Hợp đồng thỏa thuận là gì? Phân biệt hợp đồng & biên bản thỏa thuận

Nguyễn Thị Tam 17:04 - 22/04/2024

Hợp đồng thỏa thuận là gì? Có khi nào bạn nghĩ, không nhất thiết phải sử dụng đến hợp đồng, bởi có quá nhiều điều khoản và nội dung phức tạp. Nếu như bạn đang có suy nghĩ như vậy, thì tỷ lệ vướng phải tranh chấp không đáng có của bạn cao đấy.

Để giúp bạn tránh được rủi ro vừa nói. Viettelnet.vn chia sẻ tường tận kiến thức, đồng thời sẽ so sánh Sự khác nhau giữa hợp đồng và biên bản thỏa thuận sao cho thật dễ hiểu và bạn có thể áp dụng ngay vào thực tế công việc. Đọc ngay bài viết dưới đây.

Hợp đồng thỏa thuận là gì? 

Khi kết hợp làm ăn hoặc thực hiện cho thuê dịch vụ để kinh doanh,… Đều cần đến một bản hợp đồng, đảm bảo tính cam kết nhằm giảm thiểu mâu thuẫn xảy ra cho các bên. Như vậy, hợp đồng thỏa thuận được hiểu như thế nào. Tham khảo dưới đây:

Hợp đồng thỏa thuận thực hiện bởi các bên tham gia

Trên thực tế, không có khái niệm cụ thể hợp đồng thỏa thuận là gì. Thế nhưng, có thể dựa vào định nghĩa của hợp đồng để suy ra hợp đồng thỏa thuận là gì?.

Hợp đồng thỏa thuận là dạng hợp đồng thực hiện bởi các bên tham gia (mà bên than gia là cá nhân hay tổ chức). Trong đó, các bên cùng nhau thỏa hiệp, thống nhất để đạt được lợi ích mong muốn và chịu trách nhiệm liên quan đến công việc như đã cam kết trong hợp đồng.

Những đặc điểm của hợp đồng thỏa thuận

  • Các bên tham gia trên tinh thần tự nguyện, tự do, không bị ép buộc.
  • Nội dung nêu trong hợp đồng ở dạng quyền và nghĩa vụ. Trong khi thực hiện giao kết, nội dung thỏa thuận giữa các bên càng chi tiết thì sẽ càng thuận lợi. Việc này, sẽ tránh được những tranh chấp không đáng có xảy ra.
  • Mang tính pháp lý.
  • Hợp đồng thỏa thuận thành công, làm thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên.
  • Đối tượng thỏa thuận của hợp đồng có thể là: sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Chẳng hạn như: bất động sản, các loại tài sản hữu hình, các quyền tài sản, máy móc, thiết bị, vật liệu, hoặc nhà ở dùng cho mục đích kinh doanh dưới dạng hình thức cho thuê, mua, bán,…

Vai trò của Hợp đồng thỏa thuận là gì?

  • Khi sự thống nhất và đồng thuận giữa các bên tham gia được xác lập. Các bên cần được sự đảm bảo về việc thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm thông qua hợp đồng thỏa thuận.
  • Tạo sự an toàn về mặt pháp lý cho người tham gia hợp đồng thỏa thuận. Với điều kiện, các bên tham gia cần thực hiện một cách tự nguyện và tự do. Đồng thời, giao kết hợp đồng phải đảm bảo trong khuôn khổ pháp luật.
  • Là căn cứ làm nền tảng để giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra. Trường hợp phát sinh tranh chấp, thì hợp đồng thỏa thuận là chứng cứ quan trọng để biết được trách nhiệm của từng bên tham gia.
  • Có tính chất pháp lý cao, cho nên sẽ được pháp luật bảo vệ bởi các chế tài.
  • Tạo sự thuận lợi cho việc giám sát và kiểm tra từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những thỏa thuận và cam đoan của các bên tham gia giao kết hợp đồng là chứng cứ quan trọng. Để cho các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xem các bên có thực hiện nghiêm túc và tuân thủ quy định pháp luật đặt ra không.

Sử dụng hợp đồng thỏa thuận trong hoàn cảnh nào?

Như đã trình bày ở trên, trong hợp đồng thỏa thuận cần sự nhất trí giữa các bên tham gia và cũng cần thực hiện nghiêm túc, đúng với cam kết.

