗ trợ doanh nghiệp tra cứu thông tin nhanh chóng, tiện lợi mà không cần mang theo bất kỳ giấy tờ nào.

Mục đích của việc tra cứu hóa đơn điện tử VNPT

Mục đích của việc tra cứu hóa đơn điện tử VNPT

Tham khảo >> hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử Viettel

Điều kiện tra cứu hóa đơn điện tử VNPT

Để tra cứu hóa đơn điện tử VNPT, bắt buộc doanh nghiệp cần đảm bảo các điều kiện dưới đây:

– Có số hóa đơn chính xác để tiến hành tra cứu

– Doanh nghiệp cần nắm rõ các bước tra cứu hóa đơn.

Đây là hai điều kiện quan trọng để việc tra cứu hóa đơn điện tử VNPT nhanh chóng, chính xác. Vậy cách tra cứu như thế nào? Đọc ngay hướng dẫn bên dưới bạn nhé!

Hướng dẫn các cách tra cứu hóa đơn điện tử VNPT nhanh chóng

Có 2 cách tra cứu hóa đơn điện tử VNPT:

Tra cứu hóa đơn điện tử VNPT bằng Mã tra cứu hóa đơn

Trong mỗi phiếu hóa đơn điện tử VNPT xuất ra bản PDF đều có đính kèm mã tra cứu và đường link tra cứu hóa đơn. Dựa vào 2 đặc điểm này, bên mua hoàn toàn có thể chủ động tra cứu hóa đơn khi cần thiết ở mọi thời điểm.

Các bước tra cứu hóa đơn điện VNPT bằng mã tra cứu hóa đơn như sau:

Bước 1: Bạn hãy truy cập theo đường link tra cứu trên bản PDF do VNPT cung cấp.

Bước 2: Bạn cần nhập mã tra cứu hóa đơn, mã xác thực và nhấn vào ô “Tìm kiếm”. 

Bước 3: Sau khi thực hiện bước 2, hệ thống sẽ đưa ra 1 bảng hóa đơn bao gồm các cột tên hóa đơn, mẫu số, ký hiệu, số hóa đơn, tổng tiền, ngày xuất HĐ,…Lúc này, bạn hãy nhấn vào biểu tượng mũi tên hướng xuống ở cột “Tải file” để download hóa đơn điện tử xuống. 

Bước 4: Trường hợp bạn muốn tải file xuống thì có ấn mục vào “tải hóa đơn Zip” là xong.

Tra cứu hóa đơn điện tử VNPT bằng Mã tra cứu hóa đơn

Tra cứu hóa đơn điện tử VNPT bằng Mã tra cứu hóa đơn

XEM THÊM: Chữ ký số VNPT

Cách tra cứu hóa đơn điện tử VNPT nhanh chóng bằng tài khoản

Hệ thống hóa đơn điện tử của VNPT cung cấp cho người dùng 1 tài khoản đăng nhập để thuận tiện cho việc tra cứu hóa đơn trong các giao dịch. Các bước tra cứu hóa đơn điện tử VNPT thông qua tài khoản như sau:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản bằng cách bạn hãy truy cập vào trang tra cứu hóa đơn VNPT theo đường link hệ thống cung cấp qua email.

Bước 2: Bạn hãy nhập tên tài khoản, mật khẩu và mã xác thực vào ô “đăng nhập” trên hệ thống.

Bước 3: Sau khi đã truy cập được vào hệ thống, bạn hãy nhấp vào tab “Hóa đơn” thì tất cả hóa đơn đã xuất đều sẽ hiển thị lên. Bạn muốn xem hóa đơn nào thì có ấn vào mục “Chi tiết” để xem trực tuyến hoặc tải xuống bản PDF ở nút mũi tên hướng xuống tại cột “tải PDF”.

Cách tra cứu hóa đơn điện tử VNPT nhanh chóng bằng tài khoảnCách tra cứu hóa đơn điện tử VNPT nhanh chóng bằng tài khoản

Lưu ý khi tra cứu hóa đơn điện tử VNPT

Khi tra cứu hóa đơn điện tử VNPT, doanh nghiệp cần lưu ý đặc biệt tới một số vấn đề sau:

– Hóa đơn chỉ được tra cứu sau khi khách hàng đã sử dụng một trong các dịch vụ VNPT cung cấp.

– Doanh nghiệp đã có mã hóa đơn VNPT thì mới thực hiện tra cứu được.

– Doanh nghiệp cần nhớ rõ tên đăng nhập (user) và mật khẩu (password) để việc tra cứu thuận tiện hơn.

– Khi tra cứu hóa đơn, bạn hãy kiểm tra thật kỹ các thông tin, nếu có bất kỳ sai sót nào, cần báo lại ngay lập tức cho VNPT để kịp thời hiệu chỉnh.

Như vậy viettelnet đã cùng bạn tìm hiểu cách tra cứu hóa đơn điện tử VNPT nhanh chóng rồi nhé. Bạn hãy lưu lại ngay những thông tin trên để sử dụng khi cần thiết nhé! Nếu có thắc mắc gì cần được giải đáp, quý khách vui lòng liên hệ hotline 0866.222.900 để được tư vấn nhé.

HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TẠI KHÁNH HÓA – NHA TRANG

I. CÁC TÍNH NĂNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

hoá đơn điện tử Viettel

✅ Xuất hóa đơn PDF và XML

✅ Giữ số hóa đơn

✅ Upload danh mục khách hàng và danh mục hàng hóa. Cho phép phân quyền sử dụng tài khoản

✅ Lập hóa đơn theo file và upload bảng kê vào hóa đơn

✅ Lập được hóa đơn thay thế, hóa đơn điều chỉnh và hủy hóa đơn đã phát hành

✅ Cấu hình gửi email hóa đơn cho khách hàng

✅ Có thể lập được hóa đơn nháp và sửa chữa trước khi phát hành

✅ Cập nhật kê khai thuế ngay trên phần mềm

✅ Xuất báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, doanh thu và báo cáo bán hàng chi tiết.

