Cloud backup là gì? Top 6 điều về cloud backup bạn chưa biết

Cloud backup là gì? Quy trình hoạt động của Cloud backup? Các trường hợp sao lưu đám mây phổ biến. Top 6 điều về cloud backup có thể bạn chưa biết.

Bảo vệ, bảo mật dữ liệu là mục tiêu hàng đầu mọi doanh nghiệp tổ chức hướng đến. Với nhiều tính năng tuyệt vời, hiện đại, công nghệ mới Cloud backup đang nhận được nhiều sự tin tưởng và lựa chọn.

Vậy Cloud backup là gì? Cùng Viettelnet tìm hiểu ngay 6 điều về cloud backup có thể bạn chưa biết ngay tại bài viết dưới đây. 

Cloud backup là gì? Top 6 điều về cloud backup bạn chưa biết
Cloud backup là công nghệ bảo mật dữ liệu mới được nhiều doanh nghiệp, tổ chức lựa chọn.

I. Cloud backup là gì?

Sao lưu đám mây hay backup online là mô hình sao lưu dữ liệu bằng cách gửi các bản sao dữ liệu qua mạng độc quyền hoặc mạng công cộng đến máy chủ bên ngoài công ty.

Máy chủ này thường thuộc sở hữu của nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba. Họ sẽ dựa vào các tiêu chí về dung lượng, băng thông và số lượng người sử dụng để tính phí backup. Với doanh nghiệp, máy chủ bên ngoài có thể thuộc sở hữu của công ty. 

Cloud backup là gì? Top 6 điều về cloud backup bạn chưa biết
Sao lưu đám mây là mô hình sao lưu dữ liệu hiện đại, tăng khả năng bảo vệ dữ liệu cho doanh nghiệp.

Sử dụng dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây giúp tổ chức tăng khả năng bảo vệ dữ liệu mà không ảnh hưởng đến khối lượng công việc của nhân viên công nghệ thông tin thuộc tổ chức.

II. Quy trình hoạt động của Cloud backup

Cloud backup là gì? Top 6 điều về cloud backup bạn chưa biết
Dữ liệu sẽ được sao lưu, lưu trữ trên nhiều phương tiện khác nhau, giúp người dùng truy cập dễ dàng hơn.

Để phục vụ cho mục đích truy cập, dữ liệu sẽ được sao lưu, lưu trữ trên nhiều phương tiện, kho lưu trữ khác nhau trong suốt quá trình backup. Đây là điều cần thiết trong các tình huống cần phục hồi dữ liệu. 

III. Top 6 trường hợp Cloud backup phổ biến

1. Sao lưu trên đám mây công cộng

Sao lưu trực tiếp lên đám mây công cộng là ghi dữ liệu trực tiếp lên cơ sở hạ tầng đám mây của các nhà cung cấp.

2. Sao lưu trên dịch vụ của nhà cung cấp

Sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp, khách hàng sẽ phải ghi dữ liệu lên dịch vụ đám mây và các dịch vụ sao lưu trong trung tâm dữ liệu họ quản lý.

3. Sao lưu Cloud – đến – Cloud

Đối với các dữ liệu trong đám mây ở mô hình phần mềm như dịch vụ (SaaS – Software as a service), quá trình sẽ sao chép dữ liệu sang một đám mây khác.

Ngoài ra, bản sao lưu đầu tiên khi doanh nghiệp bắt đầu sử dụng dịch vụ cloud backup sẽ mất vài ngày để tải lên đám mây qua mạng. Điều này tùy thuộc vào khối lượng dữ liệu được truyền nhiều hay ít.

Cloud backup là gì? Top 6 điều về cloud backup bạn chưa biết
Cloud seeding giúp loại bỏ thao tác gửi dữ liệu ban đầu qua mạng đến nhà cung cấp cloud backup.

Đặc biệt, cloud seeding cho phép nhà cung cấp cloud backup gửi thiết bị lưu trữ như ổ đĩa, hộp băng,… đến khách hàng.

Đây là kỹ thuật giúp người dùng lưu dữ liệu cục bộ trên đám mây và gửi thiết bị trở lại nhà cung cấp. Từ đó loại bỏ thao tác gửi dữ liệu ban đầu qua mạng đến nhà cung cấp cloud backup. Hơn nữa sẽ chỉ có dữ liệu mới được sao lưu trên mạng sau bản sao đầu tiên.

4. Cách khôi phục dữ liệu trong Cloud backup

Hệ thống sao lưu trực tuyến thường được thiết lập bao quanh ứng dụng phần mềm của khách hàng. Dựa trên mức độ dịch vụ giao dịch, hệ thống sẽ được thực hiện theo lịch đã thiết lập.

Nếu khách hàng đã ký hợp đồng sao lưu hàng ngày, ứng dụng sẽ thu thập, nén, mã hóa và truyền dữ liệu 24 giờ một lần đến máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ đám mây.

Cloud backup là gì? Top 6 điều về cloud backup bạn chưa biết
Cloud backup có các phần mềm và phần cứng cần thiết để bảo vệ dữ liệu của tổ chức.

Sau bản sao lưu ban đầu, doanh nghiệp thường chỉ được cung cấp các bản sao lưu lũy tiến để giảm khối lượng tiêu thụ băng thông và thời gian chuyển giao dữ liệu cho nhà cung cấp. Để bảo vệ dữ liệu của tổ chức, dịch vụ cloud backup sẽ có các phần mềm và phần cứng cần thiết, bao gồm các ứng dụng cho Exchange và SQL Server.

Các thanh toán hầu hết được thực hiện theo tháng hoặc năm. Ban đầu, các dịch vụ online back up chủ yếu do khách thuê bao và văn phòng sử dụng. Đến nay, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB), thậm chí cả các doanh nghiệp lớn đã sử dụng dịch vụ này để sao lưu một số dạng dữ liệu nhất định. 

5. Cloud backup có lợi ích và hạn chế gì?

Cloud backup đem đến doanh nghiệp các lợi ích sau: 

  • Nếu khối lượng dữ liệu không nhiều, các mức giảm phí có thể được giảm. Đặc biệt, một số dung lượng nhất định sẽ được cung cấp miễn phí cho các doanh nghiệp. 
  • Lưu trữ đám mây có khả năng mở rộng, do đó các hệ dữ liệu phát triển cũng được sao lưu trên đám mây dễ dàng. Tuy vậy, khối lượng dữ liệu tăng lên kéo theo các chi phí tăng thêm, doanh nghiệp cần cảnh giác.
  • Do các nhà cung cấp dịch vụ sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ được yêu cầu theo các hình thức sao lưu khác nhau nên việc quản lý cloud backup cũng trở nên đơn giản. 
  • Tấn công ransomware (khóa truy cập và phải trả tiền để được truy cập lại) không được thực hiện trên mạng văn phòng nội bộ nên Cloud backup an toàn  khi chống lại hành động này.

Cloud backup còn tồn tại những hạn chế sau:

  • Băng thông và độ trễ ảnh hưởng lớn đến tốc độ sao lưu dữ liệu.
  • Lượng dữ liệu cần sao lưu lên đám mây tăng thì chi phí tăng tương ứng.
  • Dữ liệu thuộc sự kiểm soát của một nhà cung cấp bên ngoài, không nằm trong phạm vi của các tòa nhà hay thiết bị của tổ chức, doanh nghiệp.

6. Bảo mật trong Cloud backup

Để dữ liệu được an toàn cần đảm bảo  3 yếu tố: bảo mật, toàn vẹn và sẵn sàng.

Dữ liệu tới đám mây sẽ phải di chuyển trên đường truyền internet công cộng. Vì vậy, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ mã hóa dữ liệu trong suốt quá trình này để bảo mật: tại vị trí ban đầu, trong quá trình di chuyển và trong trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp. Người dùng hoặc nhà cung cấp sẽ giữ khóa mã hóa, thường các tổ chức sẽ muốn giữ khóa mã hóa của mình.

Cloud backup là gì? Top 6 điều về cloud backup bạn chưa biết
Dữ liệu tới đám mây sẽ được mã hóa để bảo mật thông tin.

Ngoài ra, người dùng cần đọc lại để xác định, kiểm tra dữ liệu, đảm bảo toàn vẹn dữ liệu. Trong đó, lưu trữ đối tượng có cung cấp các kiểm tra tích hợp tính toàn vẹn.

Một yêu cầu quan trọng khác là kiểm soát truy cập. Doanh nghiệp cần hạn chế quyền truy cập vào các bản sao lưu đám mây để thắt chặt an ninh. Đồng thời, thiết lập ghi một lần (write once), truy cập chỉ đọc (read-only) bảo vệ dữ liệu sao lưu khỏi bị ghi đè, thay đổi hoặc xóa. 

Tóm lại, bài viết trên đây đã đem đến các thông tin chi tiết nhất về mô hình cloud backup và những điều cần biết khi mô hình này. Viettelnet.vn hy vọng các chia sẻ trên sẽ cung cấp các kiến thức hữu ích đến bạn để hiểu thêm về loại hình này. 

Dịch vụ lưu trữ đám mây giúp cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp?

Dịch vụ lưu trữ đám mây giúp cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp. Lý giải các doanh nghiệp Việt vẫn chưa mặn mà với dịch vụ này!

Để bảo vệ các dữ liệu quan trọng tránh bị mất, đánh cắp, doanh nghiệp luôn tìm kiếm và lựa chọn các giải pháp lưu trữ, bảo quản dữ liệu tốt nhất. Sở hữu nhiều tính năng nổi bật, lưu trữ đám mây đang là lựa chọn hàng đầu hiện nay. 

Để tìm hiểu về công nghệ điện toán đám mây cũng như các dịch vụ lưu trữ đám mây dành cho doanh nghiệp, cùng Viettelnet đón đọc ngay bài viết dưới đây.

Dịch vụ lưu trữ đám mây giúp cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp?
Lưu trữ đám mây đang là lựa chọn lưu trữ dữ liệu hàng đầu hiện nay cho các doanh nghiệp.

I. Cloud – nền tảng đổi mới tiên tiến

1. Khó khăn về quản lý dự trữ dữ liệu

Suốt một thập kỷ qua, nhiều công ty thường xuyên gặp các khó khăn trong vấn đề quản lý dự trữ dữ liệu quá tải. Đến nay, các tiến bộ công nghệ đã chỉ ra một số nguyên nhân cốt lõi gây khó khăn như tăng trưởng dữ liệu không giới hạn, không tận dụng được nguồn tài nguyên và lập kế hoạch không hiệu quả.

Để giải quyết các hạn chế trên, công nghệ lưu trữ đám mây – Cloud Storage xuất hiện đem đến nhiều tiềm năng hứa hẹn.

2. Những ngày đầu trong quản lý dữ liệu

Trước khia, khi mạng SAN mới được ứng dụng, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn rời bỏ DAS để chuyển sang mạng lưu trữ và cơ sở hạ tầng SAN.

SAN giúp cải thiện khả năng tận dụng tài nguyên cùng nhiều lợi ích khác như cải thiện tính sẵn sàng và khả năng phục hồi. Tuy nhiên, việc sử dụng SAN lại hạn chế khả năng tận dụng tài nguyên trong nhiều môi trường.

Dịch vụ lưu trữ đám mây giúp cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp?
Mạng SAN hạn chế khả năng tận dụng tài nguyên trong nhiều môi trường.

Tiếp nối đó là sáng kiến quản lý vòng đời thông tin. Nhiều doanh nghiệp dựa trên giá trị của dữ liệu để đưa ra chiến lược phân bổ, phân phối lưu trữ hợp lý. Bằng cách này sẽ giảm số lượng các Storage cao cấp đắt tiền, từ đó cắt giảm chi phí.

Tuy nhiên, việc thêm các tầng lưu trữ cũng không giúp các tổ chức tiết kiệm được nhiều. 

3. Cải tiến gần đây nhất nhưng vẫn còn hạn chế

Gần đây nhất, thin provisioning (công nghệ nén dữ liệu) – một cải tiến công nghệ mới xuất hiện nhưng vẫn tồn tại các ràng buộc giữa hệ điều hành và ứng dụng hiện tại. Hay công nghệ data de-duplication (chống trùng lặp dữ liệu) được thiết kế với mục đích đạt điểm chi phí có lợi cao hơn cho sao lưu đĩa.

Cả thin provisioning và data de-duplication đều là công nghệ mang khả năng tăng hiệu quả lưu trữ trong tương lai.

II. Lỗi chính sách gây tác động tiêu cực đến lưu trữ dữ liệu trong doanh nghiệp

Trong khi các tổ chức phải vật lộn với vấn đề về hiệu quả lưu trữ thì chi phí thiết bị thực tế để lưu trữ dữ liệu vẫn không ngừng giảm nhanh. Cách giải quyết vấn đề này gặp nhiều khó khăn, lý do là gì? 

1. Chính sách quản lý lưu trữ dữ liệu toàn diện

Đa số các tổ chức hiện nay đều thiếu đi các chính sách quản lý lưu trữ toàn diện, chính sách quản lý dữ liệu. Các số liệu và báo cáo về ứng dụng lưu trữ, nghiên cứu dữ liệu hay xu hướng trên thị trường đều bị thiếu sót khiến tình trạng doanh nghiệp càng thêm trầm trọng hơn. 

Dịch vụ lưu trữ đám mây giúp cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp?
Thiếu các số liệu và báo cáo về ứng dụng lưu trữ khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng trầm trọng.

