Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế? Chi tiết về HĐ ngoại thương

Nguyễn Thị Tam 17:04 - 22/04/2024

Trong thời kỳ toàn cầu hóa, Việt Nam bắt đầu mở rộng việc làm ăn kinh doanh với nhiều quốc gia khác trên quốc tế. Đôi với những lần giao dịch thương mại ngoại thương này, việc sử dụng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là điều không thể thiếu. Vậy để biết được hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Tìm hiểu chi tiết từ A – Z về hợp đồng thương mại trong bài viết này nhé!

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?

Theo Điều 27 trong Luật thương mại 2005 chỉ rõ mua bán hàng hóa quốc tế là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tạm xuất, tái nhập, tái xuất và chuyển khẩu hàng hóa. Việc mua bán này phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương với nó.

Khái niệm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Như vậy, chúng ta có thể đưa ra khái niệm rằng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay hợp đồng ngoại thương là sự thỏa thuận giữa các thương nhân có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau. Trong đó, bên bán gọi là bên xuất khẩu có nghĩa vụ phải giao hàng, còn bên mua là bên nhập khẩu được quyền sở hữu hàng hóa đó và có nghĩa vụ thanh toán khi nhận hàng cho bên xuất khẩu.

Hợp đồng ngoại thương có đặc điểm gì nổi bật?

Với quy mô rộng rãi hơn và chịu sự chuyển đổi của nhiều luật nên hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ có nhiều đặc điểm khác sao với các hợp đồng kinh doanh trong nước. Sau đây, chúng ta sẽ cùng điểm lại những đặc điểm nổi bật của hợp đồng ngoại thương.

Về chủ thể tham gia: Chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương là các thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp chúng nằm trong một vùng lãnh thổ hoặc quốc gia nào đó.

Về đối tượng của hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương chính là động sản – hàng có thể chuyển qua được biên giới từ nước này sang nước khác.

Về đồng tiền thanh toán khi giao dịch: Dạng tiền tệ dùng để thanh toán trong giao dịch này thường là nội tệ hoặc ngoại tệ của các bên và các bên cũng có thể được quyền lựa chọn loại tiền tệ trong hợp đồng. Các chủ thể cần phải cân nhắc xem đồng tiền nào phù hợp nhất với điều kiện 2 quốc gia và có khả năng thanh khoản, thanh toán cao. Trong đó, đồng Đô – La Mỹ là một trong những  loại đồng tiền được sử dụng phổ biến nhất trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Về ngôn ngữ hợp đồng: Hầu hết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được dịch và ký kết bằng tiếng nước ngoài và phần lớn bằng tiếng Anh.

Về cơ giải quyết tranh chấp trong giao dịch: Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì việc tranh chấp có thể phát sinh. Và những tranh chấp này đều cần đến sự hỗ trợ của trọng tài nước ngoài hoặc tòa án. Đa số, các hợp đồng ngoại thương đều lựa chọn Trung Tâm trọng tài quốc tế làm cơ quan giải quyết các tranh chấp thương mại.

Điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có hiệu lực

Để hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có hiệu lực thì cần phải đáp ứng được hết những điều kiện sau đây:

Các điều kiện để hợp đồng ngoại thương có hiệu lực
  • Các chủ thể tham gia hợp đồng đều phải có đủ tư cách pháp lý.
  • Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa nhưng phải được phép mua bán, trao đổi theo pháp luật quy định.
  • Nội dung hợp đồng cần có đủ các điều khoản cần thiết mà Luật đã quy định như Tên hàng, số lượng, chất lượng/ phẩm chất, phương thức thanh toán, giao hàng và giá cả.
  • Hình thức của hợp đồng có thể thiết lập dưới dạng văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương khác như fax, điện báo, telex, thông điệp dữ liệu.