II. Bảng giá hóa đơn điện tử tại Khánh Hòa

Bảng giá Dịch Vụ Hóa Đơn Điện Tử Viettel | Ưu đãi mới nhất

Gói cước Số lượng hóa đơn
Giá bán trọn gói HĐ+TN (chưa VAT)
DT300             390 390.000
DT500             650 530.000
DT1.000          1.300 830.000
DT2.000          2.600 1.250.000
DT3.000          3.900 1.760.000
DT5.000          6.500 2.670.000
DT7.000          9.100 3.550.000
DT10.000        13.000 4.420.000
DT20.000        26.000 7.540.000
DT30.000        39.000 11.310.000
DT40.000        52.000 15.080.000
DT50.000        65.000 18.850.000

Hotline đăng ký hóa đơn điện tử Viettel : 0963.14.53.530866.222.900 (Mr Cường)

Báo giá qua mail:cuongnd16@viettel.com.vn

LƯU Ý:

  • Dịch vụ Viettel Sinvoice đầu tư toàn bộ phần mềm, Server, lưu trữ.
  • Khách hàng mua hóa đơn Sinvoice đăng ký thông báo phát hành với thuế là sử dụng được luôn.
  • Không giới hạn số lượng người dùng.
  • Không thu phí duy trì hàng năm.
  • Miễn phí tư vấn thủ tục đăng ký hóa đơn điện tử Viettel với Cơ Quan Thuế
  • Miễn phí kết nối API phần mềm Kế toán, Erp, Crm

 

>> XEM THÊM ĐĂNG KÝ CHỮ KÝ SỐ TẠI KHÁNH HÒA

A. Các chi phí đi kèm hóa đơn điển tử khách hàng đăng ký tại khánh hòa:

▶️▶️ Phí khởi tạo

▶️▶️ Phí thiết kế mẫu hóa đơn (nếu KH chọn ngoài 250 mẫu có sẵn trên hệ thống của Viettel)

▶️▶️ Chữ ký số HSM (miễn phí năm đầu)

▶️▶️ Phí tích hợp với phần mềm khác (nếu có)

Doanh nghiệp được triển khai sử dụng hóa đơn điện tử trên hạ tầng của Viettel cung cấp (https://business-sinvoice.viettel.vn/).
Chi phí thấp, thời gian triển khai nhanh chóng và dễ sử dụng.

Xem thêm>> Những câu hỏi thường gặp hóa đơn điện tử

Xem thêm>> Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử Viettel

B. Ưu đãi khác cho khách hàng dùng hóa đơn điện tử:

?? Viettel cam kết tối ưu chi phí sử dụng HDDT cho Doanh nghiệp và mang lại sự hài lòng cho khách hàng;

?? Đối với các khách hàng đang sử dụng các dịch vụ do Viettel cung cấp hoặc khách hàng mua số lượng lớn hóa đơn, thì sẽ có chính sách ưu đãi riêng cho từng trường hợp.

?? Chính sách chiết khấu cao cho khách hàng đại lí

Địa chỉ cửa hàng hỗ trợ dịch vụ Viettel tại Khánh Hòa
CHTT Vĩnh Nguyên KHA Địa chỉ: 8B Dã Tượng – Vĩnh Nguyên – Nha Trang
CHTT Vĩnh Thọ KHA Địa chỉ: 38KA đường 2/4 – Vĩnh Thọ – Nha Trang
CHTT Hùng Vương KHA Địa chỉ: 294 Hùng Vương, Khóm 5, TT Vạn Giã – Vạn Ninh
CHTT Ninh Hòa KHA Địa chỉ: 543 Trần Quý Cáp, Phường Ninh hiệp, thị xã Ninh hòa
CHTT Khánh Sơn KHA Địa chỉ: 915 Đại lộ Hùng Vương – Cam Phúc Bắc – Cam Ranh
CHTT Cam Lâm KHA Địa chỉ: Thôn Yên Hòa – TT Cam Đức huyện Cam Lâm
CHTT Phương Sơn KHA Địa chỉ: 31 đường 23/10 – Nha Trang – Khánh Hòa
CHTT Khánh Vĩnh KHA Địa chỉ: 154 Lạc Long Quân – TT Diên Khánh
CHTT Cam Lộc KHA Địa chỉ: 2124 Đại Lộ Hùng Vương Cam Lộc Cam Ranh
CHTT Diên Khánh KHA Địa chỉ: Số 39 đường 2/8 TT Khánh Vĩnh – Huyện Khánh Vĩnh
CHTT Lộc Thọ KHA Địa chỉ: 17A yersin – Lộc Thọ – Nha Trang

Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử Viettel


Hướng dẫn sử dụng và quản lý hóa đơn điện tử hiệu quả, đúng quy định. Nghị định 119/2018/NĐ-CP của chính phủ nêu rõ về thời gian bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Để việc chuyển đổi hóa đơn thuận tiện nhất, Doanh nghiệp cần nắm rõ các nguyên tắc sử dụng và quản lý hóa đơn điện tử.

I. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC CHỨC NĂNG HỆ THỐNG

dang nhap hoa don dien tu viettel
Hình 1: Màn hình chức năng đăng nhập

A. Chức năng đăng nhập vào hệ thống hóa đơn điện tử

  1. Mục đích, ý nghĩa của chức năng: Chức năng này cho phép Người dùng hóa đơn điện tử đã được phân quyền, được cấp user đăng nhập vào và sử dụng các tính năng của hệ thống.
  2. Các bước thực hiện đăng nhập hóa đơn điện tử:

– Bước 1: Truy vập vào link https://business-sinvoice.viettel.vn/dang-nhap.html

– Bước 2: Trên màn hình login, người dùng nhập:

  • Tên đăng nhập (ví dụ test)
  • Mật khẩu (ví dụ: 123456a@A)
Hình 3: Khung nhập user/pass
  •  Bước 3: Người dùng click vào nút Đăng nhập