2. Cơ hội cho lưu trữ đám mây – Cloud

Tuy nhiên, những hạn chế của quản lý lưu trữ có thể là một cơ hội tuyệt vời cho lưu trữ đám mây. Khi đó, Cloud sẽ đóng vai trò là bộ nhớ thứ cấp hoặc dự phòng. Dữ liệu sẽ chuyển sang đám mây theo cách thủ công hoặc tự động dựa trên các chính sách truy cập. Giải pháp này giúp doanh nghiệp giải phóng dung lượng và kéo dài thời gian mua lại thiết bị. 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng không cần thực hiện các thao tác sao lưu hoặc nhân bản. Với nhà cung cấp dịch vụ đám mây chất lượng thì có thể cung cấp các điều khoản SLA (thỏa thuận mức độ dịch vụ), số liệu báo cáo về dữ liệu toàn diện hơn so với lưu trữ trong nội bộ.

Việc di chuyển dữ liệu lên trên cloud có thể gặp một số vấn đề phát sinh, bao gồm yếu tố bảo mật, tính sẵn sàng, khả năng truy cập và kiểm soát. Một vài dạng dữ liệu được dịch vụ đám mây cung cấp với mức giá hấp dẫn.

Nhưng để thúc đẩy thay đổi về chi phí mang tính hệ thống hơn, dịch vụ cần có một chiến lược quản lý dữ liệu và lưu trữ hiệu quả.

III. Sao lưu đám mây – biện pháp cứu cánh cho dữ liệu đồ sộ của doanh nghiệp

Đến nay, các thông tin, dữ liệu văn bản, báo cáo bằng giấy đã chuyển sang dữ liệu số và được quản lý bởi máy tính và thiết bị điện tử hiện đại.

Tuy nhiên, các sự cố, nguy cơ mất mát dữ liệu như lỗi hệ thống, rủi ro như virus, hacker, phần cứng hỏng,… vẫn tồn tại, gây thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp về độ uy tín và cả kế hoạch phát triển.

Dịch vụ lưu trữ đám mây giúp cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp?
Các dịch vụ lưu trữ đám mây được nhiều doanh nghiệp sử dụng như OneDrive, Google Drive, Dropbox,.. .

Sao lưu đám mây xuất hiện là giải pháp giải quyết nhanh chóng các vấn đề tồn đọng. Đây là phương pháp lưu trữ dữ liệu trên hệ thống liên kết nhiều máy chủ lớn, được cung cấp và phát triển bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây.

IV. Vì sao một số doanh nghiệp Việt vẫn chưa mặn mà với dịch vụ lưu trữ đám mây?

Mặc dù sở hữu nhiều tính năng nổi bật, mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Thế nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp Việt chưa mặn mà với các dịch vụ điện toán đám mây. 

Điều này có thể xuất phát từ sự lo ngại về tính bảo mật của điện toán đám mây, cụ thể như vấn đề chia sẻ các thông tin nội bộ cho bên thứ ba. Hoặc quyền truy cập trái phép của hacker vào các tệp và thư mục nhạy cảm của công ty.

Ngoài ra, một vài nhà cung cấp dịch vụ sẽ giới hạn băng thông. Để sử dụng lưu trữ dữ liệu lớn, doanh nghiệp bắt buộc phải trả chi phí cao, gây khó khăn với những công ty quy mô nhỏ, công ty khởi nghiệp.

Nhìn chung, lưu trữ đám mây đang là biện pháp cứu cánh cho các doanh nghiệp tốt nhất hiện nay. Viettelnet hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình này và lựa chọn dịch vụ lưu trữ hiệu quả nhất cho cá nhân, công ty. 

Phân biệt: Lưu trữ đám mây, sao lưu và đồng bộ hóa đám mây

Phân biệt lưu trữ đám mây, sao lưu đám mây và đồng bộ hóa đám mây. Tìm hiểu Cloud Storage là gì? Cloud backup là gì? Cloud Sync là gì?

Lưu trữ đám mây, sao lưu đám mây và đồng bộ hóa đám mây là các thuật ngữ quen thuộc, có mối liên quan mật thiết với nhau. Tuy nhiên bạn có biết sự khác biệt giữa 3 thuật ngữ này? Cùng Viettelnet.vn tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây.

Phân biệt: Lưu trữ đám mây, sao lưu và đồng bộ hóa đám mây
Sự khác biệt chủ yếu giữa lưu trữ đám mây, sao lưu đám mây và đồng bộ hóa đám mây.

Cả 3 giải pháp trên đều hướng đến mục đích chung là bảo vệ dữ liệu người dùng. Thế nhưng mục tiêu của người dùng khi triển khai chúng lại khác nhau.

Sao lưu đám mây là sao chép dữ liệu phòng trường hợp mất mát hoặc hư hỏng hệ thống, lưu trữ đám mây tạo môi trường lưu trữ, cho phép người dùng truy xuất dữ liệu. Còn đồng bộ hóa đám mây lại cấp quyền truy cập dữ liệu cho nhiều người dùng và thực hiện thay đổi từ nhiều thiết bị. 

Vậy ứng dụng nào là phù hợp nhất với bạn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về ba mô hình để có sự lựa chọn phù hợp. 

I. Cloud Storage – Lưu trữ đám mây là gì? Các lợi ích

1. Cloud Storage là gì?

Cloud Storage hay lưu trữ đám mây là một ổ đĩa ảo từ xa, không gắn với máy tính hoặc hệ thống vật lý nhất định. Để có quyền truy cập vào bộ nhớ, người dùng cần thông qua một ứng dụng đặc biệt hoặc một trình duyệt web.

Dịch vụ Cloud Storage cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào các tệp và thư mục như chia sẻ mạng cục bộ hoặc các thiết bị được kết nối vật lý. Thậm chí, một số ứng dụng còn cho phép gắn tài khoản lưu trữ đám mây vào máy tính và nhận quyền truy cập vào nó.

2. Các lợi ích của Cloud Storage

Phân biệt: Lưu trữ đám mây, sao lưu và đồng bộ hóa đám mây
Các lợi ích dịch vụ lưu trữ đám mây mang lại

Cloud Storage không giới hạn ranh giới lưu trữ. Đồng thời đa số các nhà cung cấp dịch vụ đám mây chỉ tính phí dung lượng sử dụng nên bạn có thể lưu trữ dữ liệu tùy thích. 

Dữ liệu lưu trữ trong đám mây được sao chép giữa một số mảng nên khi trung tâm dữ liệu bị hỏng, nó vẫn có sẵn. Vì vậy, bạn có thể tích hợp liền mạch lưu trữ đám mây cho doanh nghiệp ở mọi quy mô, sử dụng nó để làm cơ sở sao lưu, máy chủ tệp hoặc kho dữ liệu cho các máy ảo trên đám mây.

II. Cloud Backup – Sao lưu đám mây là gì?

1. Cloud Backup là gì?

Cloud backup hay Sao lưu đám mây là bản sao lưu, hoạt động theo một tập hợp các quy tắc nhằm gửi bản sao dữ liệu của người dùng lên kho lưu trữ đám mây. Một dịch vụ sao lưu tốt sẽ tự động sao lưu dữ liệu thường xuyên. Đây là một trong những tính năng hấp dẫn nhất của Cloud backup.

2. Tính năng của Cloud Backup

Ngoài ra, dịch vụ sẽ đảm bảo quyền riêng tư cho người dùng bằng cách mã hóa dữ liệu bằng mật khẩu. Đồng thời cung cấp nhiều phiên bản tệp của các phiên bản trước và người dùng có thể theo dõi các thay đổi được thực hiện.

Phân biệt: Lưu trữ đám mây, sao lưu và đồng bộ hóa đám mây
Sao lưu đám mây sẽ tự động sao lưu dữ liệu thường xuyên cho người dùng.

3. Phiên bản cập nhật mới nhất của Cloud Backup

Với phiên bản cập nhật mới nhất, sao lưu đám mây có thể khôi phục dữ liệu ngay lập tức trong trường hợp hư hỏng hoặc mất mát. Do đó, ứng dụng được khuyến nghị cho lượng lớn dữ liệu và các tổ chức cần sao lưu tự động, thường xuyên thông tin.

4. Chi phí cho Cloud Backup

Cloud Backup thường yêu cầu trả phí theo hàng tháng hoặc hàng năm dựa trên đăng ký. Tuy nhiên, các nhà cung cấp có thể định giá phù hợp tùy vào lượng dữ liệu cần sao lưu, từ đó cung cấp tài khoản trọn đời với khoản thanh toán một lần.

Sao lưu đám mây còn cung cấp thêm dữ liệu mọi lúc bạn cần, tương tự như lưu trữ đám mây. 

III. Cloud Sync – Đồng bộ hóa đám mây là gì?

1. Cloud Sync là gì?

Cloud Sync hay Đồng bộ hóa đám mây hoạt động bằng cách giữ nguyên một bộ tệp, thư mục trên thiết bị khách và bộ nhớ đám mây. Với đồng bộ hóa một chiều, các tệp được sửa đổi sẽ được tải lên đám mây và có thể được tải xuống theo cách thủ công.

2. Tính năng của Cloud Sync

Với đồng bộ hóa hai chiều, đám mây lại là một nơi lưu trữ trung gian. Tất cả các ứng dụng khách sẽ tự động tải xuống các tệp đã thay đổi trên đám mây. Có thể thấy, đa số các dịch vụ công cộng đều dựa trên đồng bộ hóa hai chiều, trong đó nổi bật là Google Drive và Dropbox.

Do chủ yếu tập trung vào hợp tác kinh doanh nên Cloud Sync có khối lượng dữ liệu thấp, tỷ lệ yêu cầu hạn chế và không hỗ trợ các tính năng nâng cao như quản lý cấp khối.

3. Chi phí cho Cloud Sync

Ngoài ra, các hệ thống đồng bộ hóa đám mây rất ít giá tùy chọn, yêu cầu người dùng phải trả tiền cho toàn bộ dung lượng lưu trữ, kể cả khi chỉ sử dụng một phần ba dung lượng.

4. Các dịch vụ Cloud Sync nổi bật

Phân biệt: Lưu trữ đám mây, sao lưu và đồng bộ hóa đám mây
Các dịch vụ sao lưu đám mây nổi bật như Dropbox, iCloud Drive, OneDrive, Google Drive.

Một số dịch vụ như Dropbox, iCloud Drive, OneDrive, Google Drive sync đồng bộ hóa thư mục trên máy tính hoặc di động với các thư mục trên máy khác vào đám mây. Từ đó cho phép người dùng truy cập vào tệp, thư mục trên nhiều thiết bị khác nhau.

Hiểu đơn giản hơn, thông qua dịch vụ đồng bộ hóa trên máy tính ở nhà, bạn có thể truy cập vào tệp và thực hiện các thay đổi. Ngay cả khi bạn đến cơ quan, trường học,… các thay đổi vẫn được giữ nguyên.

Hơn nữa, bạn cũng có thể chia sẻ tệp này với người khác cũng như cho phép họ thực hiện các thay đổi trên máy họ và xuất hiện trên máy bạn. Khi đó, tệp vẫn luôn được đồng bộ hóa.

IV. Sự khác biệt chủ yếu giữa Cloud Storage, Cloud Sync và Backup

Mục đích là điểm khác biệt chủ yếu giữa đồng bộ hóa, sao lưu và lưu trữ dữ liệu. Sao lưu đám mây là một bản sao dữ liệu trên bộ nhớ từ xa để bảo vệ dữ liệu, được thiết kế thêm bộ nhớ đám mây để truy cập vào dữ liệu từ mọi nơi. 

Đồng bộ hóa đám mây cho phép nhiều người dùng làm việc với dữ liệu từ xa, với nhiều số lượng thiết bị. Từ đó đồng bộ hóa các thay đổi trên tất cả những người dùng liên quan.

Đến nay, các hệ thống như Google Drive và Dropbox đã kết hợp tính năng lưu trữ và đồng bộ hóa nhằm cung cấp khả năng lưu trữ dữ liệu, quyền truy cập không giới hạn và cộng tác trong một dịch vụ duy nhất.

Bài viết trên đã đem đến các thông tin chi tiết về đồng bộ hóa so với sao lưu và lưu trữ cũng như sự khác biệt giữa chúng. Viettelnet hy vọng các chia sẻ trên sẽ thực sự giúp ích bạn trong việc lựa chọn ứng dụng tốt và phù hợp nhất. 

Lưu trữ đối tượng là gì? Khác biệt so với lưu trữ truyền thống?

Tìm hiểu Object Storage – Lưu trữ đối tượng là gì? So Sánh giữa Object Storage, Block Storage và File Storage. 

Object Storage là hình thức lưu trữ tiên tiến hiện nay. Với mức chi phí tối ưu, khả năng truy cập không giới hạn, ứng dụng đang được nhiều tổ chức phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Vậy Object Storage là gì? Có điểm gì đặc biệt hơn so với lưu trữ dữ liệu truyền thống. Cùng Viettelnet tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây.

Lưu trữ đối tượng là gì? Khác biệt so với lưu trữ truyền thống?
Object Storage là hình thức lưu trữ tiên tiến hiện nay

I. Tìm hiểu Object Storage – Lưu trữ đối tượng là gì?

1.  Object Storage là gì?

Object Storage hay Lưu trữ đối tượng là hình thức lưu trữ dữ liệu dưới dạng các đơn vị riêng biệt. Các đối tượng được lưu trữ trong một kho duy nhất, đồng thời không được tập hợp thành tệp bên trong một thư mục nằm trong các thư mục khác. 

Object Storage chứa đối tượng theo cơ chế ngang hàng dựa vào các khung logic. Một object đầy đủ sẽ bao gồm dữ liệu của chính nó, metadata và ID định danh.

