Viettel-CA giữ vững vị thế dẫn đầu thị phần dịch vụ chứng thực chữ ký số

Viettelnet cung cấp dịch vụ Chứng thực Chữ ký số Công cộng Viettel-CA được ưa chuộng hàng đầu tại Việt Nam, chiếm 30% thị phần.

Hiện nay, thị trường chữ ký số ở Việt Nam sôi động hơn bao giờ hết bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều các đơn vị cung cấp dịch vụ. Tuy vậy, Viettel – CA vẫn giữ vững phong độ, là đơn vị uy tín hàng đầu hiện nay.

Chữ ký số Viettel -CA nhiều năm dẫn đầu thị trường

Cập nhật mới về thị trường chữ ký số năm 2022

Tính đến hết quý I năm 2020, đại diện trung tâm chứng thực điện tử quốc gia (gọi tắt là NEAC) nhận định về thị trường dịch vụ chứng thực số hiện nay đã có 15 đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (CA), trong đó 14 CA đang hoạt động và 1 CA bị ngừng. 

Số lượng chứng thư số đang hoạt động trên thị trường đã đạt hơn 1,4 triệu. Trong đó, chứng thư số doanh nghiệp chiếm 85,12% và chứng thư số cá nhân chiếm 14,88%. Viettel CA và VNPT CA là hai doanh nghiệp đang nắm thị phần lớn nhất trên thị trường hiện nay. 

Ngoài ra, lĩnh vực đang ứng dụng chữ ký số nhiều nhất rơi vào ba lĩnh vực: thuế, bảo hiểm và hải quan.

XEM THÊM: Giải pháp chữ ký số Cloud bảo mật cao, không cần thiết bị

Phân tích thị phần các thương hiệu chữ ký số

Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn tỉ lệ thị phần của từng nhà cung cấp nổi bật, hãy cùng xem thống kê sau của bộ.

Thị phần các thương hiệu chữ ký số

Đối với chữ ký số công cộng, có 9 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này. Đáng chú ý, tính đến thời điểm hiện tại, Viettel-CA và VNPT-CA lần lượt chiếm vị trí thứ nhất (28,46%) và thứ hai (27,32%).

So với thời điểm cùng kì kết thúc năm 2016, kết quả này của cả 2 doanh nghiệp đạt được là vô cùng ấn tượng, bởi vì khi đó thị phần của Viettel-CA chỉ là 2,2% và VNPT-CA cũng chỉ 1,6% (thống kê năm 2017).

Ngoài ra, chúng ta phải kể đến các đơn vị xếp sau Viettel-CA và VNPT-CA về thị phần dịch vụ chữ ký số điện tử công cộng tính đến năm nay lần lượt chiếm tỉ lệ là NewTel-CA: 12,4%; SmartSign: 10,61%; Nacencomm: 7,04%; FPT-CA: 6,03%; BKAV-CA: 5,95%; EFY-CA: 1,28% và cuối cùng là Safe-CA chiếm 0,9%.

Thị phần các nhà cung cấp chữ ký số

Thông kê từ năm 2018 – 2019

Thực tế cho thấy từ năm 2018 đến năm 2019, Bộ Thông tin và truyền thông đã cấp giấy phép cung cấp dịch vụ giải pháp chữ ký số công cộng cho 5 doanh nghiệp mới.

Đó là Công ty cổ phần Công nghệ Tin học EFY Việt Nam (năm 2018), Công ty cổ phần Công nghệ SAVIS (năm 2019), Công ty cổ phần MISA (năm 2019), Công ty công nghệ CMC (năm 2019) và sau đó là Công ty cổ phần hỗ trợ doanh nghiệp và đầu tư HN (vào tháng 9 năm 2019).

Thêm vào đó, số liệu thống kê của NEAC cũng cho biết rằng, tính đến năm, các CA công cộng đã được cấp là 2.699.668 chứng thư số và tổng chứng thư số điện tử đang hoạt động là 1.166.896 chứng thư.