Kết quả: Đăng nhập thành công vào hệ thống với màn hình trang chủ

Hình 5: Màn hình trang chủ

3. Các trường hợp ngoại lệ (lỗi) khi đăng nhập hóa đơn điện tử:

– Nhập tên đăng nhập không đúng: thông báo “Tên đăng nhập hoặc mật khẩu không chính xác”

– Nhập mật khẩu không đúng: thông báo “Tên đăng nhập hoặc mật khẩu không chính xác”

– Không nhập tên đăng nhập/mật khẩu: Thông báo chưa nhập tên đăng nhập/mật khẩu

Hình 6: Màn hình thông báo lỗi khi nhập không đúng

Xêm thêm >> hướng dẫn đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

B. Chức năng quên mật khẩu trong hóa đơn điện tử

1. Mục đích, ý nghĩa của chức năng:

Chức năng này cho phép người dùng đã được phân quyền, được cấp user đăng nhập vào và sử dụng các tính năng của hệ thống. Tuy nhiên người dùng quên mật khẩu tại thời điểm đăng nhập và mong muốn đổi mật khẩu mới để đăng nhập vào hệ thống.

2. Các bước thực hiện

– Bước 1: Truy vập vào link https://business-sinvoice.viettel.vn/dang-nhap.html

Màn hình chức quên mật khẩu như bên dưới:

Hình 10: Màn hình chức năng quên mật khẩu

– Bước 2: Trên màn hình login, Người dùng click “Quên mật khẩu”

Màn hình chức năng hiển thị:

Hình 12: Màn hình chức năng quên mật khẩu

– Bước 3: Trên màn hình Quên mật khẩu, người dùng tiến hành nhập các thông tin

– Địa chỉ email (ví dụ: abc@gmail.com)

– Nhập mã captcha

– Bước 4: Sau nhi nhập đầy đủ thông tin, người dùng nhấn phím Gửi

Hình 13: Màn hình Quên mật khẩu

– Bước 5: Người sử dụng check Email để lấy link reset pass.

Hình 14: Màn hình email gửi link reset mật khẩu cho người dùng

 

– Bước 6: Người dùng nhập các thông tin mật khẩu mới à nhấn Gửi. Sau đó đăng nhập vào hệ thống bình thường với account và mật khẩu mới vừa reset.

Hình 15: Màn hình reset mật khẩu

4. Các trường hợp ngoại lệ (lỗi):

– Nhập email không đúng: Hệ thống sẽ gửi về email nhập, do đó trường hợp khách hàng nhập sai, dẫn tới không nhận được link  reset pass.

– Nhập mã captcha không đúng: Hệ thống sẽ yêu cầu nhập mã captcha khác

– Trường hợp khác khi hệ thống có lỗi kết nối tới DB, có thể sẽ không gửi được email

5. Các chức năng ảnh hưởng sau khi thực hiện tính năng: N/a

C. Chức năng đổi mật khẩu trong hóa đơn điện tử

 

Hình 16: Màn hình chức năng đổi mật khẩu

1. Mục đích, ý nghĩa của chức năng:

Chức năng này cho phép người dùng đã được phân quyền, được cấp user đăng nhập vào và sử dụng các tính năng của hệ thống. Tuy nhiên người dùng mong muốn đổi lại mật khẩu.

2. Các bước thực hiện

– Bước 1: Truy vập vào link https://business-sinvoice.viettel.vn/dang-nhap.html, để đăng nhập vào hệ thống

– Bước 2: Trên màn hình ứng dụng, người dùng click “Thay đổi mật khẩu”

Hình 17: Màn hình chức năng đổi mật khẩu

 

Nhập đầy đủ các thông tin:

– Mật khẩu cũ

– Nhật khẩu mới

– Nhập lại mật khẩu

– Nhập mã capcha

– Bước 3: Sau nhi nhập đầy đủ thông tin, người dùng nhấn phím Gửi

Bước 4: Sau khi đổi mật khẩu thành công, đăng nhập vào hệ thống bình thường với account và mật khẩu mới vừa đổi.

4. Các trường hợp ngoại lệ (lỗi):

– Nhập mật khẩu cũ không đúng: Hệ thống báo mật khẩu cũ không đúng

– Nhập mật khẩu mới không đủ mạnh: hệ thống thông báo mật khẩu không đủ mạnh

– Nhập trường nhập lại mật khẩu không giống với mật khẩu mới: hệ thống thông báo mật khẩu mới không trùng nhau

– Nhập mã captcha không đúng: Hệ thống sẽ yêu cầu nhập mã captcha khác

– Trường hợp khác khi hệ thống có lỗi kết nối tới DB, có thể sẽ không đổi mật khẩu thành công

D. Menu Quản trị Người dùng

Hình 18: Màn hình Quản trị Người dùng

1. Chức năng tìm kiếm

  • Bước 1: Vào màn hình Quản lý thông tin doanh nghiệp >> Quản trị người dùng
  • Bước 2: Nhập thông tin người dùng muốn tìm kiếm:

+ Tên tài khoản *

+ Email

Trường có dấu (*) là trường bắt buộc nhập

  • Bước 3: Nhấn Tìm kiếm
Hình 19: Màn hình tìm kiếm người dùng

2.Chức năng thêm mới người dùng

  • Bước 1: Vào màn hình Quản lý thông tin doanh nghiệp >> Quản trị người dùng
  • Bước 2: Nhấn button: Thêm mới
  • Bước 3: Màn hình thêm mới hiển thị, nhập giá trị vào các trường:

+ Chọn chi nhánh *

+ Tên tài khoản *

+ Điện thoại *

+ Trạng thái *

+ Email *

+ Mô tả

Với các trường có dấu (*) là các trường bắt buộc nhập

Hình 20: Màn hình thêm mới người dùng
  • Bước 4: Nhấn Thêm mới

+ Nếu tài khoản chưa có trên hệ thống àthêm mới thành công 1 tài khoản người dùng

Hình 21: Màn hình thêm mới người dùng thành công

+ Nếu tài khoản đã tồn tại: hệ thống thông báo “Tên đăng nhập đã tồn tại đã tồn tại trong Quản trị người dùng ! ”