Các hình thức của HĐ mua bán hàng hóa ngoại thương

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ có thể có hiệu lực khi nó được thể hiện dưới một hình thức nhất định. Hiện nay, chúng ta đang có hai quan niệm về hình thức của hợp đồng ngoại thương như sau:

Hình thức của hợp đồng ngoại thương theo quan điểm thứ nhất

Hợp đồng có thể ký kết bằng văn bản, lời nói, hành vi hoặc các hình thức gián tiếp như đưa đơn thư chào hàng, đặt hàng, fax, thư điện tử,… do bên mua và bên bán tự thỏa thuận với nhau.

Đa số những nước hay sử dụng hình thức này là những nước có nền kinh tế phát triển như Pháp, Anh, Mỹ,… Công ước Viên 1980 của Liên hiệp quốc đã xây dựng những quy phạm thực chất thống nhất cho hợp đồng. Công ước còn cho phép các bên có thể tự do xác lập hợp đồng với mọi hình thức.

Hình thức của hợp đồng ngoại thương theo quan điểm thứ hai

Hiện nay, có một số quốc gia có yêu cầu bắt buộc về hình thức hợp đồng mua và bán quốc tế như hợp đồng ngoại thương phải ký kết dưới hình thức văn bản mới được phê chuẩn, có công chứng,… thì mới có hiệu lực. Quan điểm này sẽ phổ biến ở một vài quốc gia đang phát triển và trong đó có Việt Nam.

Nội dung chính của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Các bên tham gia hợp đồng: Xác định các chủ thể tham gia hợp đồng gồm bên xuất khẩu/ bên nhập khẩu, tên của các doanh nghiệp, trụ sở chính và tên người đại diện tương ứng của doanh nghiệp đó.

Bản chất hợp đồng: Xác định hàng hóa của hợp đồng là dịch vụ hay sản phẩm. Mô tả các khía cạnh về số lượng, kỹ thuật, trọng lượng và chế độ đóng gói hoặc những thông tin mà người mua muốn biết về hàng hóa.

Nội dung hợp đồng ngoại thương

Phương thức vận chuyển hàng hóa: Phương thức vận chuyển được chỉ định phải phù hợp với tính chất hàng hóa, điểm đến và an ninh. Ngoài ra, phương thức vận chuyển này còn phải phụ thuộc vào Điều khoản Thương mại Quốc tế và nghĩa vụ của các bên ký kết tương ứng.

Giá cả và phương thức thanh toán: Ghi rõ giá tiền hàng hóa hoặc ngoại hối và nó phải đi kèm với Điều khoản Thương ngoại quốc tế xác định chi phí vận chuyển, thuế hải quan, bảo hiểm và thời gian chuyển nhượng tài sản. Cung cấp thêm cho người xuất khẩu mã giải quyết bảo mật và xuống thanh toán tạm ứng đảm bảo ngân hàng hoặc các quy định phạt tiền do lý do bảo lưu quyền sở hữu theo quy định pháp luật.

Phương thức giao hàng: Ghi rõ ngày, địa điểm tải và giao hàng đã được chỉ định. Người xuất khẩu có tôn trọng và thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng cho người nhập khẩu. Và đề ra các áp đặt trước áp chóp cho sự chậm trễ của đơn hàng.

Các trường hợp bất khả kháng: Chỉ ra những sự kiện không lường trước được sẽ dẫn đến tình trạng bất khả kháng.

Các hình thức đảm bảo hợp đồng: Xác định quyền và nghĩa vụ của bên xuất khẩu và bên nhập khẩu liên quan đến bảo lãnh.

Thẩm quyền trong trường hợp có tranh chấp pháp lý: Chỉ rõ những Luật có thể áp dụng để giải quyết khi tranh chấp pháp lý phát sinh.

Ngôn ngữ hợp đồng: Ngôn ngữ của hợp đồng sẽ do hai bên thỏa thuận và nắm vững và cần chú ý đến các vấn đề dịch thuật.

Qua bài viết trên của Viettelnet.vn, hẳn là bạn đã hiểu được hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Tìm hiểu chi tiết từ a – z về hợp đồng ngoại thương. Hy vọng rằng, sau khi theo dõi bài viết bạn sẽ có thể xây dựng cho mình được một hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương hiệu quả.