Trong khi đó, chứng thư số dành cho cá nhân hiện vẫn được chưa phát triển. Số lượng thuê bao chữ ký số cá nhân vẫn còn rất hạn chế, chỉ rơi khoảng 13.000, chiếm khoảng 1,1% tổng số chứng thư số công cộng hiện nay đang hoạt động.

Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC)

Theo đại diện của NEAC, các chứng thư số công cộng đã được hầu hết cho các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện giao dịch số trong các lĩnh vực chính như Thuế điện, Hải quan điện tử và Bảo hiểm xã hội điện tử.

Doanh nghiệp còn sử dụng giải pháp này trong các loại giao dịch khác như tài chính điện tử (chứng từ điện tử và hóa đơn điện tử), giao dịch ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử, giao dịch trong thương mại điện tử cũng như hợp đồng điện tử.

Chỉ đạo mới từ Bộ Thông tin và Truyền thông về dịch vụ chữ ký số

Vào ngày 25 tháng 6 năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội thảo nâng cao chất lượng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tại Hà Nội. Hội thảo này nhằm mục đích xác định những tồn tại đang diễn ra và tìm ra hướng đi mới nhằm phát triển thị trường dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Hội thảo nâng cao chất lượng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng

Tại Hội thảo, các đại diện Câu lạc bộ chữ ký số và giao dịch điện tử cùng một số nhà cung cấp CA đều thống nhất quan điểm rằng: Nên tạm dừng cấp phép cho CA mới.

Một vị đại diện cho biết, yếu tố quan trọng đóng vai trò thúc đẩy sử dụng chứng thư số chính là niềm tin. Do đó, đa số các nước trên thế giới chỉ có vài CA để cơ quan nhà nước có thể dễ dàng tập trung quản lý chất lượng.

Thứ trưởng bộ TT&TT phát biểu tại hội nghị

Kết luận từ Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Qua buổi thảo luận, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng phát biển để kết thúc hội thảo bằng việc đánh giá cao những ý kiến đóng góp, đề xuất cũng như nhiều kiến nghị của các CA.

Thứ trưởng cũng chỉ đạo NEAC phối hợp với CLB chữ ký số và giao dịch điện tử để tổng hợp tất cả các ý kiến, từ đó các bên liên quan cùng nhau phối hợp đưa ra các giải pháp tốt hơn nhằm mở rộng thị trường, nhất là việc mở rộng việc sử dụng chữ ký số trong ngành ngân hàng và tài chính.

Đồng thời, nhằm mục đích tăng cường công tác tuyên truyền về vai trò của chữ ký số cho nhiều doanh nghiệp. Bộ TT-TT, VCCI ( Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam) và các Hiệp hội liên quan khác sẽ tổ chức hội thảo về chữ ký số trong thời gian tới, trong đó VCCI giữ vai trò kết nối doanh nghiệp.

Giải pháp chữ ký số Viettel-CA lựa chọn hiệu quả cho doanh nghiệp

Nhờ vào chất lượng dịch vụ và uy tín của mình, nhà cung cấp chữ ký số Viettle – CA luôn nắm giữ được thị phần lớn trên thị trường. Bên cạnh đó, quy trình chăm sóc & hỗ trợ khách hàng cũng được cải thiện tốt hơn rất nhiều. 

Doanh nghiệp hay đơn vị bạn đang muốn tìm nhà cung cấp CA uy tín, có thể liên hệ ngay dịch vụ của Viettel tại https://viettelnet.vn/.

Ngoài ra, bạn có thể liên hệ Tổng đài Viettel (24/7) theo số 0866.222.900 hoặc hotline 0963 14 53 53 hỗ trợ nhanh từ chuyên viên Viettel – Mr. Cường, email: cuongnd16@viettel.com.vn để được tư vấn chi tiết, nhanh nhất cũng như báo giá các gói dịch vụ chữ ký số, gia hạn và nhiều dịch vụ khác phù hợp với doanh nghiệp của bạn.