Hình 22: Màn hình thêm mới người dùng không thành công
  • Bước 5: nhấn “Hủy bỏ” à hệ thống quay lại màn hình Tìm kiếm người dùng

>> Các trường hợp ngoại lệ (lỗi):

  • Không nhập chi nhánh: Hệ thống báo phải nhập trường chi nhánh
  • Nhập giá trị trường chi nhánh sai: Hệ thống báo chi nhánh không hợp lệ
  • Không nhập tên tài khoản: Hệ thống thông báo phải nhập tên tài khoản
  • Nhập tên tài khoản đã tồn tại trên hệ thống: Hệ thống báo tài khoản đã tồn tại
  • Không nhập số điện thoại: Hệ thống thông báo phải nhập số điện thoại
  • Không chọn trạng thái: Hệ thống thông báo phải chọn trạng thái
  • Không nhập email: Hệ thống thông báo phải nhập email
  • Nhập email không đúng định dạng: Hệ thống thông báo email không đúng định dạng

3. Chức năng sửa thông tin người dùng

  • Bước 1: Vào màn hình Quản lý thông tin doanh nghiệp >> Quản trị người dùng
  • Bước 2: Tìm kiếm người dùng muốn sửa, trong gridview hiển thị danh sách người dùng, chọn 1 người dùng >> nhấn Sửa
Hình 23: Màn hình sửa thông tin người dùng

 

  • Bước 3: chỉnh sửa thông tin người dùng:

+ Chọn chi nhánh *

+ Điện thoại *

+ Trạng thái *

+ Email *

+ Mô tả

Với các trường có dấu (*) là các trường bắt buộc nhập

  • Bước 4: Sau khi chỉnh sửa thông tin xong >>Nhấn Cập nhật
  • Bước 5: Nếu không muốn cập nhật người dùng >> Nhấn Hủy bỏ

4. Chức năng khóa/mở khóa hóa đơn điện từ

  • Bước 1: Vào màn hình Quản lý thông tin doanh nghiệp >> Quản trị người dùng
  • Bước 2: Nhập tài khoản muốn khóa > Nhấn tìm kiếm. Trong gridview danh sách người dùng tìm kiếm ra, chọn người dùng muốn khóa/mở khóa >> nhấn vào button khóa/mở khóa

+ Nếu người dùng đang ở trạng thái khóa, nhấn vào button à chuyển sang trạng thái hoạt động

+ Nếu người dùng đang ở trạng thái hoạt động, nhấn vào button à chuyển sang trạng thái ngưng hoạt động

 

Hình 24: Màn hình khóa/mở khóa người dùng

Các chức năng ảnh hưởng sau khi thực hiện tính năng:

  • Sau khi thực hiện khóa người dùng: người dùng không đăng nhập được vào hệ thống
  • Sau khi mở khóa người dùng: người dùng đăng nhập được vào hệ thống với quyền được cấp

5.Chức năng phân quyền người dùng hóa đơn điện tử

  • Bước 1: Vào màn hình Quản lý thông tin doanh nghiệp >> Quản trị người dùng,
  • Bước 2: Trong màn hình Tìm kiếm >> Nhập thông tin người dùng muốn tìm kiếm >> Nhấn Tìm kiếm
  • Bước 3: Trong gridview danh sách người dùng, chọn người dùng muốn phân quyền à nhấn button Phân quyền tương ứng với người dùng đó
Hình 25: Màn hình tìm kiếm người dùng để phân quyền
  • Bước 4: màn hình phân quyền mở ra cho phép quản trị tìm kiếm và chọn nhóm quyền để gán cho người dùng
Hình 26: Màn hình phân quyền người dùng
  • Bổ sung nhóm quyền cho người dùng

+ Trong khung bên trái màn hình Bổ sung quyền, Tìm kiếm và chọn nhóm quyền

+ Nhấn button “>” hoặc “>>” để bổ sung nhóm quyền cho người dùng

+ Nhấn cập nhật à nhóm quyền sẽ được gán cho người dùng

+ Nhấn hủy bỏ: nhóm quyền sẽ không được gán cho người dùng

Bổ sung nhóm quyền cho người dùng

 

Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử SINVOICE của Viettel vui lòng liên hệ Hotline: 0963.14.5353 hoặc đăng ký:

Khuyến mãi hóa đơn điện tử

LỖI THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ VIETTEL

Lập và gửi hồ sơ để thông báo phát hành hóa đơn điện tử tới Cơ quan thuế là thủ tục quan trọng để doanh nghiệp bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử. Để hoàn tất thủ tục này 1 cách nhanh chóng, thuận lợi nhất, Viettelnet sẽ chỉ ra một số lỗi thường gặp hóa đơn điện tử khi thông báo phát hành hóa đơn

1.Cấu hình templete email bị lỗi

Cấu hình templete email bị lỗi hành vi của khách hàng khi đó quý khách làm như sau:

>> Khách hàng đã cấu hình nhưng chưa kich nút thêm mới nên không gửi được email.

2. Đã lập thông báo phát hành, tuy nhiên khi tìm lại không thấy

Nguyên nhân khách hàng lập hóa đơn điện tử quên chưa tích nút tạo mới….

3. In hóa đơn trắng khi lập thông báo phát hành bị lỗi:

>> Nguyên nhân xác định: có thể do DN chưa add chứng thư số.

>> Hướng xử lý: quay lại bước 2 trong khởi tạo thông tin doanh nghiệp ( kiểm tra chứng thư số)

4. Hóa đơn đã add ở trạng thai dự thảo, nhưng lập thông báo phát hành không chọn được hóa đơn.

>>   Nguyên nhân người dùng chưa khai báo dải hóa đơn: quay lại bước khai báo dải hóa đơn.

>> Tham khảo thêm câu hỏi thường gặp của doanh nghiệp về hóa đơn điện tử

6. Có lỗi xảy ra trong quá trình đăng nhập

 

 

>> Nguyên nhân 1: Nhầm link của hệ thống demo.