Lưu trữ đối tượng là gì? Khác biệt so với lưu trữ truyền thống?
Một object đầy đủ sẽ bao gồm dữ liệu của chính nó, metadata và ID định danh

Có thể thấy, Object Storage là dịch vụ cung cấp không gian lưu trữ dựa trên nền tảng điện toán đám mây, cho phép người dùng truy cập, sử dụng, sửa đổi dữ liệu bằng các thiết bị kết nối mạng như PC, mobile,…

2. Các nhu cầu lưu trữ phù hợp với Object Storage

Object Storage phù hợp với nhu cầu lưu trữ sau: 

  • Lưu trữ, truyền tải website tĩnh, các ứng dụng như file hình ảnh, CSS, JavaScript, CSS và giúp tăng bảo mật khi được hỗ trợ SSL.
  • Lưu trữ media dưới dạng video, hình ảnh, audio.
  • Truyền tải các ứng dụng, gồm lưu trữ các thư viện, containers, ứng dụng và các phần mềm khách hàng có thể download.
  • Hỗ trợ Data Lake/Big Data có khả năng xử lý nhanh chóng, tốc độ cao.
  • Sao lưu các dữ liệu quan trọng.

II. So Sánh giữa Object Storage, Block Storage Và File Storage

Bảng so sánh sự khác nhau giữa Object Storage, Block Storage Và File Storage

Tiêu chí so sánh File storage Block storage Object storage
Kiến trúc lưu trữ Lưu trữ file Lưu trữ block Lưu trữ hướng đối tượng
Đơn vị chuyển đổi files blocks Các object, các metadata tùy chỉnh
Hỗ trợ cập nhật Hỗ trợ cập nhật tại chỗ Hỗ trợ cập nhật tại chỗ Không hỗ trợ cập nhật tại chỗ mà cập nhật các phiên bản object mới
Giao thức CIFS và NFS SCSI, SATA REST, SOAP qua http
Phù hợp nhất cho Chia sẻ file Dữ liệu giao dịch, dữ liệu thay đổi thường xuyên Dữ liệu tập trung 
Lợi thế nổi bật Giúp đơn giản hóa truy cập, quản lý chia sẻ file Có hiệu năng cao Có khả năng mở rộng và truy cập phân tán
Tốc độ xử lý Nặng nề khi số lượng file lên tới hàng tỷ Phân mảnh dữ liệu, không thể truy xuất thành 1 file nhanh chóng Truy xuất đến thẳng vị trí lưu trữ, có tốc độ nhanh
Use case Chạy ứng dụng và thường xuyên thay đổi nội dung

Sequential R/W

Ít thay đổi nội dung hơn

Random R/W

ISO

Kho chứa hình ảnh/Video

III. Top 5 lợi ích Object Storage mang lại

1. Đảm bảo an toàn dữ liệu

Lưu trữ đối tượng là gì? Khác biệt so với lưu trữ truyền thống?
Object Storage sở hữu nhiều tính năng đảm bảo an toàn dữ liệu

Object Storage sở hữu tính năng tự động sao lưu dữ liệu giúp hạn chế mất mát dữ liệu hệ thống. Ngoài ra, khi phát sinh lỗi hoặc đồng bộ dữ liệu, ứng dụng sẽ gửi thông báo đến người dùng để kiểm soát dữ liệu một cách tốt nhất.

2. Tốc độ đường truyền cao

Để đẩy nhanh tốc độ truy cập, truy xuất dữ liệu, Object Storage trang bị SSD nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng. 

3. Tối ưu chi phí đầu tư ban đầu

Lưu trữ đối tượng là gì? Khác biệt so với lưu trữ truyền thống?
Object Storage giúp tiết kiệm chi phí ban đầu

Object Storage cho phép thêm hoặc xóa bớt không gian lưu trữ tùy theo nhu cầu sử dụng. Do đó, bạn chỉ phải trả tiền cho dung lượng sử dụng cần thiết, giúp tiết kiệm chi phí ban đầu. 

4. Tối ưu thời gian triển khai

Với lần thiết lập đầu tiên, hệ thống sẽ tự động lên lịch sao chép dữ liệu sau đó. Điều này giúp giảm thiểu thời gian triển khai, chỉ cần xác định số lượng dữ liệu và tổng dung lượng lưu trữ cần thiết. 

5. Dễ dàng nâng cấp dung lượng

Người dùng có thể nâng cấp không gian lưu trữ khi có nhu cầu sử dụng Object Storage. Điều này không làm gián đoạn hệ thống, đồng thời chi phí phải trả sẽ thấp hơn nếu không gian lưu trữ càng lớn. 

IV. Ưu điểm và hạn chế của Object storage là gì?

1. Ưu điểm của Object Storage

Lưu trữ đối tượng là gì? Khác biệt so với lưu trữ truyền thống?
Object Storage là công nghệ lưu trữ tiên tiến, sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật.

Object Storage là công nghệ lưu trữ tiên tiến, hiện đại, có khả năng phân tích dữ liệu tốt và lưu trữ đối tượng ở bất kỳ đâu trong hồ chứa dữ liệu phân tán. Không chỉ thực hiện các phân tích tùy chỉnh về sử dụng dữ liệu, không gian phẳng còn mở rộng, thêm nhiều bộ nhớ – Storage hơn vào hồ chứa dễ dàng. 

2. Hạn chế của Object Storage

Tuy nhiên, tốc độ truy xuất của Object Storage chậm hơn so với file Storage hoặc Block Storage. Vì vậy, ứng dụng không phù hợp với yêu cầu truy cập dữ liệu nhanh chóng và thường xuyên. 

Có thể thấy, Object Storage giúp giải quyết các vấn đề về phát triển dữ liệu phi cấu trúc tốt. Đồng thời giúp đơn giản hóa sự phức tạp của các hệ thống lưu trữ. Đặc biệt, chương trình còn cho phép các tổ chức quản lý chi phí lưu trữ dung lượng lưu trữ khi cần thiết, hỗ trợ họ rất nhiều. 

Trên đây là toàn bộ nội dung Viettelnet muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại hình này. 

Top 5 công cụ Storage xây dựng Cloud Storage riêng phổ biến nhất

Cloud Storage tự xây dựng là gì? Các công cụ xây dựng Cloud Storage riêng phổ biến hiện nay và cách lựa chọn các dịch vụ lưu trữ đám mây. 

Tự xây dựng Cloud Storage riêng là điều cần thiết cho các doanh nghiệp hiện nay. Một giải pháp lưu trữ hiệu quả riêng sẽ giúp kiểm soát đám mây và bảo vệ sự riêng tư tốt hơn. 

Vậy cần những công cụ cần thiết gì để xây dựng một Cloud Storage riêng? Cùng Viettelnet tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.

Top 5 công cụ Storage xây dựng Cloud Storage riêng phổ biến nhất
Các công cụ xây dựng Cloud Storage riêng

I. Cloud Storage tự xây dựng là gì? 

1. Tìm hiểu về tự xây dựng Cloud Storage riêng

Tự lưu trữ đám mây là phần mềm máy chủ-máy khách/client-server có nguồn mở hoặc trả phí cho phép tự thiết lập và duy trì đám mây riêng. 

Bạn có thể thiết lập Cloud Storage trên máy chủ vật lý chạy dịch vụ cloud hosting hoặc cài đặt trên các thiết bị lưu trữ gắn vào mạng. Hoặc có thể sử dụng dịch vụ lưu trữ web từ một số nhà cung cấp uy tín. 

Việc thiết lập Cloud Storage sẽ liên quan cài đặt phần mềm máy chủ tải xuống, phần mềm máy khách cho máy tính hoặc ứng dụng di động cho điện thoại thông minh. Điều này sẽ có một chút khó khăn, kể cả với người dùng sơ cấp. 

2. Các tiện ích của dịch vụ Cloud Storage

Top 5 công cụ Storage xây dựng Cloud Storage riêng phổ biến nhất
Các tiện ích của dịch vụ Cloud Storage

Phần mềm client sẽ tạo một thư mục đồng bộ trên ổ cứng của người dùng, tương tự như Google Drive hoặc pCloud. Các thư mục hoặc file trong thư mục đó sẽ được đồng bộ hóa trên không gian lưu trữ đám mây rồi chuyển đến thiết bị khác có cài đặt client.

Ngoài ra, người dùng có thể truy cập vào nội dung trên trình duyệt tại một số công cụ lưu trữ đám mây có giao diện web. Điều này giúp hạn chế rắc rối khi cài đặt phần mềm máy khách cũng như chia sẻ các tập tin với phần mềm dưới dạng trình duyệt và ứng dụng di động dễ dàng hơn. 

II. Top 5 công cụ xây dựng Cloud Storage riêng phổ biến hiện nay

1. Nextcloud

Nextcloud cung cấp các phiên bản có dung lượng từ 50 đến 10 triệu người dùng cho doanh nghiệp. Trong đó, bao gồm gói Basic hỗ trợ tối đa 50 người dùng với mức phí 2.180 đô la/năm, gói Standard 3,902 đô la/năm giúp tăng số lượng người dùng và gói Premium có giá 5.623 đô la với nhiều tính năng nâng cao.  

Thiết lập và cài đặt trên sever

Top 5 công cụ Storage xây dựng Cloud Storage riêng phổ biến nhất
Các dịch vụ nổi bật của Nextcloud

Để sử dụng Nextcloud, bạn cần thiết lập Nextcloud server, tải xuống và cài đặt phần mềm trên server, sau đó tải Nextcloud client cho máy tính để bàn. Chương trình chạy trên Windows, macOS, Linux với máy tính và hoạt động trên iOS, Android với điện thoại thông minh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập các file từ trình duyệt tương thích hoặc chọn mua phần cứng được cấu hình sẵn để bỏ qua các thao tác trên. Dịch vụ đám mây độc quyền Nextcloud sở hữu nhiều tính năng cơ bản như chia sẻ giữa người dùng, email, bảo mật mật khẩu…

Ứng dụng của Nextcloud

Bên cạnh đó, ứng dụng còn có tính năng drop file an toàn cho phép người khác tải file lên máy chủ của bạn, tính năng khôi phục các phiên bản trước của 1 file. Tính năng tìm kiếm toàn bộ văn bản cũng được tích hợp sẵn.

Top 5 công cụ Storage xây dựng Cloud Storage riêng phổ biến nhất
Ứng dụng Nextcloud cho phép nhiều người dùng chia sẻ file với nhau

Nextcloud cũng nổi bật với nhiều tiện ích bổ sung. Có tới 162 ứng dụng trong cửa hàng ứng dụng Nextcloud. Người dùng có thể sử dụng Collabora Online để nâng cao quy trình làm việc hay thiết lập các hội nghị video trực tuyến qua các ứng dụng đa phương tiện, Talk,… 

2. OwnCloud

OwnCloud là phần mềm nguồn mở, có cộng đồng hỗ trợ hùng hậu và sở hữu phiên bản dành cho doanh nghiệp phổ biến. Để sử dụng ứng dụng, bạn cần tải và cài đặt phần mềm OwnCloud server-side trên máy chủ riêng hoặc thuê ngoài.

Hoặc có thể sử dụng ngay Cloud server do Viettel cung cấp sẵn. Clients được tích hợp sẵn cho Windows, macOS và Linux trên máy tính để bàn và cho Android, iOS trên di động. 

Top 5 công cụ Storage xây dựng Cloud Storage riêng phổ biến nhất
OwnCloud tích hợp sẵn cho Windows, macOS và Linux trên máy tính để bàn và cho Android, iOS trên di động.

Các gói dịch vụ của OwnCloud

Hiện nay, OwnCloud đang dẫn đầu doanh thu với các gói thuê bao cao cấp. Một thuê bao Standard có giá 3.600 đô la, phiên bản doanh nghiệp có giá từ $ 9.000 trở lên kèm theo các ứng dụng điện thoại thông minh, thời gian phản hồi nhanh.

Bên cạnh đó, phần mềm còn cung cấp các gói tùy chỉnh khác hỗ trợ tăng số lượng người dùng, giảm thiểu thời gian phản hồi,… 

Tính năng của OwnCloud

OwnCloud sở hữu nhiều tính năng, bao gồm đồng bộ hóa tệp, chia sẻ, đồng chỉnh sửa và tìm kiếm toàn bộ văn bản.

Với các bước bảo vệ bằng mật khẩu khi liên kết, hết hạn liên kết tự động, thông báo chia sẻ trên thiết bị di động, phần mềm cung cấp cho người dùng quyền chia sẻ file an toàn cùng nhiều tiện ích khác như nhận xét file, gắn thẻ file, chỉnh sửa file và tính năng hội nghị video,….

Đặc biệt, tính năng Thả tệp/Files Drop còn cấp quyền cho người dùng ẩn danh kéo và tải file trực tiếp lên ownCloud.

Ứng dụng của OwnCloud

Thư viện ứng dụng của OwnCloud có đến 70 ứng dụng, nổi bật như Collabora Online, trình kết nối OnlyScript, ứng dụng quy trình làm việc, trình xem PDF, lịch, danh bạ,….

Top 5 công cụ Storage xây dựng Cloud Storage riêng phổ biến nhất
OwnCloud không bị lag trong khâu bảo mật

Hơn nữa, OwnCloud không bị lag trong bảo mật do có sẵn bảo vệ ransomware, mã hóa đầu cuối và chính sách mật khẩu. Ứng dụng sử dụng mã hóa đầu cuối tạo các thư mục trao đổi dữ liệu bên trong hoặc bên ngoài mã hóa trên server-side. Khi đó, chỉ người tạo mới có thể đọc nội dung thư mục. 

