Hợp đồng vô hiệu là gì? Phân loại và hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu
Trong quá trình giao kết, hợp đồng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện về mặt Pháp Luật sẽ trở nên vô hiệu, không có giá trị pháp lý. Vậy hợp đồng vô hiệu là gì? Phân loại và hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn câu trả lời chi tiết liên quan đến vấn đề hợp đồng vô hiệu.
Định nghĩa về hợp đồng vô hiệu
Đối với các doanh nghiệp, hợp đồng là sự giao kết, thỏa thuận giữa hai bên, là thứ thường xuất hiện trong công việc hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không để ý đến các quy định của Pháp Luật sẽ dẫn đến tình trạng hợp đồng vô hiệu.
Theo quy định Pháp Luật hiện hành, hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không đáp ứng đủ các điều kiện theo đúng quy định của Pháp Luật.
Nói một cách đơn giản, đây là loại hợp đồng không có giá trị pháp lý, không được Pháp Luật bảo vệ về quyền lợi của các bên tham gia. Ngoài ra, hợp đồng vô hiệu thường không làm phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia.
Thông thường, hợp đồng được xét vô hiệu dựa vào các quy định của Pháp Luật Dân Sự. Do hợp đồng dân sự cũng là một dạng giao dịch dân sự, nên các bên phải đáp ứng các điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực trong quá trình giao kết.
Các loại hợp đồng vô hiệu phổ biến nhất
Tùy vào tính trái Pháp Luật của hợp đồng, hợp đồng vô hiệu căn cứ vào thủ tục tố tụng được chia làm các dạng cơ bản:
Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối
Hợp đồng bị vô hiệu tuyệt đối là loại hợp đồng vi phạm các quy định của Pháp Luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi, lợi ích quốc gia. Hoặc xâm phạm trực tiếp đến các quyền và lợi ích của cộng đồng.
Thông thường, hợp đồng bị xem là vô hiệu tuyệt đối khi thuộc một trong các trường hợp sau: Vô hiệu do giao kết, hợp tác giả tạo, có những nội dung vi phạm điều cấm của Nhà Nước, có những điều khoản đi ngược lại giá trị đạo đức,…..
Hợp đồng vô hiệu tương đối
Vô hiệu tương đối là loại hợp đồng bị Tòa Án tuyên bố vô hiệu theo yêu cầu của các bên liên quan. Hợp đồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu tương đối khi:
- Được xác lập khi một bên bị đe dọa, lừa đảo, hoặc nhầm lẫn.
- Được xác lập bởi người không thể tự điều khiển hành vi của bản thân.
- Các chủ thể xác lập hợp đồng không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không đáp ứng được năng lực hành vi theo đúng quy định Pháp Luật.
XEM THÊM >> Phụ lục hợp đồng là gì?
Hợp đồng vô hiệu căn cứ vào phạm vi vô hiệu
- Hợp đồng vô hiệu toàn phần: Với dạng hợp đồng này, mọi điều khoản và nội dung trên hợp đồng được tuyên bố vô hiệu. Nghĩa là, mọi điều khoản trong hợp đồng đều không có giá trị pháp lý, các bên tham gia đều không có bất kỳ quyền và nghĩa vụ phát sinh nào.
- Hợp đồng vô hiệu từng phần: Trái với hợp đồng vô hiệu toàn phần, loại hợp đồng này chỉ có một phần nội dung bị vô hiệu. Những phần còn lại của hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý, các bên vẫn thực hiện hợp đồng với những phần nội dung có hiệu lực.
Hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu các doanh nghiệp cần biết
Hậu quả liên quan đến giá trị pháp lý
Hợp đồng vô hiệu sẽ không còn bất kỳ giá trị pháp lý nào kể từ thời điểm giao kết. Nói cách đơn giản, khi hợp đồng bị vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan.
Mặt lợi ích khi giao kết hợp đồng
Khi đã giao kết nhưng bị tuyên bố vô hiệu, các bên tham gia sẽ khôi phục lại tình trạng ban đầu, trả lại những thứ đã nhận theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trong những trường hợp không thể hoàn trả lại có thể quy ra bằng tiền mặt, các vật phẩm tương đương, trừ những trường hợp hai bên tham gia có thỏa thuận khác.
Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba theo quy định của Pháp Luật
Trong một số trường hợp, khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, quyền lợi của người thứ 3 có thể bị ảnh hưởng. Tùy vào quyền bị vi phạm và từng trường hợp mà bên thứ 3 có thể yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình:
- Trường hợp hợp đồng bị xét vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản, không phải đăng ký quyền sở hữu. Hơn thế nữa, tài sản đã được chuyển giao cho bên thứ 3 theo đúng quy định của Pháp Luật thì giao dịch đó vẫn có hiệu lực.
- Trường hợp có tài sản giao dịch là BĐS hoặc tài sản phải đăng ký nhưng chưa đăng ký quyền sở hữu, đã chuyển cho bên thứ 3. Giao dịch này được xét vào vô hiệu, trừ trường hợp Pháp Luật có quy định khác.
Xử lý các khoản lợi thu được của các bên tham gia
Khi hợp đồng bị xét vô hiệu, các khoản lợi do các bên thu được từ hợp đồng bắt buộc phải hoàn trả lại. Chủ sở hữu sẽ được nhận lại lợi ích theo đúng quy định của Pháp Luật nếu thuộc quyền sở hữu hợp pháp, trừ những trường hợp có quy định khác.
Bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc hợp đồng vô hiệu là gì. Việc hợp đồng vô hiệu chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên tham gia. Vì thế, các cá nhân, doanh nghiệp cần tìm hiểu về vấn đề này cách kỹ càng. Hy vọng những thông tin hữu ích Viettelnet chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ vấn đề hợp đồng vô hiệu.
Đơn vị vui lòng liên hệ ngay https://viettelnet.vn/hop-dong-dien-tu-viettel/ để được hỗ trợ Hợp đồng điện tử vContract Viettel – Bỏ ký tay, thay ký số