>> Kiểm tra lại link:   Link nghiệp vụ đúng: https://business.sinvoice.viettel.vn/dang-nhap.html

>> Nguyên nhân khác => yêu cầu hỗ trợ từ đội dự án Viettel (1800800)

6. Khách hàng truy cập báo user, tài khoản không đúng mặc dù đã đổi mật khẩu thành công, nhập đúng mật khẩu. 

>> Nguyên nhân: Khách hàng dùng sai tài khoản truy cập, cụ thể:dùng tài khoản webservice  (cấu tạo: mã số thuế DN + “ws” (ví dụ 0100109106_ws) để truy cập link nghiệp vụ https://business.sinvoice.viettel.vn/dang-nhap.htm. Giải thích cụ thể: Trong email thông báo khởi tạo tài khoản thành công có 2 loại tài khoản: 1 là tài khoản webportal hay web nghiệp vụ dùng trên link  https://business.sinvoice.viettel.vn/dang-nhap.html;  2 là tài khoản webservice dùng để tích hợp phần mềm bán hàng vào phần mềm hóa đơn điện tử. Doanh nghiệp không dùng tài khoản này để truy cập trực tiếp vào link nghiệp vụ https://business.sinvoice.viettel.vn/dang-nhap.html

7. Tài khoản đang sử dụng, đăng nhập lại báo: “ tài khoản của bạn chưa được kích hoạt” :

>>Nguyên nhân: có thể do DC tự khóa acc => báo lên addmin Viettel để mở khóa.

>> Đăng ký: cung cấp thông tin doanh nghiệp + MST chính xác

>> Tham khảo thêm câu hỏi thường gặp về hóa đơn điện tử 

8. Lỗi không tìm thấy hóa đơn, không tra cứu được hóa đơn trên link nghiệp vhttps://business.sinvoice.viettel.vn/  hoặc trên website https://sinvoice.viettel.vn/

>>Nguyên nhân1 : có thể gõ sai mã bí mật, hoặc copy mã bí mật hoặc các thông tin khác có kèm dấu cách

>> Hướng giải quyết: Copy ra note trước sau đó xem lại dấu cách

>> Nguyên nhân 2: gõ thiếu số hóa đơn: số hóa đơn phải bao gồm cả phần thông tin dải hóa đơn kèm số hóa đơn , ví dụ: AC/17E0000006 =

9. Truy cập vào các tab tính năng bị báo: “ Access denied”

>>  Nguyên nhân: Truy cập vào module  trên acc đã bị out. Mô tả: Đang truy cập vào acc cha, sau đó mở cửa sổ khác (cùng 1 máy ) vào acc người dùng có quyền thấp hơn, sau đó lại quay lại màn hình acc cha vào các tính năng. Lúc này acc đã bị out, tự động chuyển acc người dùng, nhưng vẫn lưu lại màn hình => kích vào tab module sẽ báo lỗi.

             >> Xử lý: ấn F5 và đăng nhập lại. Ngoài ra, lỗi Access denied cũng xảy ra khi người dùng thực hiện chức năng Quên mật khẩu, nhấn vào link thay đổi mật khẩu theo hướng dẫn trong mail.

            >>Nguyên nhân: Người dùng chọn mail cũ và làm theo hướng dẫn trong mail cũ để thay đổi mật khẩu. Xử lý:Người dùng thực hiện lại chức năng Quên mật khẩu, chọn mail mới nhất hệ thống gửi về và làm theo hướng dẫn trong mail mới

10. Khách hàng phản ánh không gửi được email cho khách hàng

>> Nguyên nhân 1: thông tin người mua hàng chưa được nhập trường email

>> Nguyên nhân 2: Doanh nghiệp chưa cấu hình thành công cấu hình email.

>>Nguyên nhân 3: nếu không phải 2 nguyên nhân trên cần kiểm tra nguyên nhân sâu hơn từ email server, liên hệ tổng đài Viettel để được hỗ trợ (18008000).

>> Tham khảo thêm hướng dẫn đăng ký hóa đơn điện tử Viettel

11. Lỗi khi lập hóa đơn và phát hành báo:

        “Không thể kết nối đến USB-TOKEN. Yêu cầu cắm USB-TOKEN hoặc cài đặt phần mềm ký số của Viettel”

          >>Nguyên nhân: chưa cấu hình tham số trình duyệt

          >> Xử lý:

> > Gửi lại hướng dẫn cấu hình trình duyệt:

> > Đối với thông báo lỗi trên, người dùng cần thực hiện cấu hình đủ các bước sau:

  1. Người dùng kiểm tra đã cắm usb token vào máy chưa, đã bật file jar tool ký số hóa đơn điện tử chưa
  2. Check cài java 8 bản mới nhất (Kiểm tra trong list phần mềm Control Panel)
  3. Check cài driver của USB token ((Token manager)- Cắm USB vào sẽ hiện TOken manager lên (biểu tượng icon viettel, có thể hiển thị ra cửa sổ hoặc ở góc dưới bên phải). Trường hợp không có, người dùng cài  driver là file exe ở trong USB của KH, file exe dung lượng lớn nhất
  4. Thực hiện cài tool ký số hóa đơn điện tử mới nhất từ địa chỉ: https://sinvoice.viettel.vn/download Bật tool ký số (file jar) lên. Đăng nhập và kiểm tra đã kết nối với USB hay chưa
  5. Kiểm tra cấu hình firefox: Vào Option . TÌm đến mục Certificate -> View certificate -> Mở tab Server -> Add Exception. Nhập localhost:8006 . Click Get certificate. Đợi 1 lúc. –> COnfirm Security Exception. Kiểm tra vào Quản lý phát hành -> Khởi tạo thông tin doanh nghiệp -> Tra cứu CTS: thực hiện thêm mới, tải lên chứng thư số từ usb token
  6. Kiểm tra nếu cấu hình Chrome: Gõ chrome://flags/ trên thanh địa chỉ. Tìm đến #allow-insecure-localhost. Chọn Enable/ Restart chrome

12.Lỗi trường hợp cài tool ký số hóa đơn điện tử thì hệ thống bắt buộc phải dùng java 8.