Với quản lý mã khóa cá nhân hoặc mã khóa tập trung khả dụng kết hợp ứng dụng Key Service, OwnCloud giúp doanh nghiệp quản lý khóa chuyên nghiệp, đặc biệt khi lựa chọn các tùy chọn sử dụng mã thông báo USB, HSM, thẻ thông minh hoặc các thiết bị khác để giải mã dữ liệu.

III. Cách lựa chọn các dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí phù hợp

1. Mediafire

Top 5 công cụ Storage xây dựng Cloud Storage riêng phổ biến nhất
Bạn được nhận ngay 10GB lưu trữ tệp trực tuyến miễn phí khi đăng ký MediaFire.

Đăng ký MediaFire, người dùng được nhận ngay 10GB lưu trữ tệp trực tuyến miễn phí. Phần mềm có dung lượng lớn, hỗ trợ upload, download và chia sẻ nhanh. Tuy nhiên, nó không thích hợp để lưu trữ dữ liệu. 

2. Dropbox

Top 5 công cụ Storage xây dựng Cloud Storage riêng phổ biến nhất
Dropbox có nhiều tiện ích như word hay excel, phù hợp với công việc văn phòng.

Dropbox có sẵn 2GB dung lượng trống và có thể mở rộng lên tối đa 18GB. Ứng dụng cho phép đồng bộ dữ liệu trên các thiết bị có cài đặt app Dropbox và cung cấp quyền truy cập linh hoạt, phù hợp với các loại file lưu dung lượng nhẹ như Word hoặc Excel.

3. Google Drive

Top 5 công cụ Storage xây dựng Cloud Storage riêng phổ biến nhất
Do cung cấp nhiều tiện ích rất lớn nên đa số người dùng đều sử dụng Google Drive

Google Drive là dịch vụ lưu trữ đám mây do Google cung cấp với 15GB dung lượng miễn phí. Ứng dụng có tốc độ upload, download nhanh. Đặc biệt, bạn có thể đính kèm đường link Google Drive khi gửi file dung lượng lớn qua mail. 

4. Onedrive

Top 5 công cụ Storage xây dựng Cloud Storage riêng phổ biến nhất
Onedrive phù hợp cho việc lưu trữ dữ liệu cá nhân.

OneDrive là dịch vụ lưu trữ trực tuyến của Microsoft, cung cấp 5GB dung lượng miễn phí. Phần mềm được tích hợp sẵn trên các phiên bản Windows 8.1 và Windows 10, phù hợp với lưu trữ dữ liệu cá nhân. Tuy nhiên, Onedrive vẫn bị hạn chế về khả năng đồng bộ trên các thiết bị khác. 

5. Mega

Top 5 công cụ Storage xây dựng Cloud Storage riêng phổ biến nhất
MEGA cung cấp dung lượng lưu trữ lớn, tốc độ upload và download nhanh

Đăng ký MEGA, bạn được nhận ngay 50 GB bộ nhớ đám mây miễn phí. Ứng dụng cung cấp dung lượng lưu trữ lớn, các file lớn có tốc độ upload và download nhanh.

Ngoài ra, ứng dụng còn cung cấp mã hóa đầu cuối an toàn chống các vi phạm quyền riêng tư, giúp xem và update các tệp MEGA qua trình duyệt, máy tính đồng bộ hoặc các ứng dụng di động.

Hiện nay có không ít ứng dụng lưu trữ đám mây tốt cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các ứng dụng này đều bị giới hạn dung lượng, khó kiểm soát được người truy cập, không có khả năng khôi phục và mức độ bảo mật thấp. 

Vì vậy, giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp là ứng dụng công nghệ lưu trữ đám mây để xây dựng một kho lưu trữ dữ liệu trên mây riêng cho công ty.

Đặc biệt, Cloud Storage – Giải pháp lưu trữ toàn diện cho doanh nghiệp, cá nhân do Viettel cung cấp được xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây có dung lượng lưu trữ không giới hạn, tính an toàn bảo mật cao và chi phí thấp.

Vì vậy, để tìm hiểu thêm về dịch vụ máy chủ đám mây Cloud Server và Cloud Storage của Viettel, khách hàng vui lòng liên hệ đến Viettelnet thông qua hotline 0866.222.900.

Ngoài ra có thể liên hệ với Mr. Cường qua email: cuongnd16@viettel.com.vn hoặc hotline 0963.145.353 để được hỗ trợ tận tâm và nhanh chóng nhất.

6 Ưu, nhược điểm của Cloud Storage cho doanh nghiệp

Cloud Storage là gì? Tìm hiểu 6 ưu nhược điểm của Cloud Storage – dịch vụ lưu trữ điện toán đám mây cho doanh nghiệp.

Dịch vụ Cloud Storage đã và đang dần được áp dụng nhiều vào mọi lĩnh vực, ngành nghề bởi sự tiện dụng cũng như những lợi ích tuyệt vời mà nó đem lại. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt lợi đem lại cho các doanh nghiệp, Cloud Storage vẫn còn tồn tại một số nhược điểm, rủi ro. 

Trong bài viết dưới đây, Viettelnet sẽ giúp bạn hiểu thêm về Cloud Storage một cách trực quan nhất cũng như tổng hợp 6 ưu nhược điểm của Cloud Storage cho doanh nghiệp.

6 Ưu, nhược điểm của Cloud Storage cho doanh nghiệp
Tìm hiểu các ưu nhược điểm của Cloud Storage đối với doanh nghiệp.

I. Cloud Storage là gì? 

Cloud Storage là loại hình dịch vụ cho phép người dùng có thể lưu trữ, di chuyển, quản lý và chia sẻ dữ liệu một cách dễ dàng, nhanh chóng trên cloud. Theo đó, để truy cập, sử dụng dữ liệu thì thiết bị của bạn cần phải được kết nối Internet.

Với đặc tính tiện dụng của mình, Cloud Storage đã và đang ngày càng phổ biến trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. Đặc biệt, dịch vụ đám mây còn có ưu điểm lớn là khả năng sao lưu ổn định, khôi phục dữ liệu dễ dàng và bộ nhớ lưu trữ lớn.

Bên cạnh đó, người dùng còn có thể sử dụng dịch vụ này trên đa nền tảng và truy cập bộ nhớ lưu trữ mọi lúc mọi nơi.

II. Ưu điểm của Cloud Storage

1. Khả năng truy cập mọi nơi

Với Cloud Storage, người dùng có thể truy cập vào các tệp được lưu trữ trong đám mây ở bất kỳ vị trí nào có kết nối Internet. Nhờ vậy, các doanh nghiệp sẽ không gặp phải các rào cản về múi giờ cũng như vị trí địa lý khi hoạt động.

6 Ưu, nhược điểm của Cloud Storage cho doanh nghiệp
Với Cloud Storage, bạn hoàn toàn có thể truy cập vào dữ liệu lưu trữ trong đám mây thông qua kết nối Internet.

2. Tiết kiệm chi phí

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc sử dụng Cloud Storage sẽ yêu cầu rất ít chi phí, hay thậm chí không mất chi phí (đối với các dịch vụ miễn phí). Điều này sẽ giúp giảm bớt chi phí hoạt động cho doanh nghiệp và tiết kiệm được nguồn lực tài chính dành cho việc lưu trữ thông tin từ xa.

3. Khôi phục thảm họa

Đối với các tệp, thư mục quan trọng, các doanh nghiệp nên đầu tư vào kế hoạch sao lưu khẩn cấp bằng cách sử dụng Cloud Storage. Việc này sẽ giúp tạo các bản sao nhằm sử dụng khi cần thiết và phòng tránh rủi ro.

Theo đó, doanh nghiệp có thể lưu trữ các tệp dữ liệu này trên đám mây và truy cập thông qua kết nối Internet khi cần thiết.

6 Ưu, nhược điểm của Cloud Storage cho doanh nghiệp
Sử dụng Cloud Storage giúp các doanh nghiệp phòng tránh được rủi ro và khôi phục sau thảm họa.

4. Khả năng mở rộng dễ dàng

Với Cloud Storage, doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh mức dung lượng lưu trữ tùy theo nhu cầu cần mở rộng hay thu hẹp. Lúc này, doanh nghiệp chỉ cần hoàn thành các thủ tục thanh toán để tiến hành gia hạn dung lượng lưu trữ với nhà cung cấp. 

5. Tốc độ cao

Công nghệ điện toán đám mây có tốc độ sao lưu nhanh hơn nhiều so với các máy chủ vật lý. Theo đó, một doanh nghiệp có thể sao lưu dữ liệu đồng thời với nhiều máy chủ cùng lúc nên sẽ có lợi thế hơn so với việc sao lưu vào đĩa.

6 Ưu, nhược điểm của Cloud Storage cho doanh nghiệp
Tốc độ sao lưu của Cloud Storage nhanh hơn rất nhiều khi so với các máy chủ vật lý.

6. Khả năng lưu trữ lâu dài

Khác với các thiết bị phần cứng, lưu trữ dữ liệu trên điện toán đám mây sẽ không bao giờ bị lỗi thời. Theo đó, doanh nghiệp chỉ cần trả tiền cho mức dung lượng thực tế sử dụng và hiệu suất của gói dịch vụ.

Trong khi đó, các nhà cung cấp sẽ phải luôn không ngừng nâng cấp hệ thống và cập nhật các công nghệ mới nhất nhằm tăng tính cạnh tranh.

III. Nhược điểm của Cloud Storage

1. Bảo mật và quyền riêng tư

Khi sử dụng dịch vụ lưu trữ trên hệ thống đám mây, doanh nghiệp sẽ phải cung cấp các thông tin kinh doanh nhạy cảm và dữ liệu quan trọng cho nhà cung cấp của bên thứ ba. Điều này có thể khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro.

Do đó, việc lựa chọn một nhà cung cấp đáng tin cậy, uy tín và chịu trách nhiệm bảo vệ các dữ liệu là vô cùng quan trọng, cần thiết.

6 Ưu, nhược điểm của Cloud Storage cho doanh nghiệp
Cần lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây uy tín, đáng tin cậy để đảm bảo bảo vệ các dữ liệu, thông tin quan trọng.

2. Giới hạn băng thông

Băng thông sử dụng sẽ phụ thuộc vào gói lưu trữ mà doanh nghiệp lựa chọn. Theo đó, nếu doanh nghiệp sử dụng vượt quá giới hạn cho phép thì sẽ làm phát sinh thêm chi phí. Tuy nhiên, hiện nay đã có một số gói băng thông không giới hạn, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn các nhà cung cấp này.

3. Dễ bị tấn công

Các thông tin và dữ liệu mà doanh nghiệp lưu trữ trên hệ thống đám mây có khả năng bị hacker tấn công từ bên ngoài. Internet không hoàn toàn an toàn, do đó, các dữ liệu kinh doanh nhạy cảm luôn có khả năng gặp phải rủi ro, bị đánh cắp.

4. Quản lý dữ liệu

Việc quản lý dữ liệu trên hệ thống điện toán đám mây khá phức tạp. Đặc biệt, không phải lúc nào hệ thống quản lý lưu trữ của doanh nghiệp cũng được tích hợp tốt với hệ thống của nhà cung cấp. Chính vì thế, điều này có thể gây ra một số khó khăn trong việc sao lưu, lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp.

6 Ưu, nhược điểm của Cloud Storage cho doanh nghiệp
Việc quản lý dữ liệu trên hệ thống đám mây có thể gây một số khó khăn, trở ngại cho các doanh nghiệp.

5. Chi phí trọn đời

Với Cloud Storage, chi phí sử dụng sẽ có xu hướng tăng lên qua các năm. Đồng thời, nếu các ứng dụng nằm ở máy chủ vật lý và dữ liệu lại nằm trên hệ thống điện toán đám mây, doanh nghiệp sẽ phải tốn thêm chi phí networking.

6. Các quy định

Tùy thuộc vào mức độ quy định trong ngành, doanh nghiệp có thể sẽ không được sử dụng dịch vụ Public Cloud. Đặc biệt là đối với các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tài chính hay các công ty giao dịch công khai…

IV. Ưu điểm của Cloud Storage liệu có lớn hơn các nhược điểm hay không?

Mặc dù vẫn còn có một số lo ngại về tính bảo mật cũng như một số nhược điểm khác của Cloud Storage, tuy nhiên, các điểm mạnh về tiết kiệm chi phí, khả năng truy cập và khắc phục thảm họa… lại có giá trị hơn rất nhiều khi so sánh với các rủi ro liên quan.

Chính vì thế, Cloud Storage là giải pháp rất đáng để áp dụng cho cơ sở hạ tầng cũng như giúp tối ưu ngân sách của doanh nghiệp.

6 Ưu, nhược điểm của Cloud Storage cho doanh nghiệp
Trải nghiệm dịch vụ Cloud Storage uy tín, chất lượng với giá siêu rẻ tại Viettel.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về các ưu nhược điểm của Cloud Storage cho doanh nghiệp mà chúng tôi đã tổng hợp được.

Nếu vẫn còn thắc mắc cần giải đáp về dịch vụ Cloud Storage cũng như có nhu cầu đăng ký gói Cloud Server Viettel, bạn hãy liên hệ với Viettelnet thông qua website: viettelnet.vn hoặc gọi đến hotline 0866.222.900 – 0963.145.353 để được chuyên viên kỹ thuật Viettel hỗ trợ và tư vấn giải đáp tận tâm nhất.

6 bước để có kế hoạch sẵn sàng sử dụng Cloud Storage

Hiện nay, nhiều tổ chức chuyển sang sử dụng Cloud Storage như địa chỉ lưu trữ hiệu quả, ít tốn kém cho dữ liệu chưa sử dụng hoặc dữ liệu lưu trữ.

