Tìm hiểu chi tiết về Điều 33 Luật Giao dịch điện tử năm 2005

Nguyễn Thị Tam - Cập nhật lúc: 17:04 - 22/04/2024   - 4 lượt xem

Để bắt kịp với xu hướng công nghệ khoa học, mấy năm trở lại đây, nhà nước đã chính sách ban hành Luật Giao dịch điện tử năm 2005. Luật này ra đời là nhằm hỗ trợ mọi người có thể thực hiện các giao dịch điện tử một cách an toàn và làm đúng theo quy định pháp luật chung.

Vậy Điều 33 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đề cập đến vấn đề gì đang là thắc mắc của rất nhiều người. Để có thể được thắc mắc đó cũng như tìm hiểu thêm các thông tin liên quan thì chúng ta hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Đôi nét về Luật Giao dịch điện tử 2005 là gì?

Luật giao dịch điện tử 2005 là bộ luật được nhà nước ban hành nhằm hướng dẫn tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện giao dịch điện tử đùng theo quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia.

Tìm hiểu về Luật giao dịch điện tử 2005

Hiện nay, Quốc hội đã ban hành đến 4 văn bản pháp luật có liên quan mật thiết đến việc giao dịch điện tử gồm Luật 51/2005/QH11, NĐ 130/2018/NĐ-CP, NĐ 165/2018/NĐ-CP và NĐ 45/2020/NĐ-CP. Đặc biệt là đối với 3 văn bản đầu tiên có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp.

Điều 33 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định gì?

Theo Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005 có quy định hợp đồng điện tử là hợp đồng có dạng thông tin dữ liệu được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ trên các phương tiện điện tử. Trong đó, phương tiện điện tử là những phương tiện hoạt động trên các công nghệ điện, kỹ thuật số, từ tính, điện tử, đường truyền không dây, điện từ, quang học hoặc các công nghệ kỹ thuật khoa học tương tự.

Ngoài ra, khi hợp đồng điện tử được thiết lập dưới dạng thông điệp điện tử thì đều sẽ được pháp luật công nhận giá trị pháp lý. Đặc biệt, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử cũng giống như các hợp đồng truyền thống khác.

Một số đặc điểm nổi bật của Hợp đồng điện tử

Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của hợp đồng điện tử mà các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cần phải biết khi muốn sử dụng hợp đồng này:

Các đặc tính của hợp đồng điện tử
  • Hợp đồng được thể hiện bằng thông điệp dữ liệu: So với hợp đồng giao dịch truyền thống, thì thông tin trong hợp đồng điện tử sẽ được chuyển thành dạng thông điệp dữ liệu.
  • Phải có ít nhất 3 chủ thể tham gia: Ngoài hai chủ thể chính là bên đề nghị và bên chấp nhận đề nghị ra thì cần có thêm sự đóng góp của chủ thể thứ 3 để đứng giữa hai chủ thể chính thì hợp đồng điện tử mới có thể đảm bảo tính hiệu quả, giá trị pháp lý. Chủ thể thứ 3 phải là các nhà cung cấp mạng hoặc các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Ngoài ra, cả 3 chủ thể đều phải có năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật.
  • Có thể được thực hiện hợp đồng ở mọi lúc, mọi nơi: Bởi vì thông tin được chuyển hóa dưới dạng thông điệp dữ liệu nên hai bên chủ thể đề nghị và chấp nhận đề nghị không cần phải gặp nhau trực tiếp mà vẫn có thể ký kết hợp đồng cực kỳ nhanh chóng và thuận tại mọi thời điểm, địa điểm.
  • Tính vô hình (phi vật chất): Bởi vì hợp đồng được lưu trữ trên các phương tiện điện tử nên nó sẽ mang tính vô hình, không sờ thấy và cảm nhận được như những hợp đồng giao dịch vật lý khác.
  • Có giới hạn về phạm vi áp dụng: Theo pháp luật quy định, hợp đồng điện tử chỉ được sử dụng trong các lĩnh vực lao động, thương mại, kinh doanh và dân sự.

Tại sao nên sử dụng hợp đồng điện tử?

Sau bối cảnh đại dịch, hợp đồng điện tử ngày càng được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống của chúng ta. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc tại sao hợp đồng điện tử lại được ưa chuộng như vậy không? Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những lợi ích nhận được khi bạn sử dụng hợp đồng điện tử.

Những lợi ích mà hợp đồng điện tử mang lại
  • Mang đến sự tiện lợi và nhanh chóng: Thông qua các phương tiện điện tử, chúng ta có thể giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử ở bất kỳ địa điểm, thời điểm nào một cách linh hoạt và nhanh chóng.
  • Tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian: Tất cả các bước trong quy trình ký kết hợp đồng đều được thực hiện trực tuyến nên bạn không cần phải tốn nhiều thời gian và chi phí di chuyển để gặp mặt trực tiếp. Hơn nữa, dạng hợp đồng này không cần phải in ấn, quản lý hay lưu trữ lượng hợp đồng khổng lồ.
  • Tra cứu và tìm kiếm dễ dàng: Thay vì phải mất công mò mẫn trong một đống hợp đồng của tổ chức, bạn chỉ cần gõ từ khóa và tìm kiếm trên kho dữ liệu online là có thể tìm được hợp đồng một cách chính xác.
  • Đảm bảo cho các chủ thể khi xảy ra tranh chấp: Hầu hết tất cả những phương tiện đều rất uy tín và có tính năng lưu lại lịch sử ký (người ký, IP máy tính, tên công ty, thời gian ký,…) rất tốt. Cho nên khi có bất cứ tranh chấp nào thì các bên đều có chứng cứ để chứng minh và đảm bảo quyền lợi cho mình.

Như vậy, chúng ta đã biết được trong Điều 33 Luật Giao dịch thương mại 2005 có quy định những gì và những thông tin liên quan đến hợp đồng điện tử như lợi ích, đặc điểm chính, giá trị pháp lý. Viettelnet.vn chúc bạn thực hiện hợp đồng điện tử đúng quy định và đảm bảo các quyền & nghĩa vụ cho mình một cách hiệu quả nhất nhé!

Nguyễn Thị Tam

Nguyễn Thị Tam Viettel là chuyên viên kinh doanh CEO Viettel tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh tại Đại Học Kinh Tế có kinh nghiệm hơn 10 năm (vào Viettel tư năm 2010) bán hàng xuất sắc với các kỹ năng, kinh nghiệm nghiệp vụ bán hàng và sau bán hàng các dịch vụ Viettel như: FTTH, chữ ký số, Vtracking, Cloud, Brandname, SIPTrunking,...
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận