Khái niệm hợp đồng thương mại điện tử và nội dung liên quan

Có thể nói, hợp đồng thương mại là một trong những thứ không thể thiếu trong các giao dịch kinh doanh, buôn bán. Hiện nay, khi công nghệ 4.0 phát triển thì hợp đồng thương mại điện tử ngày càng được nhiều người sử dụng rộng rãi. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng điểm lại những khái niệm hợp đồng thương mại điện tử và những nội dung liên quan đến nó nhé!

Khái niệm Hợp đồng thương mại điện tử là gì?

Thật ra, chưa có Luật nào quy định rõ ràng về hợp đồng thương mại điện tử. Nhưng theo Điều 33 của Luật giao dịch điện tử 2005 thì hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập theo dạng thông điệp dữ liệu. Cùng với Luật thương mại 2005 quy định hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của các hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình hoạt động thương mại.

Tìm hiểu khái niệm về hợp đồng thương mại điện tử

Dựa vào hai khái niệm đó, chúng ta có thể đưa ra được khái niệm hợp đồng thương mại là gì? Hợp đồng thương mại là sự thoả thuận của các bên tham gia được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu mà trong đó có ít nhất 1 bên là thương nhân và các chủ thể còn lại phải có tư cách pháp nhân. Trong đó, mục đích của hợp đồng thương mại điện tử là lợi nhuận và đối tượng chính là hàng hóa. Hợp đồng thương mại điện tử sẽ bao gồm hợp đồng cung ứng dịch vụ và hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại.

Điều kiện để hợp đồng thương mại điện tử có hiệu lực

Để hợp đồng thương mại điện tử có hiệu lực thì hợp đồng của bạn phải đáp ứng hai điều kiện tiên quyết sau đây:

  • Nội dung của hợp động thương mại điện tử phải được đảm bảo vẹn toàn ngay từ khi được khởi tạo lần đầu tiên đến khi hoàn chỉnh. Điều đó có nghĩa là thông điệp dữ liệu chưa bị thay đổi gì người những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hay hiển thị thông điệp.
  • Nội dung có trong hợp đồng thương mại điện tử phải có khả năng truy cập và sử dụng được khi ở dạng hoàn chỉnh.
  • Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng thương mại cần có năng lực hành vi dân sự.
  • Các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng thương mại phải hoàn toàn tự nguyện chứ không bị bắt buộc, gượng ép.

Lợi ích của việc sử dụng hợp đồng thương mại điện tử

Thực hiện ký kết linh hoạt tại mọi địa điểm và thời điểm

Đối với những hợp đồng thương mại thông thường, cả hai bên cần phải gặp mặt trực tiếp tại một địa điểm nào đó để đàm bán, đưa ra quyết định ký kết, sửa đổi và lưu trữ. Tuy nhiên, nhờ các phương tiện điện tử thì 2 bên có thể thực hiện giao kết hợp đồng với nhau thông qua mạng Internet một cách nhanh chóng và tiện lợi ở bất kỳ nơi nào.

Tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí đi lại

Thay vì phải gặp mặt trực tiếp, các bên chủ thể dù ở xa đến đâu vẫn có thể kết nối và làm việc với nhau thông qua hình thức trực tuyến. Điều đó không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà con tiết kiệm thời gian đi lại để làm được nhiều công việc khác. Đồng thời, việc lưu trữ, bảo quản hợp đồng điện tử thương mại còn đơn giản, tiện lợi và nhỏ gọn hơn nhiều so các hợp đồng trên giấy tờ.

Tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường

Khi bạn có thể giảm thiểu được chi phí, tiết kiệm thời gian di chuyển thì doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực của mình hơn trong những công việc khác. Chẳng hạn như tìm thêm đối tác kinh doanh, phát triển dự án mới, mở rộng thị trường, tổ chức nhiều kênh cung ứng linh hoạt,…

Hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh

Hợp đồng thương mại điện tử có đặc điểm gì?

Ngoài khái niệm thì hợp đồng thương mại điện tử có đặc điểm như thế nào cũng là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. So với các hợp đồng truyền thống khác thì hợp đồng điện tử có rất nhiều điều khác biệt lớn. Vậy để giúp bạn biết được những đặc điểm nổi bật về hợp đồng thương mại điện tử thì chúng ta có chia sẻ các thông tin đó dưới đây.

Về hình thức của hợp đồng thương mại điện tử

Trừ trường hợp các bên tham gia có thỏa thuận khác, thì đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết hợp đồng thương mại điện tử sẽ được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.

Chủ thể tham gia hợp đồng thương mại điện tử

Ngoài bên bán và bên mua ra thì hợp đồng thương mại điện tử cần có sự tham gia của chủ thể thứ 3 (cơ quan chứng thực chữ ký điện tử và nhà cung cấp dịch vụ mạng). Tuy bên thứ 3 không tham gia vào việc đàm phán, giao kết và thực hiện hợp đồng nhưng họ lại hỗ trợ giao dịch này có thể hiệu quả và hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý.

Phương thức giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử

Tất cả các bên tham gia đều có quyền thỏa thuận việc áp dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật. Trong quá trình giao dịch, các bên có thể yêu cầu kỹ thuật, chứng thực cũng như các điều kiện để có thể đảm bảo được tính bảo mật và vẹn toàn của hợp đồng.

Tính chất của hợp đồng điện tử

Tính phi vật chất, vô hình: Hợp đồng thương mại điện tử được lưu trữ dưới dạng các dữ liệu trên phương tiện điện tử nên chúng ta không thể sờ thấy hay cầm nắm được nó.

Tính phi biên giới: Quá trình truyền nhận thông tin, dữ liệu đều được thực hiện thông qua hệ thống mạng internet toàn cầu. Cho nên sẽ không có khái niệm biên giới, lãnh thổ hay vùng miền trong hợp đồng thương mại điện tử. Cho dù bạn ở đâu, bất cứ nơi nào, thời điểm nào cũng đều có thể linh hoạt dịch với đối tác mà không có bị cản trở về mặt thời gian, không gian.

3 tính chất của hợp đồng thương mại điện tử

Tính chính xác, hiện đại: Nhờ việc ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại như công nghệ thông tin, điện tử, từ tính, kỹ thuật số, quang học, đường truyền không dây,… hợp đồng điện tử khổng chỉ hiện đại mà còn có độ chính xác cao nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng giao dịch thương mại điện tử.

Không thể sử dụng hợp đồng điện tử trong trường hợp nào?

Mặc dù hợp đồng điện tử thương mại được sử dụng rất rộng rãi ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, ở một số trường hợp sau đây thì hợp đồng điện tử sẽ không được xác nhận:

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, đất hay các hợp đồng kinh doanh liên quan đến bất động sản.
  • Văn bản liên quan đến quyền thừa kế, đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, giấy tử sinh hoặc giấy ly hôn.
  • Hối phiếu và một số giấy tờ có giá trị khác không thể được áp dụng trong quy định Luật giao dịch điện tử.
  • Thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử có chứng từ đầy đủ và đúng theo quy định của Luật này.

Trong bài viết trên của Viettelnet.vn, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn biết những khái niệm hợp đồng thương mại điện tử và những nội dung liên quan cực kỳ quan trọng đối với nó. Qua đó, chúng ta có thể thấy, ngay cả trong thương mại, hợp đồng này cũng được ưa chuộng và sử dụng tương đối rộng rãi. Chúc bạn có thể ứng dụng hợp đồng thương mại điện tử hiệu quả cho công việc làm ăn của mình nhé!