Trong thời đại công nghệ như hiện nay, khối lượng lưu trữ dữ liệu ngày càng tăng lên theo cấp số nhân và không có dấu hiệu dừng lại.

Lúc này, việc quản lý nhu cầu lưu trữ tăng vọt trong khi nguồn lực hạn chế sẽ gây ra nhiều thách thức đối với nhiều doanh nghiệp. Theo đó, để giảm bớt gánh nặng, nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng công nghệ Cloud. 

Vậy cần thực hiện những bước gì để có kế hoạch sẵn sàng cho việc sử dụng Cloud Storage? Hãy cùng Viettelnet tìm hiểu thông qua bài viết ngay dưới đây.

6 bước để có kế hoạch sẵn sàng sử dụng Cloud Storage
Cần làm gì để có kế hoạch sẵn sàng cho việc sử dụng Cloud Storage.

1. Đánh giá độc lập nhu cầu lưu trữ và nhu cầu đám mây

Cách tiếp cận và quản lý lưu trữ đã không còn đủ để đáp ứng nhu cầu cần thiết. Theo đó, khi có nhiều dữ liệu, ứng dụng quan trọng cần đưa lên Cloud, công ty sẽ áp dụng những chiến lược dài hạn nhằm kiểm soát lưu trữ đám mây trong bối cảnh mục tiêu kinh doanh mở rộng hơn. 

6 bước để có kế hoạch sẵn sàng sử dụng Cloud Storage
Thực hiện đánh giá độc lập nhu cầu lưu trữ và nhu cầu đám mây của người dùng cá nhân, doanh nghiệp.

Việc lưu trữ và dữ liệu là 2 vấn đề luôn phải đi cùng với nhau. Bên cạnh việc đề ra chiến lược lưu trữ thì sự am hiểu về dữ liệu được lưu trữ cũng quan trọng, nhất là các công ty đang dần chuyển sang phân tích big data ngày một nhiều hơn.

Khi chiến lược sơ cấp được đặt ra, có thể đánh giá được nhu cầu lưu trữ trên hệ thống đám mây. Theo đó, các công ty xây dựng các quyết định lưu trữ đám mây dựa trên mô hình cây, xác định được phương thức đặt storage tối ưu trong đám mây (tại chỗ hay kết hợp cả 2).

2. Chú ý vấn đề an ninh

Doanh nghiệp cần xem xét về bảo mật lưu trữ dưới các góc độ: Bảo đảm kinh doanh thông suốt và khắc phục sau thảm họa. Đồng thời, mức độ quan trọng của các tệp dữ liệu sẽ có sự khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp nên xác định dữ liệu quan trọng nhất và xử lý dữ liệu đó một cách phù hợp. 

Chất lượng của dịch vụ lưu trữ đám mây được đo lường dựa trên mức độ bảo mật dữ liệu mà dịch vụ đó cung cấp. Doanh nghiệp cần biết chính xác các bước bảo vệ dữ liệu mà nhà cung cấp đang thực hiện và đảm bảo tuân thủ theo. 

6 bước để có kế hoạch sẵn sàng sử dụng Cloud Storage
Cần đảm bảo vấn đề an ninh, bảo mật trên hệ thống điện toán đám mây.

Doanh nghiệp cũng cần nắm rõ những ai có quyền truy cập vào dữ liệu, ai giữ khóa mã hóa và mức độ bảo mật của ứng dụng. Trách nhiệm bảo mật thuộc về doanh nghiệp, chứ không phải từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây.

Việc bảo đảm an ninh là quan trọng nhưng việc khóa bảo mật nhiều hoặc không đúng chỗ gây cản trở hiệu suất và tác động tiêu cực đến trải nghiệm người dùng. Chính vì vậy, nhà cung cấp dịch vụ cũng như doanh nghiệp cần cân bằng giữa việc bảo mật và trải nghiệm sử dụng.

3. Tích hợp và quản lý lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp

Không có nhiều tổ chức chuyển sang mô hình Cloud Storage toàn phần, họ phải tích hợp bộ nhớ từ hệ thống tại chỗ với hệ thống mới hơn trên nền tảng Cloud. 

Giải pháp mạng lưu trữ (SAN) và lưu trữ cục bộ (NAS) thường sử dụng dung lượng lưu trữ theo khối và tệp. Trong khi đó, lưu trữ đám mây lại sử dụng mô hình hướng đối tượng. Do đó, việc chuyển dữ liệu giữa các nền tảng này tiềm ẩn nguy cơ mất dữ liệu và đòi hỏi phần mềm cần tích hợp cả hai hệ thống.

Đối với thành phần Cloud-to-Cloud, các doanh nghiệp có kinh nghiệm với phát triển hệ thống đám mây sẽ xử lý tốt hơn dựa trên dữ liệu được lưu trữ trên nhiều đám mây với nhiều điểm truy cập. 

Dịch vụ lưu trữ đám mây thường được dựa trên mô hình hướng đối tượng (trừ trường hợp 2 đám mây đang sử dụng cùng một kiểu kiến trúc metadata) nên việc di chuyển dữ liệu sẽ không phải là một chuyển đổi đơn giản bởi thao tác này yêu cầu xuất và nhập. Việc chuyển dữ liệu từ đám mây này sang đám mây khác tiềm ẩn nhiều rủi ro.

6 bước để có kế hoạch sẵn sàng sử dụng Cloud Storage
Cần tích hợp và quản lý dữ liệu lưu trữ trên Cloud.

Đối với người dùng cuối, Cloud Storage vận hành lý tưởng như 1 storage cục bộ và dữ liệu di chuyển liên tục từ đám mây này sang đám mây khác.

Nếu người chịu trách nhiệm liên tục vá hệ thống hay chỉnh sửa các ứng dụng, việc này sẽ dẫn đến việc sử dụng tài nguyên không hiệu quả, tăng thời gian downtime và gây ra các rủi ro bảo mật mới.

4. Chú trọng đến hiệu suất: tốc độ, độ trễ và tính khả dụng

Trên hệ thống đám mây, dữ liệu cần được lưu trữ để làm sao đáp ứng được tốc độ cũng như giảm thiểu độ trễ khi được truy cập. Việc tích hợp và quản lý cũng có tác động trực tiếp đến hiệu suất. 

Đối với người dùng cuối, việc truy cập vào dữ liệu phải được liền mạch, thông suốt từ bất kỳ ứng dụng nào hay trên bất kỳ nền tảng nào.

6 bước để có kế hoạch sẵn sàng sử dụng Cloud Storage
Chú trọng yếu tố tốc độ, độ trễ và tính khả dụng khi sử dụng đám mây.

Độ sẵn sàng và khả năng phục hồi cũng là yếu tố cần cân nhắc khi sử dụng Cloud Storage. Đây đều là những lợi thế của dịch vụ lưu trữ này.

Đối với một số dữ liệu, một vài giờ downtime (hệ thống không khả dụng) có thể gây ra tác động rất nhỏ. Với các dữ liệu khác, thậm chí chỉ với vài giây downtime cũng có thể gây ra chi phí thiệt hại rất lớn. 

Do vậy, việc ý thức được sự khác biệt là vô cùng quan trọng để đảm bảo đưa ra được các biện pháp cần thiết để tránh downtime có hại.

5. Cắt giảm chi phí

Trong khi cloud có thể giúp cắt giảm chi phí thiết bị và các chi phí vốn thì đồng thời có thể làm tăng các chi phí khác, từ đó gia tăng chi phí tổng thể. Chính vì thế, nhiều nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây đã phải hạ mức chi phí dịch vụ xuống để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

6 bước để có kế hoạch sẵn sàng sử dụng Cloud Storage
Doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể để quản lý chi phí hiệu quả.

Doanh nghiệp nên dành thời gian để kiểm tra lại mức dung lượng lưu trữ đang sử dụng. Qua đó, doanh nghiệp có thể đánh giá liệu gói dung lượng có đáp ứng được (hay vượt quá) nhu cầu hay không và lựa chọn lại một hợp đồng phù hợp hơn.

Ngoài ra, khi đo lường mức chi phí, các doanh nghiệp nên tính đến vấn đề băng thông và chuyển động dữ liệu. Vì mức giá lưu trữ dữ liệu có thể thấp, nhưng ngay khi dữ liệu bắt đầu thay đổi, chi phí này có thể tăng lên theo.

6. Không bỏ qua khả năng mở rộng

Mặc dù khả năng mở rộng được xem là tính năng cơ bản của đám mây, ta cũng không nên bỏ qua vấn đề này. Bởi lẽ, đây là một trong những động lực chính để người dùng chuyển sang sử dụng cloud. 

Mô hình lưu trữ hướng đối tượng được nền tảng đám mây hỗ trợ khả năng mở rộng. Tuy nhiên, các hệ thống đó cũng phải tích hợp thêm với một mô hình triển khai tại chỗ khác. Chính vì thế, các biện pháp đo lường khả năng mở rộng sẽ đóng góp đáng kể trong việc tích hợp các tính năng với nhau.

6 bước để có kế hoạch sẵn sàng sử dụng Cloud Storage
Cần đánh giá nhu cầu sử dụng cũng như khả năng mở rộng để chọn ra nhà cung cấp phù hợp.

Mỗi tổ chức sẽ có nhu cầu về khả năng mở rộng là khác nhau và khả năng thích ứng với nhu cầu khách hàng của nhà cung cấp cũng là điểm mấu chốt. 

Nếu công ty có nhu cầu lưu trữ ổn định, lúc này, khả năng tăng hoặc giảm dung lượng theo yêu cầu có thể sẽ không phải là tiêu chí chính để khách hàng chọn ra nhà cung cấp dịch vụ đám mây phù hợp. Thậm chí, nó còn có thể làm tăng sức hấp dẫn của triển khai đám mây riêng.

Như vậy, bài viết trên đây của Viettelnet đã trình bày chi tiết về 6 bước để có kế hoạch sẵn sàng cho việc sử dụng Cloud Storage. 

Có thể thấy, việc có chiến lược lưu trữ đám mây phù hợp là cần thiết. Đối với nhiều doanh nghiệp, việc tìm nhà cung cấp dịch vụ thích hợp sẽ giúp bạn có đối tác đồng hành tin cậy trong suốt quá trình kinh doanh.

Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp VPS tốt nhất 2023

VPS là gì? Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp dịch vụ VPS tốt nhất 2023. Và cần chú ý những thông số nào khi lựa chọn VPS?

VPS là dịch vụ được nhiều người dùng quan tâm hiện nay vì tính năng cao cấp hơn nhiều so với Shared Hosting mà chi phí hợp lý. 

Trên thị trường hiện có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ VPS và nếu bạn quan tâm nhà cung cấp VPS tốt nhất hiện nay thì có thể tham khảo ngay bài viết sau của Viettelnet.

Website Đánh giá
Vietnix Nhà cung cấp dịch vụ VPS uy tín, được nhiều khách hàng đánh giá cao, tận tâm, chuyên nghiệp và có trách nhiệm.
Vultr Là nhà cung cấp dịch vụ VPS chất lượng với mức giá chỉ từ 2.5$/tháng, có datacenter ở Japan và Singapore.
DigitalOcean DigitalOcean là nhà cung cấp Cloud Server được người dùng chuyên môn đánh giá khá cao và cộng đồng hỗ trợ nhiệt tình.
OVHcloud Nhà cung cấp máy chủ ảo có quy mô lớn. Mức giá thuê rẻ, chỉ với 3$/IP và có thể bổ sung tới 16 IP riêng.
Hawk Host Là nhà cung cấp Hosting nước ngoài được ưa chuộng tại Việt Nam. Có server tại Singapore và Hongkong nên có tốc cao.
DreamHost Là dịch vụ VPS thân thiện với người dùng. Cam kết 100% thời gian hoạt động và cho phép dùng thử miễn phí 2 tuần.
Linode Có chất lượng tốt, thời gian uptime cao, kèm theo đó là nhiều tiện ích cùng với tính năng Anti DDOS hoàn toàn miễn phí.
Ramnode Nổi bật với nhiều tính năng tuyệt vời như Raid 10 SSD, lưu trữ SSD trên tất cả các dịch vụ, SolusVM để quản lý máy chủ và các IP được bảo vệ DDoS với giá chỉ 3$/tháng trên bất kỳ VPS nào.
AZDIGI AZDIGI là nhà cung cấp máy chủ được nhiều người tin dùng, cộng đồng hỗ trợ tốt và có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng.
TinoHost Là nhà cung cấp dịch vụ VPS hàng đầu Việt Nam với công nghệ hiện đại luôn đảm bảo trách nhiệm và chính sách bồi thường đến với khách hàng.

I. Sơ lược về dịch vụ VPS 

VPS là tên viết tắt của Virtual Private Server hay còn gọi là máy chủ riêng ảo. Đây là máy chủ được tạo ra bằng cách phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo khác nhau với tính năng như máy chủ riêng (Dedicated Server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ một máy chủ vật lý ban đầu. 

Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp VPS tốt nhất 2023
VPS là gì? Các kinh nghiệm lựa chọn VPS tốt và giá rẻ

II. Kinh nghiệm lựa chọn VPS tốt và các thông số cần lưu ý

1. RAM (Memory)

RAM là bộ phận gắn liền trực tiếp với trải nghiệm người dùng và hiệu suất tổng thể. Mỗi VPS đi kèm với RAM chuyên dụng của riêng chúng. Dung lượng RAM càng nhiều, hiệu quả và tốc độ chạy trang web sẽ càng tốt.

2. CPU

CPU chịu trách nhiệm quản lý các tác vụ và phân phối tài nguyên cho hệ điều hành. Nhiều core CPU hơn sẽ giúp VPS có khả năng xử lý nhiều tác vụ đồng thời. 

3. Dung lượng ổ cứng

Bạn cần chú ý đến loại lưu trữ mà công ty sử dụng. Nên lựa chọn sử dụng ổ cứng SSD hay ổ cứng HDD vì chúng đáng tin cậy và cải thiện đáng kể tốc độ xử lý.

Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp VPS tốt nhất 2023
Cần chú ý các thông số RAM, CPU và dung lượng ổ cứng để lựa chọn được VPS phù hợp.

4. Băng thông

Bạn nên chọn các nhà cung cấp VPS với băng thông không giới hạn để đảm bảo vấn đề hiệu suất. Tuy nhiên, đối với các nhà cung cấp giới hạn băng thông thì bạn cũng có thể lựa chọn bổ sung thêm tài nguyên để tăng sự phát triển của mình.

5. Bảo mật

Hiện nay, các vấn đề hack, tấn công DDoS, phần mềm độc hại và đánh cắp danh tính đã tăng lên rất nhiều. Do đó, bạn hãy ưu tiên chọn các nhà cung cấp có chứng chỉ SSL miễn phí, Firewall Anti DDoS, quét phần mềm độc hại, bảo vệ tường lửa hoặc có chức năng sao lưu thường xuyên để giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra.

Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp VPS tốt nhất 2023
Bảo mật là vấn đề cần được ưu tiên quan tâm hàng đầu khi lựa chọn thuê VPS.

6. Công cụ quản lý

Với control panel, bạn nên chọn loại dễ sử dụng vì đây là nơi bạn sẽ xử lý tất cả các vấn đề trên trang web của mình. Theo đó, có nhiều loại control panel khác nhau, bao gồm Webmin, DirectAdmin, Plesk,… trong đó phổ biến nhất là cPanel.

7. Hệ điều hành

Bạn có thể tìm thấy các gói VPS tốt nhất tùy thuộc vào hệ điều hành của mình, tức là dựa trên Windows hay Linux. 

8. Quyền truy cập root

Gói VPS với tính năng truy cập root giúp bạn có thể quản lý được tổng quát máy chủ của mình. Điều này cho phép bạn chỉnh sửa tất cả các file nằm trên máy chủ ảo của mình như mã hóa hay cài đặt phần mềm phức tạp. Tuy nhiên, tính năng này lại không phù hợp đối với những người có ít kinh nghiệm.

Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp VPS tốt nhất 2023
Quyền truy cập root sẽ giúp bạn có thể quản lý được tổng quát máy chủ của mình.

9. Được/Không được quản lý

Với các gói VPS không được quản lý, người dùng sẽ có khả năng kiểm soát máy chủ của mình nhiều hơn. Trong khi đó, các máy chủ VPS được quản lý sẽ có giá thành cao hơn và sẽ được nhà cung cấp hỗ trợ, xử lý các nhiệm vụ quan trọng để giữ cho trang web hoạt động hiệu quả.

10. Thời gian hoạt động

Cần chú ý đảm bảo về thời gian hoạt động cũng như hệ thống bảo mật tại các trung tâm dữ liệu. 

Trong trường hợp vi phạm dữ liệu hay mất điện làm tắt thiết bị, khách hàng sẽ không thể sử dụng trang web, từ đó dẫn đến việc giảm doanh thu, rớt khách hàng hay các ảnh hưởng xấu liên quan. 

11. Tốc độ kết nối

Ngoài các thiết bị hiệu suất cao, vị trí của các trung tâm dữ liệu cũng cần được xem xét. Vị trí trung tâm dữ liệu càng gần đối tượng mục tiêu thì tốc độ kết nối sẽ càng cao và giảm đáng kể thời gian chờ đợi.

Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp VPS tốt nhất 2023
Tốc độ kết nối càng cao càng giúp nâng cao trải nghiệm sử dụng của khách hàng.

III. Đối tượng nào nên sử dụng VPS?

Các đối tượng nên sử dụng VPS có thể kể đến như:

  • Các khách hàng cá nhân/doanh nghiệp cần hosting để quản lý trang web thương mại điện tử, bán hàng online, blog, diễn đàn,… 
  • Các công ty, tổ chức có nhu cầu phát triển nền tảng platform làm máy chủ game và hệ thống mail server,…
  • Các đơn vị cần thiết lập lập trình ảo để viết code, thử nghiệm và nghiên cứu các sản phẩm công nghệ.
  • Cá nhân cần cài đặt các phần mềm, ứng dụng có cấu hình cao, cần không gian lưu trữ lớn.
  • Các doanh nghiệp cần chạy các chương trình truyền thông trực tiếp
Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp VPS tốt nhất 2023
VPS được nhiều khách hàng lựa chọn nhằm đáp ứng tối đa cho nhu cầu công việc.

IV. Ưu và nhược điểm của VPS

1. Ưu điểm

  • Từ một máy chủ có thể tạo ra nhiều VPS khác nhau, giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí đầu tư và không gian lắp đặt.
  • Dễ dàng kiểm tra vận hành hệ thống do có nhiều VPS nằm trên một hệ thống máy chủ.
  • VPS có cấu hình RAM, CPU và dung lượng riêng.
  • Cách vận hành, sử dụng VPS đơn giản.

2. Nhược điểm

  • Bị ảnh hưởng bởi hoạt động và tính ổn định của máy chủ vật lý.
  • Sử dụng chung máy chủ sẽ khiến VPS bị phụ thuộc.
  • Thời gian và chi chi nâng cấp cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp VPS tốt nhất 2023
VPS vẫn tồn tại nhược điểm là phụ thuộc vào máy chủ vật lý.

V. Khi nào thì cần sử dụng dịch vụ VPS?

Khi website bắt đầu phát triển, có lượng khách truy cập đáng kể, bạn nên cân nhắc lựa chọn VPS. Theo đó, các trường hợp cần sử dụng VPS bao gồm:

1. Chạy website

Với VPS, bạn sẽ bổ sung được những tính năng và thư viện mà bạn cần vào trang web của mình.

2. Muốn toàn quyền kiểm soát

Khi sử dụng VPS, bạn sẽ toàn quyền được tăng/giảm bộ nhớ cho PHP, SQL hoặc cài đặt, lưu trữ dữ liệu riêng biệt.

3. Lượng truy cập lớn

Bạn nên sử dụng VPS khi hệ thống đã có một lượng khách hàng đủ lớn. Bởi lẽ, VPS không bị hạn chế về băng thông mà còn cho bạn quyền sử dụng cấu hình RAM và CPU hệ số nhân lớn.

Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp VPS tốt nhất 2023
VPS vô cùng hữu ích khi hệ thống có một lượng truy cập lớn.

4. An toàn, bảo mật

Một trong những lý do mà VPS được ưa chuộng là bởi độ an toàn và bảo mật vô cùng cao. Đặc biệt, khi dùng VPS, bạn có thể thực hiện được rất nhiều tool, TUT để bảo mật mà không hề bị hạn chế.

5. Website uy tín, cần sự ổn định

Sử dụng VPS giúp người dùng tránh được các trường hợp hệ thống không ổn định. Theo đó, các gói VPS sẽ tách biệt hoàn toàn với nhau nên khi trang web gặp vấn đề thì sẽ không gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống

Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp VPS tốt nhất 2023
Sử dụng VPS giúp website thêm phần ổn định, tránh được các sự cố.

VI. Phân biệt Cloud VPS với VPS thông thường và Shared Hosting

1. So sánh Cloud VPS và VPS thông thường

Cloud VPS sẽ được tối ưu hơn so với các loại VPS thông thường, cụ thể:

  • Khả năng xử lý, bảo mật tốt hơn mà không bị giới hạn.
  • Ít bị ảnh hưởng bởi những máy chủ khác.
  • Cho phép truy cập nguồn tài nguyên lớn.
Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp VPS tốt nhất 2023
Cloud VPS có các tính năng tối ưu và nổi bật hơn so với VPS thông thường.

2. So sánh Shared Hosting và Cloud VPS

Yếu tố Cloud VPS Shared Hosting
Tài nguyên Sử dụng như một máy chủ riêng Share tài nguyên từ một máy chủ ra nhiều hosting nhỏ nên bị hạn chế về tài nguyên
Hiệu suất Phù hợp với cá nhân, các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ Dễ bị ảnh hưởng bởi các website khác có sử dụng hosting cùng một máy chủ. Phù hợp với đối tượng cá nhân và doanh nghiệp vừa, nhỏ
Bảo mật Tính bảo mật cao hơn vì dùng máy chủ riêng và tự quản lý Bảo mật kém
Chi phí Vừa phải, không quá cao Thấp
Quản trị Yêu cầu cần có nhiều kiến thức để toàn quyền quản trị Quản trị dễ dàng bởi các công cụ: cPanel, DirectAdmin,…
Mở rộng Khả năng mở rộng, nâng cấp linh hoạt. Khả năng mở rộng, nâng cấp thấp.

VIII. Top 10 nhà cung cấp dịch vụ VPS chất lượng tốt nhất 2023

1. Vietnix 

Đây là nhà cung cấp uy tín với các ưu điểm nổi bật:

  • Cung cấp trải nghiệm tốt nhờ hệ thống máy chủ hiện đại, cấu hình cao và có nhiều lớp dự phòng.
  • Bảo vệ an toàn dữ liệu với phần mềm sao lưu tự động.
  • Tiết kiệm thời gian quản trị, giảm thiểu tối đa sự cố, rủi ro nhờ hệ thống giám sát kết hợp cùng đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ 24/7.
  • Tương thích với nhiều hệ điều hành cho Server và hệ điều hành cho người dùng cá nhân.
  • Cung cấp đa dạng gói dịch vụ cho người dùng
Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp VPS tốt nhất 2023
Vietnix – Dịch vụ VPS tốc độ cao, giá rẻ tại Việt Nam.

2. VPS Vultr

Vultr là nhà cung cấp dịch vụ VPS được đánh giá cao trong cộng đồng với đặc điểm nổi bật như sau:

  • Giá cả: có giá bắt đầu từ 2.50 USD/tháng, nhiều tính năng hấp dẫn cho người dùng.
  • Hiệu suất: ấn tượng, ứng dụng ổn định, hỗ trợ trên nhiều vùng địa lý khác nhau, giúp tối ưu hóa thời gian phản hồi và gia tăng tốc độ truy cập. 
  • Tính năng: Bảo mật, sao lưu, tạo snapshot, cài đặt các ứng dụng phổ biến như WordPress, Joomla, Drupal và Magento… Cho phép cài hệ điều hành từ file ISO nên có thể cài Windows dễ dàng.
  • Hỗ trợ: 24/7 khi gặp sự cố về VPS. 
Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp VPS tốt nhất 2023
Vultr là nhà cung cấp dịch vụ VPS nước ngoài tốt nhất được nhiều người lựa chọn.

3. DigitalOcean 

DigitalOcean là một trong những địa chỉ thuê VPS nước ngoài uy tín với ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • Dịch vụ thiết lập đơn giản, thân thiện với người dùng.
  • Chi phí phù hợp, cho phép chuyển đổi dễ dàng.
  • Không phát sinh thêm chi phí với một số dịch vụ bổ sung.
  • Hiệu suất máy chủ cao, thời gian khởi động nhanh chóng nhờ hệ thống ổ cứng SSD.
  • Có chức năng hỗ trợ người dùng tạo thêm nhiều máy ảo từ một tài khoản và mạng nội bộ, thích hợp để làm các hệ thống scaling. 
  • Tự động backup dữ liệu.

Nhược điểm:

  • Không hỗ trợ CSKH qua điện thoại và hệ thống trả lời email khá chậm chạp. 
  • Không hỗ trợ máy chủ tại Việt Nam.
Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp VPS tốt nhất 2023
DigitalOcean – Dịch vụ điện toán đám mây dành cho doanh nghiệp.

4. OVHcloud

OVHcloud cũng là nhà cung cấp dịch vụ VPS nước ngoài hàng đầu và được người dùng đánh giá tốt.

Ưu điểm:

  • Thời gian uptime rất cao.
  • Có các trung tâm dữ liệu ở Singapore, Sydney, US – châu Âu,…
  • Được bổ sung lên đến 16 IP riêng với chi phí rất rẻ.
  • Giá dịch vụ VPS rẻ hơn so với đối thủ khi cùng chất lượng.

Nhược điểm:

  • Hỗ trợ CSKH chậm chạp.
  • Quá trình kích hoạt VPS tốn nhiều thời gian.
Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp VPS tốt nhất 2023
OVHcloud – Dịch vụ VPS nước ngoài uy tín, đáng sử dụng.

5. VPS Hawk Host

Là nhà cung cấp VPS tại Mỹ và Canada, Hawk Host mang đến người dùng dịch vụ uy tín, giá tốt:

  • Giá cả: Bắt đầu từ $12.99/tháng. 
  • Hiệu suất: Tốc độ truy cập nhanh, độ ổn định cao và có thể tùy chỉnh cấu hình.
  • Tính năng: Bảo mật, sao lưu, hỗ trợ nhiều hệ điều hành và có thể tùy chỉnh hoàn toàn theo nhu cầu của người dùng.
  • Hỗ trợ: Chuyên nghiệp, nhanh chóng và có hỗ trợ qua email, ticket, chat trực tiếp.
Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp VPS tốt nhất 2023
Dịch vụ VPS Hawk Host nổi bật với tốc độ truy cập nhanh, hiệu suất cao và có giá thành hợp lý.