Việc áp dụng hợp đồng thỏa thuận trong thực tế

Do mang tính chất pháp lý cao, nên hợp đồng thỏa thuận sẽ được bảo vệ từ các chế tài (là bộ phận xác định các hình thức trách nhiệm pháp lý). Và vì vậy, hợp đồng thỏa thuận sẽ thường sử dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Người sử dụng sức lao động của người khác, nghĩa là đơn vị hay cá nhân thuê người lao động làm việc cho mình.
  • Các bên thực hiện thỏa thuận trong việc cho thuê xe du lịch.
  • Thực hiện việc thỏa thuận trong việc cung cấp nguyên vật liệu xây dựng nhà ở.
  • Hoặc sử dụng để cho thuê nhà nhằm mục đích kinh doanh.
  • Thỏa thuận với bên dịch thuật trong các hội thảo, hội nghị lớn.

Nội dung trong hợp đồng thỏa thuận, sẽ ghi lại những thỏa thuận mà các bên đã thống nhất với nhau bao gồm: quyền lợi, trách nhiệm. Các bên tham gia phải đảm bảo thực hiện đúng và nghiêm túc các nội dung đã thỏa thuận.

Nếu như, vi phạm hợp đồng thì dựa vào nội dung đã thỏa thuận sẽ xử phạt và người vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ đền bù.

Phân biệt hợp đồng thỏa thuận và biên bản thỏa thuận

Trên thực tế, điểm chung của hợp đồng thỏa thuận và biên bản thỏa thuận, đó là các bên nhất trí các quan điểm hay ý kiến của nhau. Tuy nhiên, giữa hợp đồng và biên bản thỏa thuận cũng tồn tại những đặc điểm khác nhau cụ thể như sau:

Sự khác nhau giữa hợp đồng & biên bản thỏa thuận

Về khái niệm

  • Hợp đồng thỏa thuận: là sự trao đổi, thỏa thuận cùng nhau dựa trên sự tự nguyện giữa các bên tham gia. Đồng thời thừa nhận, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong hợp đồng.
  • Biên bản thỏa thuận: được thể hiện ở dạng văn bản thỏa thuận về một vấn đề nào đó của các bên tham gia. Dạng văn bản thỏa thuận được dùng để bày tỏ nguyện vọng, yêu cầu của một bên. Trong đó, các bên tham gia còn lại đều đồng tình và thực hiện theo những điều đã được ghi trong biên bản.

Về mặt hình thức

  • Hợp đồng thỏa thuận: được các bên tham gia giao kết với nhau qua hình thức bằng miệng(lời nói), văn bản hoặc các ký hiệu.
  • Biên bản thỏa thuận: được thực hiện bằng hình thức văn bản, ở dạng chữ viết.

Về mặt nội dung

  • Hợp đồng thỏa thuận: trong hợp đồng thỏa thuận các nội dung nêu ra phải theo đúng định của pháp luật. Nội dung bên trong hợp đồng phải đề cập đến những nội dung như sau: chủ thể hợp đồng, đối tượng hợp đồng, thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ các bên, phạt khi vi phạm hợp đồng, giải quyết tranh chấp,…
  • Biên bản thỏa thuận: do các bên thực hiện bàn bạc, thống nhất ý kiến với nhau, rồi cùng nhau đưa ra các điều khoản và tiến hành ký hợp đồng. Sau đó, các bên thực hiện đúng với cam kết trong nội dung biên bản thỏa thuận.

Trình tự giao kết hợp đồng

  • Hợp đồng thỏa thuận: đề xuất giao kết hợp đồng thỏa thuận→ thay đổi, xóa bỏ, chấm dứt đề xuất giao kết trong hợp đồng thỏa thuận→ Đồng ý đề nghị của giao kết.
  • Biên bản thỏa thuận: khi các bên nhất trí ý kiến với nhau→ xác lập mối quan hệ pháp lý→ các bên chủ động gặp mặt → thực hiện thỏa thuận → tạo văn bản thỏa thuận.

Hậu quả pháp lý

  • Hợp đồng thỏa thuận: cần phải có hậu quả pháp lý để xác nhận, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.
  • Biên bản thỏa thuận: trái ngược với hợp đồng thỏa thuận, đối với biên bản thỏa thuận được thể hiện rõ nguyện vọng của một bên. Mà các bên còn lại cũng tán thành và thống nhất ý kiến. Nhưng không có hậu quả pháp lý xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.

Ở trên, là toàn bộ thông tin về hợp đồng thỏa thuận và biên bản thỏa thuận mà Viettelnet.vn đã chia sẻ đầy đủ đến bạn. Mong rằng, những kiến thức trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về Hợp đồng thỏa thuận gì và phân biệt được Sự khác nhau giữa hợp đồng và biên bản thỏa thuận.

Cảm ơn các bạn đã đọc đến cuối bài viết. Nếu có câu hỏi cần giải đáp, hãy để lại ở mục bình luận bên dưới này nhé! Viettelnet.vn sẽ trả lời tất cả cho bạn!