Nhưng để nộp tờ khai http://nhantokhai.gdt.gov.vn/ihtkk_nnt/home_public.jsp thì chỉ dùng java 7.

>>> Cách xử lý:  Để sử dụng java 8 cho đồng bộ với tool kí HDDT của Viettel thì Ta thực hiện các bước như sau : Start -> configure JAVA : ( lưu ý 2 phần ):

+ P1 : Update . Bỏ tích Check for update automatically

+ P2 : Security : Tích  Chọn high . Phần Exception site list : Ta chọn edit site list … =>  Xóa hết . Thêm 3 dòng sau:

>http://nhantokhai.gdt.gov.vn/ihtkk_nnt/init.do
>http://nhantokhai.gdt.gov.vn/ihtkk_nnt/nopTKhaiXML.do

>http://nhantokhai.gdt.gov.vn/ihtkk_nnt/nopThemBKe.do?tkhaiID=10620180230998614

>>  Add ok -> reset máy rồi vào nộp như bình thường .

   13.Trường hợp người dùng bật tool ký số hóa đơn điện tử nhưng hệ thống không hiển thị tool ký số hóa đơn điện tử để thao tác

>> Nguyên nhân: có thể người dùng đang cấu hình Region & Language không phải là United States

>>  Xử lý: Kiểm tra lại cấu hình đúng Region & Language là United States

 

Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử SINVOICE của Viettel vui lòng liên hệ Hotline: 0963.14.5353 hoặc đăng ký:

 

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP CỦA DOANH NGHIỆP VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

I. Doanh nghiệp cần có điều kiện gì để được sử dụng hóa đơn điện tử (HDDT) ?

 

Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 3 năm 2011: Người bán hàng hóa, dịch vụ (sau gọi chung là người bán) khởi tạo hóa đơn điện tử phải đáp ứng điều kiện sau:

a) Là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế; hoặc là tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.

b) Có địa điểm, các đường truyền tải thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ hoá đơn điện tử;

c) Có đội ngũ người thực thi đủ trình độ, khả năng tương xứng với yêu cầu để thực hiện việc khởi tạo, lập, sử dụng hoá đơn điện tử theo quy định;

d) Có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.

đ) Có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn.

e) Có các quy trình sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu, lưu trữ dữ liệu đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng lưu trữ bao gồm:

– Hệ thống lưu trữ dữ liệu phải đáp ứng hoặc được chứng minh là tương thích với các chuẩn mực về hệ thống lưu trữ dữ liệu;

– Có quy trình sao lưu và phục hồi dữ liệu khi hệ thống gặp sự cố: đảm bảo sao lưu dữ liệu của hóa đơn điện tử ra các vật mang tin hoặc sao lưu trực tuyến toàn bộ dữ liệu.

XEM THÊM >> Hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo thông tư số 78/2021/TT-BTC

II. Doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục gì để phát hành hóa đơn điện tử ?

 

>> Tham khảo thêm hướng dẫn đăng ký hóa đơn điện tử Viettel

 

Sau khi đáp ứng được tất cả các điều kiện cần thiết để có thể sử dụng HĐĐT, doanh nghiệp cần làm các thủ tục sau để phát hành HĐĐT (thực hiện như hóa đơn giấy):

 

B1: Tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử trước khi khởi tạo hóa đơn điện tử phải:

 

–        Ra quyết định áp dụng hóa đơn điện tử gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bằng văn bản giấy hoặc bằng văn bản điện tử gửi thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế và chịu trách nhiệm về quyết định này. (theo Mẫu số 1 Phụ lục của Thông tư 32)

 

B2: Phát hành hóa đơn điện tử: trước khi sử dụng hóa đơn điện tử, tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải:

 

–        Lập thông báo phát hành hóa đơn điện tử gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp (theo Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này)

 

B3: ký số vào hóa đơn điện tử mẫu và gửi hóa đơn điện tử mẫu (theo đúng định dạng gửi cho người mua) đến cơ quan thuế theo đường điện tử.

 

Lưu ý: Thực tế để thuận tiện, 3 giấy tờ trên Doanh nghiệp lập cùng 1 lúc và gửi CQT 1 lần (+ Thông tin Chứng thư số nếu Doanh nghiệp sử dụng riêng Chữ ký số cho Hóa đơn điện tử – Không dùng chung với chữ ký số Kê khai thuế qua mạng).

 

III. Doanh nghiệp (bên bán) có thể vừa phát hành song song hóa đơn điện tử cùng hóa đơn giấy được không?

 

Doanh nghiệp (bên bán) có thể vừa phát hành song song hóa đơn điện tử cùng hóa đơn giấy được không:

 

?? Không: Nếu cùng 1 giao dịch mua bán.

 

?? Có: Với các giao dịch mua bán khác nhau.

 

Khoản 03, điều 7, thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 quy định rõ: Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) và phải thực hiện thông báo phát hành từng hình thức hóa đơn theo quy định. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đối với mỗi lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức kinh doanh chỉ sử dụng một (01) hình thức hóa đơn, cụ thể: nếu tổ chức kinh doanh sử dụng hóa đơn tự in cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì không dùng hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đó; nếu sử dụng hóa đơn điện tử thì không sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in; nếu sử dụng hóa đơn đặt in thì không sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in.

 

▶️▶️ Tham khảo thêm câu hỏi thường gặp về hóa đơn điện tử 

 

Nếu sử dụng hóa đơn điện tử thì không sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in (ngược lại, nếu sử dụng hóa đơn đặt in thì không sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in).

 

IV. Doanh nghiệp muốn phát hành hóa đơn điện tử, tuy nhiên đang còn hóa đơn giấy, DN cần phải làm gì?

 

Phương án 1: Doanh nghiệp có thể phát hành đồng thời 2 loại hóa đơn, theo khoản 3 điều 7 Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 3 năm 2011:

 

Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) và phải thực hiện thông báo phát hành từng hình thức hóa đơn theo quy định.