6. DreamHost 

DreamHost có băng thông không giới hạn với mức giá dịch vụ chỉ từ 10$/tháng. Dịch vụ có lượng người dùng đông đảo tại Hong Kong, US,… nhưng cũng có một số hạn chế như:

  • Không hỗ trợ trò chuyện, giải đáp trực tiếp hay qua điện thoại.
  • Không có quyền truy cập root.
  • Không đảm bảo hoàn lại tiền được cung cấp.
Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp VPS tốt nhất 2023
DreamHost – Dịch vụ VPS có băng thông không giới hạn.

7. Linode 

Dịch vụ VPS của Linode được đánh giá khá cao trong cộng đồng công nghệ với ưu điểm:

  • Độ tin cậy: Xây dựng trên nền tảng OpenStack có tính ổn định và bảo mật cao.
  • Hiệu suất: Có tốc độ truy cập cao và mạnh mẽ. 
  • Giá cả: Hợp lý
  • Dịch vụ khách hàng: Tốt, hỗ trợ liên hệ qua nhiều kênh khác nhau. 
Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp VPS tốt nhất 2023
Linode – Nhà cung cấp dịch vụ VPS đến từ Mỹ.

8. Ramnode

VPS của RamNode sử dụng công nghệ ảo hóa OpenVZ lẫn KVM, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn cho các dự án khác nhau. 

Ưu điểm:

  • Khả năng chịu tải tốt, ổn định.
  • Đa dạng các gói dịch vụ.
  • Thường xuyên có mã khuyến mãi đi kèm.

Nhược điểm:

  • Không có trung tâm dữ liệu nào đặt tại châu Á.
  • Giá dịch vụ VPS khá cao.
Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp VPS tốt nhất 2023
Ramnode – Nhà cung cấp VPS chất lượng tại Châu Âu.

9. VPS AZDIGI

AZDIGI được nhiều đánh giá tích cực từ người dùng với ưu điểm đáng kể:

  • Giá cả: Khởi điểm từ 100.000 VNĐ/tháng.
  • Hiệu suất: hoạt động tốt, truy cập nhanh và đáp ứng tốt nhu cầu người dùng. 
  • Tính năng: hữu ích gồm: bảo mật, sao lưu, cài đặt đầy đủ ứng dụng: WordPress, Joomla và Magento. 
  • Hỗ trợ: tốt, sẵn sàng giúp đỡ người dùng khi gặp sự cố về VPS.
Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp VPS tốt nhất 2023
VPS AZDIGI – Dịch vụ VPS uy tín với mức giá chỉ từ 100.000 VNĐ.

10. TinoHost

Một số đánh giá về dịch vụ VPS của TinoHost như sau:

  • Giá cả: Bắt đầu từ 180.000 VNĐ/tháng.
  • Hiệu suất: Tốc độ truy cập nhanh và ổn định. 
  • Tính năng: Thiếu một số tính năng hữu ích so với các nhà cung cấp khác.
  • Hỗ trợ: chuyên nghiệp, nhiệt tình
Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp VPS tốt nhất 2023
TinoHost – Dịch vụ VPS chất lượng cao, giá rẻ.

IX. Top những công cụ quản lý VPS tốt nhất hiện nay

Các công cụ quản lý VPS tốt nhất mà bạn có thể tham khảo:

  • cPanel: Cho phép quản lý các thành phần tạo webserver để chạy web trên VPS thông qua giao diện trực quan. Tuy nhiên, chi phí sử dụng cao.
  • DirectAdmin: Được đánh giá khá tốt bởi chi phí rẻ và dễ dàng quản lý.
  • CyberPanel: Giao diện trực quan, có hỗ trợ cài OpenLiteSpeed làm webserver hoàn toàn miễn phí. 
  • HostVN Script: Cho phép cài đặt webserver và quản lý VPS đơn giản thông qua các câu lệnh ngắn và không chiếm dụng tài nguyên server. 
Nên thuê VPS ở đâu? Top 10 nhà cung cấp VPS tốt nhất 2023
Sử dụng các công cụ cPanel giúp bạn dễ dàng quản lý VPS hơn.

Như vậy, trên đây Viettelnet đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về dịch vụ VPS, kinh nghiệm thuê VPS và top 10 nhà cung cấp dịch vụ VPS uy tín nhất. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể tìm được nhà cung cấp dịch vụ VPS tốt nhất và phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bản thân.

Lưu trữ đám mây là gì? TOP 5 ứng dụng lưu trữ đám mây tốt nhất

Lưu trữ đám mây là gì? Vì sao dịch vụ này được ưa chuộng và là trợ thủ đắc lực cho con người trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay.

Dịch vụ lưu trữ đám mây đang dần trở nên phổ biến và được mọi người yêu thích sử dụng. Với dịch vụ lưu trữ này, người dùng sẽ không lo hết bộ nhớ lưu trữ cũng như có thể chia sẻ, sao lưu dữ liệu một cách nhanh chóng, dễ dàng. 

Vậy lưu trữ đám mây là gì? Các ứng dụng lưu trữ đám mây nào tốt nhất hiện nay? Hãy cùng Viettelnet tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Lưu trữ đám mây là gì? TOP 5 ứng dụng lưu trữ đám mây tốt nhất
Lưu trữ đám mây là gì?

I. Lưu trữ đám mây là gì?

Lưu trữ đám mây (Cloud Storage) là dịch vụ được các công ty tạo ra nhằm cung cấp phương tiện để người dùng có thể lưu trữ, quản lý và chia sẻ các thông tin, dữ liệu như hình ảnh, video, tập tin,… 

Theo đó, bạn chỉ cần sử dụng một thiết bị có thể kết nối mạng Internet như: Điện thoại, laptop,… để tiến hành truy cập vào hệ thống đám mây và thực hiện quản lý dữ liệu được lưu trữ trong đó ở bất kỳ đâu và bất kỳ thời điểm nào.

II. Phân biệt các loại hình lưu trữ đám mây

1. Personal Cloud 

Personal Cloud là dịch vụ lưu trữ đám mây được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trữ dành cho cá nhân. Dịch vụ này có mục đích sử dụng đơn giản, phù hợp sử dụng cho các nhu cầu hằng ngày như lưu trữ danh bạ, hình ảnh, video,…

Lưu trữ đám mây là gì? TOP 5 ứng dụng lưu trữ đám mây tốt nhất
Personal Cloud – Dịch vụ lưu trữ dành cho cá nhân.

2. Public Cloud 

Public Cloud là mô hình dịch vụ lưu trữ đám mây dành cho cộng đồng. Theo đó, loại dịch vụ này sẽ không giới hạn về đối tượng sử dụng, từ cá nhân cho đến doanh nghiệp đều có thể sử dụng được.

Lưu trữ đám mây là gì? TOP 5 ứng dụng lưu trữ đám mây tốt nhất
Public Cloud – Dịch vụ lưu trữ dành cho cộng đồng.

3. Private Cloud

Private Cloud là loại hình dịch lưu trữ đám mây thường được sử dụng nội bộ trong các doanh nghiệp, công ty, không cho phép người ngoài sử dụng. Loại hình này yêu cầu bảo mật cao và có hệ thống tường lửa bảo mật cực kỳ tốt.

Lưu trữ đám mây là gì? TOP 5 ứng dụng lưu trữ đám mây tốt nhất
Private Cloud – Dịch vụ lưu trữ mang tính nội bộ

4. Hybrid Cloud

Hybrid Cloud là loại hình dịch vụ lưu trữ đám mây linh hoạt nhất trong các loại hình hiện nay. Theo đó, loại hình này sẽ cho phép người dùng thoải mái lựa chọn giữa Private Cloud và Public Cloud. Nhờ vậy, với Hybrid Cloud, bạn có thể thoải mái triển khai dữ liệu và luân chuyển công việc khi cần thiết.

Lưu trữ đám mây là gì? TOP 5 ứng dụng lưu trữ đám mây tốt nhất
Hybrid Cloud là dịch vụ lưu trữ kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud.

III. Top 5 dịch vụ lưu trữ đám mây chất lượng nhất hiện nay

1. Google Drive

Google Drive là nơi lưu trữ dữ liệu trực tuyến tốt nhất hiện nay. Theo đó, bạn sẽ được cung cấp miễn phí 15GB/1 tài khoản, cho phép người dùng lưu trữ thoải mái dữ liệu. 

Khi sử dụng, Google Drive sẽ luôn theo dõi, quản lý và sắp xếp lại các dữ liệu cho người dùng tiện sử dụng, hỗ trợ tối đa việc truy cập, sao lưu và chia sẻ thông tin giữa những người dùng với nhau. Dịch vụ còn tương thích với hầu hết các thiết bị Android, iOS và Windows.

Lưu trữ đám mây là gì? TOP 5 ứng dụng lưu trữ đám mây tốt nhất
Google Drive được nhiều người lựa chọn nhưng giao diện web khó tiếp cận và độ bảo mật thông tin chưa ấn tượng.

2. Dropbox

Dropbox là cái tên vô cùng quen thuộc với người dùng. Đây là một trong những dịch vụ lưu trữ Cloud Storage đáng dùng nhất hiện nay. Dropbox nổi bật với giao diện được thiết kế đơn giản, thân thiện, dễ dàng làm quen và nhanh tiếp cận.

Khi đăng ký tài khoản, người dùng nhận mức dung lượng miễn phí là 2GB/1 tài khoản và cần giới thiệu bạn bè để tăng mức dung lượng miễn phí.

Lưu trữ đám mây là gì? TOP 5 ứng dụng lưu trữ đám mây tốt nhất
Giao diện sử dụng của Dropbox khá đơn giản, thân thiện và rất dễ để làm quen.

3. Mega

Mega là ứng dụng lưu trữ nước ngoài có lượng người dùng khá đông đảo. Khi đăng ký tài khoản, bạn sẽ được nhận mức dung lượng miễn phí lên tới 50GB để thoải mái lưu trữ. Đồng thời, Mega còn có tính năng xác minh 2 lớp giúp nâng cao tính bảo mật và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho dữ liệu của người dùng.

Đặc biệt, Mega còn cho phép tạo cuộc gọi và nhắn tin trực tiếp ngay trên ứng dụng. Điều này giúp cho người dùng trao đổi được thông tin công việc nhanh chóng với độ an toàn, bảo mật cao.

Lưu trữ đám mây là gì? TOP 5 ứng dụng lưu trữ đám mây tốt nhất
Nhược điểm của Mega là giới hạn băng thông lưu trữ trực tuyến 10GB mỗi 30 phút nên rất bất tiện khi lưu trữ với khối lượng dữ liệu lớn.

4. OneDrive

OneDrive là phần mềm lưu trữ đám mây được phát hành bởi Microsoft và được tích hợp sẵn bên trong các thiết bị sử dụng hệ điều hành Windows.

Một số điểm nổi bật của OneDrive có thể kể đến như: Tính năng khôi phục tệp, truy cập, đồng bộ hóa dữ liệu trên thiết bị điện thoại và dùng được với nhiều hệ điều hành khác như Android, iOS, MacOS.

Lưu trữ đám mây là gì? TOP 5 ứng dụng lưu trữ đám mây tốt nhất
Khi đăng ký OneDrive, bạn chỉ có được 5GB dung lượng lưu trữ miễn phí nên bắt buộc phải mua thêm các gói khác của hãng nếu muốn sử dụng lâu dài.

5. iCloud

iCloud là phần mềm lưu trữ đám mây đã quá nổi tiếng và không còn xa lạ gì đối với các tín đồ của Apple. Theo đó, iCloud có rất nhiều tính năng nổi bật như: Đồng bộ dữ liệu của 1 tài khoản trên nhiều thiết bị iOS hay macOS, lưu trữ hình ảnh, video từ ứng dụng Photos,… Khi đăng ký tài khoản iCloud, người dùng sẽ nhận được 5GB mức dung lượng lưu trữ miễn phí. 

Lưu trữ đám mây là gì? TOP 5 ứng dụng lưu trữ đám mây tốt nhất
Tuy nhiên, iCloud được tích hợp chặt chẽ với nền tảng của Apple nên người dùng điện thoại Android sẽ rất khó để tiếp cận và sử dụng.

IV. Tìm hiểu thêm về các tính năng của lưu trữ đám mây

1. Tự động sao lưu (Automatically backup)

Với khả năng sao lưu dữ liệu tự động, người dùng sẽ không cần phải chuyển dữ liệu một cách thủ công từ ổ cứng này sang ổ cứng khác. Đặc biệt, dữ liệu của bạn luôn được đảm bảo với các bản copy trên các tài khoản online và quá trình sao lưu cũng không bị ảnh hưởng bởi các sự cố gián đoạn.

2. Phục hồi dữ liệu (Recovery)

Với chức năng này, người dùng sẽ giải quyết được các rắc rối, phiền toái bởi nguy cơ mất đi những dữ liệu quan trọng khi thiết bị bị lỗi, hỏng hay mất… Đồng thời, khả năng truy xuất linh hoạt của nó cũng giúp tạo ra sự chủ động trong công việc cho người dùng.

Lưu trữ đám mây là gì? TOP 5 ứng dụng lưu trữ đám mây tốt nhất
Tính năng Recovery cho phép người dùng phục hồi lại các dữ liệu, giúp tránh được nguy cơ mất đi các dữ liệu quan trọng khi gặp phải sự cố.

3. Thử nghiệm, kiểm tra và triển khai phần mềm (Testing)

Ưu điểm của lưu trữ đám mây có thể kể đến là hiệu suất cao, linh hoạt về quy mô và chi phí thấp. Do đó, việc tạo ra nhiều môi trường độc lập để thử nghiệm hay kiểm tra các phần mềm ứng dụng cũng sẽ dễ dàng để quản lý hơn. 

4. Chia sẻ và di chuyển dữ liệu (Sharing)

Việc chia sẻ, di chuyển một lượng dữ liệu quá lớn lên đám mây có thể gây khó khăn về mặt thời gian và bảo mật. Tuy nhiên, điều này có thể được giải quyết với các dịch vụ chuyển dữ liệu có băng thông cao, an toàn và bảo mật.

Lưu trữ đám mây là gì? TOP 5 ứng dụng lưu trữ đám mây tốt nhất
Dịch vụ lưu trữ đám mây là lựa chọn tốt nhất để chia sẻ và di chuyển những nguồn dữ liệu lớn.

V. Các công nghệ sử dụng trong Cloud Storage

1. Encryption

Đây là công nghệ mã hóa thông tin bằng các tổ hợp thuật toán phức tạp. Theo đó, để giải mã các tệp này, người dùng cần có “khóa” mã hóa. Mặc dù vẫn có thể crack, tuy nhiên, hầu hết tin tặc không thể truy cập vào các nguồn lực cần thiết để giải mã.

2. Authentication

Đây là công nghệ sử dụng trong quá trình xác thực. Theo đó, nó sẽ yêu cầu tạo tên người dùng và mật khẩu để truy cập vào tài khoản lưu trữ đám mây.

3. Authorization practices

Với công nghệ Authorization practices (giao thức ủy quyền), khách hàng sẽ liệt kê những người được ủy quyền truy cập thông tin lưu trữ trên hệ thống đám mây. Qua đó sẽ giúp phân cấp ủy quyền trong các tập đoàn, công ty và doanh nghiệp.

Lưu trữ đám mây là gì? TOP 5 ứng dụng lưu trữ đám mây tốt nhất
Các ứng dụng lưu trữ đám mây với đều được tích hợp các công nghệ hiện đại nhằm đem đến trải nghiệm sử dụng tiện lợi và an toàn cho người dùng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp thắc mắc “lưu trữ đám mây là gì?” cùng những dịch vụ lưu trữ đám mây tốt nhất hiện nay. Viettelnet hy vọng thông qua bài viết được chia sẻ trên bạn sẽ hiểu hơn về dịch vụ lưu trữ đám mây để từ đó chủ động áp dụng trong công việc của bản thân.

Các gói cước Home Wifi Viettel – Công nghệ Mesh Wifi mới nhất Vietteltelcom

Home Wifi Viettel là gì? Ưu điểm và các gói cước Home Wifi Viettel nào tốt nhất mà khách hàng có thể lắp đặt. 

Hiện nay, công nghệ Home Wifi Viettel – Công nghệ MESH – Wifi đang được Viettel triển khai chỉ với mức giá từ 229.000 đồng/tháng. Đây là công nghệ giúp kết nối mạng nhanh chóng, ổn định khi sử dụng trong không gian rộng, đáp ứng nhu cầu cao của người dùng. 

Để tìm hiểu sâu hơn về Home Wifi Viettel cũng như các gói cước Home Wifi Viettel, cùng Viettelnet đón đọc ngay bài viết dưới đây. 

Các gói cước Home Wifi Viettel - Công nghệ Mesh Wifi mới 2023
Công nghệ Home Wifi Viettel – Công nghệ MESH – START Wifi mới nhất đang được Viettel triển khai chỉ với mức giá chỉ từ 229.000 đồng/tháng.

I. Home Wifi Viettel là gì?

Home Wifi Viettel là hệ thống mạng Wifi MESH – START với nhiều thiết bị cùng hoạt động tạo thành một mạng wifi duy nhất. Bộ thiết bị khuếch đại tín hiệu kết nối với nhau giúp phủ sóng wifi mọi góc của căn nhà. 

Home Wifi Viettel khắc phục các hạn chế như kết nối dây phức tạp, nhiễu sóng, tải trọng thấp,… Với Wifi MESH – START – hệ thống kết nối các nope phát sóng thành một mạng wifi hoàn chỉnh sẽ giúp cục phát modem wifi ở mỗi vị trí, tránh tình trạng nhiễu sóng lẫn nhau, đảm bảo đường truyền ổn định và có tốc độ mạnh mẽ.

II. Ưu điểm của Home Wifi Viettel

Các gói cước Home Wifi Viettel - Công nghệ Mesh Wifi mới 2023
Home Wifi Viettel sở hữu nhiều ưu điểm, tiện ích tuyệt vời.
  • Cung cấp tốc độ truyền dữ liệu lên đến 1200Mbps, truy cập mạng 5GHz, xem video 4K full HD, chơi game hoặc livestream mượt mà, ổn định mà không bị giật lag.
  • Đa dạng giá và gói cước Home Wifi Viettel, phù hợp với các đối tượng như nhà hàng, quán cafe, khách sạn, hộ gia đình có diện tích sử dụng rộng, nhà nhiều tầng, biệt thự,… (<300m²)
  • Thiết kế nhỏ gọn, màu sắc sang trọng, thẩm mỹ, có thể kết nối thiết bị Home Wifi Viettel vào mạng LAN hoặc qua tín hiệu wifi mà vẫn đáp ứng các thông số kỹ thuật của đường truyền internet Viettel.
  • Được trang bị miễn phí hoàn toàn khi lắp thêm thiết bị đầu cuối và được bảo hành chính hãng từ Viettel. 
  • XEM THÊM >> lắp mạng Viettel sinh viên

III. Các gói cước Home Wifi Viettel

Viettel đang triển khai nhiều gói cước Home Wifi phù hợp theo từng vùng và nhu cầu sử dụng của mỗi khách hàng.

Bảng giá các gói cước Home Wifi Viettel

Tên gói Trong nước / quốc tế
(IP Động )
Vùng phủ Giá bán (VNĐ)
Start1 150Mbps 01AP MESH WIFI 210.000
Start2 250Mbps  02AP MESH WIFI 245.000
Start3 Không giới hạn (*) 03AP MESH WIFI 299.000
MESHPRO300 300Mbps / 1Mbps 01AP MESH WIFI6 450.000
MESHPRO600 600Mbps / 2Mbps 02AP MESH WIFI6 650.000
MESHPRO1000 1000Mbps / 10Mbps 02AP MESH WIFI6 880.000

PHƯƠNG ÁN HÒA MẠNG CƯỚC ĐÓNG TRƯỚC:

PHƯƠNG ÁN ĐÓNG TRƯỚC PHÍ HÒA MẠNG
(gồm VAT)
Tặng cước
1. Đóng trước 1 tháng  

300.000đ

Không tặng
2. Đóng trước 6 tháng Tặng 1 tháng
3. Đóng trước 12 tháng Tặng 2 tháng

LƯU Ý:

– Tất cả các gói cước trên đã bao gồm VAT.

(*) Gói không giới hạn băng thông cấu hình tối đa lên tới 1Gbps, cam kết tối thiểu 300Mbps (băng thông trong nước)

– Gói START1 được kèm thêm + 01 Thiết Bị Home Kích Sóng.

– Gói START2 được kèm thêm + 02 Thiết Bị Home Kích Sóng.

– Gói START3 được kèm thêm + 03 Thiết Bị Home Kích Sóng.

– Các gói mạng MESHPRO thì ngoài Modem WiFi chính thì còn có thêm các thiết bị phụ là Home WiFi (Modem phụ không dây) đi kèm để tăng vùng phủ mạng WiFi, giúp kết nối giữa các WiFi mạnh – thông suốt:

+ Vùng phủ có 01AP MESH WIFI6 : Thêm 1 modem MESH WIFI phụ.

+ Vùng phủ có 02AP MESH WIFI6 : Thêm 2 modem MESH WIFI phụ.

Các gói cước cáp quang doanh nghiệp sử dụng công nghệ không dây MESHPRO Wifi 6 sẽ giúp chuyển đổi số cho doanh nghiệp trong các năm tới

>> Hotline đăng ký lắp mạng Viettel:  0963.14.53.53 (ZALO) – 0866.222.900 – 0902.889.777 – 0922.193.999 (Mr Cường)

>> Báo giá qua mail:cuongnd16@viettel.com.vndinhcuong.dlu@gmail.com

Gói cước PUB25, PUB50 internet hỗ trợ nhiều thiết bị mesh wifi

Quy mô khu trọ Gói Cước/Tốc Độ Giá (VAT,VNĐ)
< 25 phòng PUB25 (600Mb) 700,000
25 -> 50 phòng (*) PUB50 (Không giới hạn(*)) 1,000,000
(*) tốc độ tối thiểu 300Mbps, tối đa lên tới 1000Mbps
– Đóng trước 6th (tặng 1th),12th (tặng 2th),18th (tặng 3th)
– Phí hòa mạng: 1,000,000vnđ
– Gói PUB25 hỗ trợ 6 thiết bị Wifi Mesh
– Gói PUB50 hỗ trợ 9 thiết bị Wifi Mesh

>> Hotline tư vấn:  0963.14.53.53 (ZALO) – 0866.222.900 – 0902.889.777 – 0922.193.999 (Mr Cường)

Chi tiết từng gói cước MESH – START HOME WIFI về giá cước, tốc độ, tải trọng như sau: 

1. Gói MESH – START1 – Tốc độ 150Mbps

Là lựa chọn tối ưu cho diện tích nhà cấp 4 thoáng, ít cản hoặc căn hộ nhỏ (2PN), có số thiết bị kết nối wifi < 20TB thiết bị truy cập internet,… Gói cước này có giá 265.000 đồng/tháng (nội thành), 229.000 đồng/tháng (61 tỉnh và ngoại thành Hà Nội, TP Hồ Chí Minh), trong đó có miễn phí lắp đặt và trang bị miễn phí 1 thiết bị Home Wifi. 

2. Gói MESH – START2 – Tốc độ 250Mbps

Có tốc độ đường truyền nhanh và ổn định, phù hợp với nhà rộng, nhiều tầng hoặc căn hộ, nhà hàng,.. có số lượng kết nối wifi ít hơn 40 thiết bị cùng lúc. Cước phí trọn gói là là 299.000 đồng/tháng (nội thành) và 255.000 đồng (61 tỉnh và ngoại thành Hà Nội, TP Hồ Chí Minh), trong đó được miễn phí lắp đặt và trang bị miễn phí 2 thiết bị Home Wifi.

3. Gói MESH – START3 – Tốc độ 300Mbps

Có tốc độ nhanh chóng ổn định, đảm bảo tốc độ cao cho 50 – 60 thiết bị truy cập đồng thời, phù hợp với quán cà phê, doanh nghiệp, khu biệt thự, căn hộ cao cấp,…

Cước phí gói này là 359.000 đồng/tháng (nội thành) và 299.000 đồng (61 tỉnh và ngoại thành Hà Nội, TP Hồ Chí Minh), trong đó được miễn phí lắp đặt, trang bị thiết bị 3 thiết bị Home Wifi. 

>> XEM THÊM: Gói cước wifi 6 Viettel

IV. Lưu ý khi sử dụng gói cước Home Wifi Viettel

Viettel cung cấp các gói cước Home Wifi Viettel tại các địa điểm sau: 

1. Với khu vực nội thành Hà Nội, HCM

  • Các quận trung tâm Hà Nội: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Tây Hồ, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm.
  • Các quận  HCM: quận 1, 2, 3, 4, 7, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh, Phú Nhuận.

2. Với khu vực ngoại thành Hà Nội, HCM

  • Các huyện tại Hà Nội: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Đông Anh, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa.
  • Các quận HCM: 5, 6, 8, 9, 12, Bình Tân, Gò Vấp, Thủ Đức và 5 huyện: Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà BèCần Giờ.

V. Khách hàng có thể lắp đặt gói cước Home Wifi Viettel

Các đối tượng khách hàng có thể lắp đặt gói cước Home Wifi Viettel: 

  • Khách hàng thay đổi mục đích sử dụng, đang sử dụng các gói cước internet Viettel cũ (Netplus hoặc FAST) muốn nâng cấp thành gói cước Home Wifi Viettel mới (STAR). 
  • Hộ gia đình có diện tích sử dụng từ 100m² – 300m², nhà ống, nhà biệt thự hoặc căn hộ có 2 – 3 phòng ngủ, quán cafe, nhà hàng, khách sạn, các sự kiện đông người,…
Các gói cước Home Wifi Viettel - Công nghệ Mesh Wifi mới 2023
Các hộ gia đình có diện tích rộng, các hộ kinh doanh như nhà hàng, khách sạn,… nên lắp đặt gói cước Home Wifi Viettel.

VI. Lý do nên lựa chọn lắp đặt Home Wifi Viettel

Cho đến nay, Viettel vẫn luôn là nhà mạng cung cấp dịch vụ internet uy tín, hàng đầu trên thị trường, mang đến người dùng các lợi ích nổi bật như: 

  • Hệ thống hạ tầng trải rộng trên khắp cả nước
  • Được miễn phí lắp đặt, trang bị Home Wifi Viettel
  • Nhiều gói cước MESH – START, đáp ứng nhu cầu khác nhau của người dùng
  • Ưu đãi siêu lớn, miễn cước phí 1-2 tháng
  • Dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 nhanh chóng, nhiệt tình và tận tâm. 

Với các lợi ích tuyệt vời trên, nếu bạn đang muốn đăng ký các gói cước MESH – START Viettel hay có nhu cầu lắp đặt hệ thống Home Wifi, vui lòng liên hệ Viettelnet qua Hotline: 0866.222.900 – 0963.14.53.53.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể liên hệ  Mr. Cường qua email: cuongnd16@viettel.com.vn để được tư vấn hỗ trợ và nhận về nhiều ưu đãi hấp dẫn.