 

Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đối với mỗi lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức kinh doanh chỉ sử dụng một (01) hình thức hóa đơn, cụ thể: nếu tổ chức kinh doanh sử dụng hóa đơn tự in cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì không dùng hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đó; nếu sử dụng hóa đơn điện tử thì không sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in; nếu sử dụng hóa đơn đặt in thì không sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in.

 

Phương án 2: Nếu số lượng hóa đơn giấy còn ít, Doanh nghiệp không muốn phiền toái khi báo cáo cuối kỳ do phải tổng hợp từ 2 nguồn phát hành hóa đơn, Doanh nghiệp có thể làm thủ tục xin hủy số hóa đơn giấy còn lại.

V. Bên Bán phát hành hóa đơn điện tử, bên mua yêu cầu hóa đơn giấy, bên bán phải làm thế nào?

 

Theo khoản 1 điều 12 thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 3 năm 2011, cho phép chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy, cụ thể:

 

1. Nguyên tắc chuyển đổi

Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.

Người mua, người bán được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế tóan theo quy định của Luật Kế tóan. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phục vụ lưu trữ chứng từ kế tóan phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này.

 

2. Điều kiện

Hóa đơn điện tử chuyển sang hóa đơn giấy phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

 

a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc;

 

b) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy;

 

c) Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.

 

3. Giá trị pháp lý của các hoá đơn điện tử chuyển đổi

 

Hóa đơn điện tử chuyển đổi có giá trị pháp lý khi bảo đảm các yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn nguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi chứng từ điện tử.

 

4. Ký hiệu riêng trên hoá đơn chuyển đổi

Ký hiệu riêng trên hoá đơn chuyển đổi từ hoá đơn điện tử sang hoá đơn dạng giấy bao gồm đầy đủ các thông tin sau: dòng chữ phân biệt giữa hoá đơn chuyển đổi và hoá đơn điện tử gốc – hóa đơn nguồn (ghi rõ “HOÁ ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ”); họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi; thời gian thực hiện chuyển đổi.

Lưu ý: Trường hợp cần hóa đơn đỏ làm giấy đi đường chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cần phải thực hiện việc chuyển đổi này.

 

IV. Doanh nghiệp (bên bán) có thể gửi hóa đơn cho Khách hàng của mình bằng những hình thức nào?

 

–     Doanh nghiệp có thể gửi Hóa đơn điện tử cho khách hàng của mình:

 

+      Gửi trên Cổng tiếp nhận hóa đơn của bên phát hành (Web, Portal): Mỗi khách hàng sẽ có 1 tài khoản riêng để truy cập hệ thống để lấy hóa đơn

 

+     Gửi tới địa chỉ email của khách hàng

 

–     Với các trường hợp đặc biệt (khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ, hàng tháng tiếp nhận nhiều hóa đơn):

 

+      Gửi tự động đến Tool tiếp nhận hóa đơn (được cài đặt trên máy tính của bên nhận hóa đơn).

 

+      Tích hợp qua Services.

A. Doanh nghiệp (bên bán) phải lưu trữ hóa đơn điện tử không? Thời hạn lưu trữ là bao nhiêu lâu?

 

▶️▶️ Có. Đơn vị phát hành HDDT (bên bán): Lưu trữ tập trung và cung cấp HDDT cho khách hàng bất cứ khi nào (bắt buộc)

 

▶️▶️ Khách hàng (bên mua): Có thể lưu 1 bản (không bắt buộc)

 

▶️▶️ Lưu trữ hóa đơn điện tử theo thời hạn quy định của Luật Kế toán (hiện hành là 10 năm). Tùy theo quy định về tài chính của các đơn vị đặc thù, thời gian lưu trữ có thể sẽ hơn 10 năm (Ví dụ: Hóa đơn khám chữa bệnh lưu theo hồ sơ bệnh án tối thiểu là 15 năm)

B. Nếu phát hiện sai sót hóa đơn trong các trường sau thì đơn vị phát hành Hóa đơn phải xử lý thế nào?

  1. Đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  2. Hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế,?

 

?? Chỉ được hủy hóa đơn điện tử khi có sự đồng ý và xác nhận của người bán và người mua.

 

?? Việc hủy hóa đơn điện tử có hiệu lực theo đúng thời hạn do các bên tham gia đã thỏa thuận.

 

?? Hóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể: Bên bán hàng tra soát và lên báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, Cơ quan Thuế: tra soát để xác định hóa đơn hủy.

 

?? Người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử mới theo quy định tại Thông tư này để gửi cho người mua, trên hóa đơn điện tử mới phải có dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số…, ký hiệu, gửi ngày tháng năm”.

 

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP DỊCH VỤ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP DỊCH VỤ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

I. TỔNG QUAN VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

A. Hóa đơn điện tử là gì?

-> Là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về: Bán hàng hoá và Cung ứng dịch.

-> Được lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử.

-> Được ký bằng chữ ký điện tử (ký số).

-> Có giá trị về mặt pháp lý như hóa đơn giấy thông thường.

-> Có thể chuyển đổi thành hóa đơn giấy khi có nhu cầu.

Theo khoản 1 điều 3 Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 3 năm 2011:
Hóa đơn điện tử” là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử.

Hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Hóa đơn điện tử gồm các loại: hóa đơn xuất khẩu; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng; hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…; phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

Hóa đơn điện tử đảm bảo nguyên tắc: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.

>> Tham khảo thêm hướng dẫn đăng ký dịch vụ hóa đơn điện tử.

>> Vé điện tử Viettel

B. Tính nổi trội của hóa đơn điện tử so với hóa đơn truyền thống?

1. Giảm chi phí in ấn và chuyển phát (Chi phí kiểm soát được):

>> In Hóa đơn giấy: Dao động từ 500 đồng/Hóa đơn (với các tập đoàn lớn như Petrolimex, VIETTEL… đặt phôi) đến 7.000 đồng/Hóa đơn (với các doanh nghiệp SMB đặt in hóa đơn).

>> Chuyển phát Hóa đơn: trung bình khoảng 15.000 đồng/hóa đơn trên toàn quốc

>> Giá hóa đơn điện tử dao động từ 400 đồng – 2.000 đồng/hóa đơn.

2. Giảm chi phí bảo quản, lưu trữ, khai thác hóa đơn và các chi phí khác Doanh nghiệp không kiểm soát được:

>> Chi phí lưu trữ hóa đơn giấy theo quy đinh là 10 năm:

->  Đầu tư nhân sự cho đối soát hóa đơn, thanh lọc/xử lý hóa đơn hết niên hạn lưu trữ.

->  Đầu tư kho bãi lưu trữ hóa đơn giấy theo tiêu chuẩn (thiết bị lưu trữ, thiết bị PCCC, …)

>> Rủi ro mất hóa đơn:

-> Phạt từ 2.000.000 đến 20.000.000 đồng/hóa đơn (Theo điều 12 Thông tư 10/2014/TT-BTC)

-> Các chi phí xúc tiến khi làm việc với cơ quan thuế

-> Đầu tư nhân sự và thời gian để làm hồ sơ trình báo về việc mất hóa đơn.

3. Giải quyết các bất cập về nghiệp vụ của Doanh nghiệp:

>> Không đối soát được lượng hàng bán ra hoặc thu nợ với hóa đơn thực xuất

>> Khó kiểm tra với Hóa đơn nghi ngờ là xuất khống

>> Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với Cơ quan Thuế thủ công (trong khi khai thuế là điện tử).

>> Các nghiệp vụ xử lý Hóa đơn: Điều chỉnh, Thay thế, Hủy rất phức tạp. Đòi hỏi bên mua và bên bán phải gặp nhau để xử lý Hóa đơn.

>> Khi hết hóa đơn, làm thủ tục đặt in hóa đơn và xin số của Cơ quan Thuế rất mất thời gian.

4. Thuận tiện cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu, quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, kê khai, nộp thuế.

5. Tăng tính an toàn cho hóa đơn khi hóa đơn điển tử có thể sao chép thành nhiều bản, tránh được các rủi ro, thất lạc, hư hỏng hóa đơn; nếu mất có thể yêu cầu cấp lại hóa đơn.

6. Quá trình thanh toán nhanh hơn.

7. Góp phần bảo vệ môi trường.

C. Hóa đơn điện tử có liên không?

Hóa đơn điện tử không có khái niệm liên. Bên phát hành hóa đơn (bên bán), bên tiếp nhận hóa đơn (bên mua) và CQT cùng khai thác dữ liệu trên 1 bản hóa đơn điện tử duy nhất.

D. Cách phân biệt hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử?

  1. Căn cứ vào số Liên: Hóa đơn điện tử không có trường Liên
  2. Trường ký hiệu trên hóa đơn:

–     Hóa đơn điện tử: E

–     Hóa đơn giấy: T (hóa đơn tự in)  hoặc P (hóa đơn đặt in).

  1. Hóa đơn điện tử có trường thông tin “HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ” trong trường hợp là Hóa đơn chuyển đổi từ bản điện tử sang bản giấy.
  2. Chữ ký:-     Hóa đơn điện tử: Chữ ký số-     Hóa đơn giấy: Chữ ký tay
  3. HĐĐT có được sử dụng dạng song ngữ (tiếng Việt và tiếng nước ngoài) không? : Có. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.

E. Hóa đơn điện tử có thực hiện được việc xuất hóa đơn kèm bảng kê không?

+ Hóa đơn điện tử không giới hạn số dòng như hóa đơn giấy, do vậy doanh nghiệp có thể xuất hóa đơn với rất nhiều dòng mà không cần phải đính kèm bảng kê.

+ Hóa đơn điện tử này chỉ hiển thị một số hóa đơn và là hóa đơn có nhiều trang.

+ Ngoài ra, hóa đơn điện tử cũng cho phép xuất hóa đơn gộp kèm bảng kê chi tiết.

F. Hóa đơn điện tử được áp dụng cho các loại hóa đơn nào?

–     Hóa đơn điện tử gồm các loại:

–     Hóa đơn xuất khẩu;

–     Hóa đơn giá trị gia tăng;

–     Hóa đơn bán hàng;

–     Hóa đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…;

G. Tính pháp lý của hóa đơn điện tử?

–     Hóa đơn được phát hành:

+  Có giá trị về mặt pháp lý như hóa đơn giấy

+  Được Bộ Tài Chính và Tổng cục thuế chấp nhận.

–     Đáp ứng Đầy đủ luật giao dịch điện tử.

–     Nghị định số 51/2010/NĐCP-ngày 14/05/2010 của Chính Phủ quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ: Quy định 03 hình thức phát hành hóa đơn:

  1. Hóa đơn tự in (hóa đơn giấy)
  2. Hóa đơn đặt in (hóa đơn giấy)
  3. Hóa đơn điện tử

–     Thông tư 64/2013/TT-BTC ngày 15/05/2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐCP-ngày 14/05/2010 của Chí Phủ quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.

–     Thông tư 32/2011/TT- BTC hướng dẫn về khởi tạo phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Hóa đơn xác thực Cơ quan Thuế đang triển khai khác gì với Hóa đơn điện tử? Hóa đơn xác thực cũng là một loại hóa đơn điện tử. Ngoài chữ ký số của bên bán (và bên mua) và chuyển thẳng hóa đơn cho nhau thông qua phương tiện điện tử thì bên bán sau khi phát hành Hóa đơn chuyển lên hệ thống của cơ quan Thuế đóng dấu rồi mới gửi sang bên mua.

Hóa đơn xác thực và hóa đơn điện tử dùng cho loại hình Doanh nghiệp nào?:

–     Hóa đơn điện tử phù hợp với tất cả các doanh nghiệp đảm bảo các yêu cầu như Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính.

–     Hóa đơn xác thực: Tổng cục thuế có chủ trương áp dụng cho các doanh nghiệp trong tình trạng có rủi do cao về thuế.

Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử SINVOICE của Viettel vui lòng liên hệ Hotline: 0963.14.5353 hoặc đăng ký: